Thanh toán hàng xuất khẩu bằng L/C

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THÔNG QUA PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHĐT&PT HÀ NỘI.DOC (Trang 26)

Ngợc lại với thanh toán L/C nhập khẩu, thanh toán L/C xuất khẩu quá nhỏ bé. Kim ngạch L/C xuất khẩu năm 2000 đạt 0,31 triệu USD, đến năm 2002 chỉ đạt 5,38 triệu USD( bằng 4,14% so với tổng doanh số thanh toán quốc tế)

Quan sát bảng ta thấy, Năm 1998 và 1999 giá trị L/C xuất khẩu rất bé thậm chí năm 1999 doanh số còn giảm đi, luận giải về vấn đề này sẽ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau song về phơng diện nào tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu năm 1997 có tác động tới Việt Nam. Đồng tiền các nớc Châu á mất giá đồng nghĩa với việc đồng Việt Nam lên giá, vì vậy khi đồng tiền lên giá nó sẽ thúc đẩy hoạt động nhập khẩu hơn là xuất khẩu.

Bảng 4: Biến động của doanh số L/C xuất khẩu giai đoạn 1998-2002

Năm 1998 1999 2000 2001 2002

Doanh số L/C xuất khẩu(triệu USD) 0.18 0.21 0.31 1.68 5.38 Lợng tăng giảm tuyệt đối so với năm

trớc (triệu USD) - 0.03 0.2 1.37 3.7

Lợng tăng giảm tơng đối so với năm

trớc(%) - 17.01 181.82 441.94 220.24

Lợng tăng giảm so với kỳ gốc năm

1998( lần) - 1.17 1.72 9.33 29.89

Tỷ trọng L/C xuất khẩu trong tổng

doanh thu từ thanh toán quốc tế(%) 0.81 0.61 0.46 1.62 4.