Thay đổi cơ cấu thu NSNN sau khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của thu ngân sách nhà nước trong thời gian qua xu hướng thay đổi cơ chế thu ngân sách nhà nước khi việt nam gia nhập WTO (Trang 25 - 31)

2. Thay đổi cơ cấu thu NSNN khi VN gia nhập WTO

2.2. Thay đổi cơ cấu thu NSNN sau khi gia nhập WTO

Tác động trực tiếp của hội nhập được thể hiện qua yêu cầu thay đổi chính sách tài chính để phù hợp với yêu cầu của các cam kết quốc tế, bao gồm:

Khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ biểu thuế nhập khẩu hiện hành; vì vậy nhiều mặt hàng nhập khẩu sẽ giảm thuế dẫn đến ngân sách nhà nước sẽ bị giảm. Mặt khác chúng ta lại có nhiều cơ hội hơn trong việc nhận các nguồn vốn đầu tư nước ngoài để có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế.

Dưới tác động gián tiếp của cắt giảm thuế, tính ổn định và bền vững của thu ngân sách sẽ bị ảnh hưởng. Số thu từ khu vực kinh tế trong nước, nhất là từ các doanh nghiệp nhà nước sẽ bị ảnh hưởng mạnh do tác động của cạnh tranh quốc tế và quá trình cải cách doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những thay đổi thị trường trong quá trình hội nhập cũng sẽ thay đổi nguồn thu.

Tác động đến thu NS thông qua việc thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ trình, thực hiện nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia, tuân thủ Hiệp định trị giá hải quan theo quy định của WTO.

Tác động đến chi NS thông qua việc cắt giảm các khoản trợ cấp trực tiếp đối với các DN theo yêu cầu của Hiệp định trợ cấp và các biện pháp chống trợ cấp thông qua cải cách tiền lương, trợ cấp, báo hiểm xã hội cũng như việc cải cách cơ cấu chi thường xuyên và chi đầu tư từ NSNN. Ngoài ra, HNKTQT yêu cầu hệ thống NSNN phải đảm bảo công khai, minh bạch hoá chính sách và đảm bảo các chính sách được thực hiện theo lộ trình có thể dự đoán trước để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN.

Tác động, ảnh hưởng gián tiếp của hội nhập đến NSNN được thể hiện qua tác động, ảnh hưởng đến các yếu tố của nền kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, tiêu dùng - tiết kiệm - đầu tư, hoạt động thương mại kinh doanh của DN... làm thay đổi cả mức độ và cơ cấu thu NS, cụ thể là số thu và cơ cấu các loại thuế như thuế VAT, tiêu thụ đặc biệt, nhập khẩu, thu nhập DN, thu nhập cá nhân...

b. Thay đổi trong cơ cấu thu NSNN sau khi gia nhập WTO

Nếu phân tích, đánh giá cụ thể đối với từng ngành hàng, từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp thì có thể thấy, sau khi gia nhập WTO cũng có tác động, nhưng chưa nhiều. Đánh giá nền kinh tế thì không chỉ dựa vào một vài ngành hàng, mà phải dựa trên tổng quan. Sau 5 tháng gia nhập WTO, cả nền kinh tế chưa chịu tác động lớn.

Số thu ngân sách là hiệu quả của nền kinh tế. Số thu tăng có nghĩa là hiệu quả của nền kinh tế tăng và ngược lại. Nếu so với cùng kỳ năm 2006, thì tốc độ tăng thu ngân sách năm 2007 cao hơn. Trong năm 2007, ảnh hưởng của hội nhập không lớn, nếu ngân sách có giảm thu do phải giảm thuế nhập khẩu 100 - 200 tỷ đồng thì cũng không đáng kể, bởi tổng số thu ngân sách được bù lại nhờ sản xuất trong nước tăng do giảm được tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại.

Về nhịp độ tăng trưởng GDP, nền kinh tế của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2007 đã tăng trưởng cao hơn dự đoán với nhịp độ tăng trưởng GDP ở mức 7,9%. Nhịp độ tăng trưởng CLĐP trong quý III năm 2007 ước tính khoảng 8,93% và cả năm 2007 dừ kiến sẽ vào khoảng 8,3% đến 8,5%, đây là mức tăng trưởng GDP cao nhất trong 10 năm qua. Điều đáng nói ở đây là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nửa đầu năm 2007 phần lớn do tăng trưởng từ sản xuất công nghiệp (tăng 12,4%), thương mại, dịch vụ (dịch vụ thương mại và tài chính tăng 10,4%, khách sạn và nhà hàng tăng 12,7% do tiêu dùng và du lịchtăng cao) và sự phát triển của khu vực tư nhân (tăng trưởng của khu vực tư nhân là 20,5% gần gấp đôi khu vực nhà nước). Điều này cho thấy, sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển đúng hướng với việc dựa vào tăng trưởng ở các ngành quan trọng là công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Do đó, cơ cấu kinh tế đã dịch chuyển theo hướng tích cực: tỷ trọng trong GDP của nhóm ngành công nghiệp – xây dựng đã được nâng cao từ 41,31% lên 41,48%, của nhóm ngành dịch vụ đã nâng cao từ 38,25% lên 38,44% và của ngành nông, lâm, thủy sản đã giảm từ 20,45% xuống còn 20,08%. Thêm vào đó, một

tín hiệu đáng mừng cho thấy hiệu quả của việc cải cách chính sách theo hướng không phân biệt đối xử (giảm dần bảo hộ cho các doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân và các loại hình kinh tế khác). Mở cửa thị trường theo các cam kết với WTO thể hiện ở chỗ trong 6 tháng đầu năm 2007, đầu tư đã tăng tới 14%. Kết quả này có được là do việc cải cách chính sách đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh theo cam kết với WTO. Nhưng điều đáng nói nhất là đóng góp phần lớn vào tăng trưởng đầu tư là do khu vực tư nhân trong nước (chiếm tới 35%). Như vậy, chứng tỏ chính sách cải cách của đã phát huy tác dụng kích thích và tạo điều kiện khuyến khích đầu tư tư nhân.

Về xuất khẩu, trong 8 tháng đầu năm 2007 xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 31,218 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2006 (cao gấp hơn 2 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế). Trong đó, các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 13,758 tỷ USD, chiếm 44,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt l 7,460 tỷ USD, chiếm 55,9 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì dệt may và da giày là những mặt hàng chịu tác động trực tiếp của cam kết WTO: theo cam kết WTO, Hoa Kỳ đã phải bỏ hạn ngạch nhưng duy trì cơ chế giám sát, tạo nguy cơ điều tra chống bán phá giá đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Do chúng ta quản lý tốt công tác giám sát xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ để tránh bị kiện bán phá giá nên các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã quay trở lại Việt Nam đặt hàng cho quý IV và các tháng đầu năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam 8 tháng năm 2007 ước đạt 5,084 tỷ USD, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm 2006. Đối với mặt hàng da giày, kim ngạch xuất khẩu 8 tháng năm 2007 ước đạt 2,7 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2006. Nhóm hàng công nghiệp và chế biến có tốc độ tăng trưởng cao và giá trị xuất khẩu lớn bao gồm: hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử và linh kiện điện tử, sản phẩm gỗ… (sản phẩm nhựa tăng 49,3%; điện tử và linh kiện máy tính tăng 24,6%; dây điện và cáp điện tăng 24,5%; sản phẩm gỗ

tăng 24,3%…). Nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra do giá thế giới tăng cao là cà phê, hạt tiêu, sản phẩm nhưa…(cà phê tăng 90,8%, mặc dù số lượng xuất khẩu chỉ tăng 47,3%; hạt tiêu tăng 20,2%, trong khi lượng giảm 43,l %). Một số mặt hàng chủ lực khác có giá trị xuất khẩu 8 tháng qua tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm: nhân điều tăng 4,2%; rau quả tăng 19,3%; than đá tăng 17,4%; giày dép tăng 14,3%; thủy sản tăng 14,1% gạo tăng 12,1%…

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thực hiện các chính sách thuế như ràng buộc mức trần cho tất cả các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu của mình; chỉ dùng thuế nhập khẩu làm công cụ để bảo hộ; không sử dụng phí, lệ phí và các khoản thu khác nhằm mục đích thu ngân sách (ngoài thuế nhập khẩu). Trên tinh thần dó, Việt Nam giảm mức thuế nhập khẩu bình quân từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5-7 năm.

Đối với hàng nông sản, mức thuế nhập khẩu bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% và mức thuế nhập khẩu bình quân đối với hàng phi nông sản giảm từ 16,8% xuống 12,6%. Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng hạn ngạch thuế quan với đ ường, trứng gia cầm, thuốc lá và muối. Đối với trợ cấp nông sản, Việt Nam cam kết bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm như trợ cấp xuất khẩu, trợ cấp nội địa hóa và được quyền hỗ trợ trong nước đối với nông sản ở mức 10%… Xem xét tác động của các cam kết giảm thuế có thể thấy, về tổng thể, việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ làm giảm sự bảo hộ đối với một số mặt hàng, thúc đẩy việc cơ cấu lại nền kinh tế phát triển theo hướng hiệu quả, chuyên môn hoá và tăng sản xuất quy mô lớn, phát huy tốt hơn các lợi thế so sánh về lao động, tài nguyên. Thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu. Đây là tín hiệu tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tăng niềm tin vào định hướng mở cửa và tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam. Việc cắt giảm thuế trong ngắn hạn sẽ có tác động nhất định, tuy nhiên, về lâu dài sẽ tác động không lớn lắm đối với nguồn thu ngân sách nhà nước. Hiện nay ở nước ta, tổng thu từ

thuế nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 9% tổng thu ngân sách nhà nước. Đối với kim ngạch nhập khẩu, chỉ khoảng 20% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế nhập khẩu; việc cắt giảm thuế lại được thực hiện theo lộ trình, không phải cắt giảm đối với tất cả mặt hàng, cũng không cắt giảm ngay trong giai đoạn đầu tiên. Thêm vào đó, việc cắt giảm thuế chắc chắn sẽ làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu (việc giảm thuế tất yếu sẽ thúc đẩy nhập khẩu hàng với số lượng lớn hơn nhập nhiều nguyên vật liệu đầu vào hơn…) và dẫn đến tăng thu thuế nhập khẩu, nên sẽ tác động không lớn, thậm chí về lâu dài sẽ làm tăng thu cho NSNN. Kinh nghiệm cho thấy đối với một số mặt hàng có khi việc cắt giảm thuế lại là biện pháp hữu hiệu nhất kiềm chế nạn nhập lậu một số mặt hàng có giá trị lớn, thuế suất nhập khẩu cao (ví dụ mặt hàng điện thoại di động, vàng, kim loại quý, ô tô xe máy…) vì việc giảm thuế sẽ làm giảm động lực của việc nhập lậu vốn chứa đựng nhiều rủi ro, thúc đẩy việc nhập khẩu chính ngạch không bị rủi ro, không vi phạm pháp luật, thúc đẩy tăng thu ngân sách.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của thu ngân sách nhà nước trong thời gian qua xu hướng thay đổi cơ chế thu ngân sách nhà nước khi việt nam gia nhập WTO (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w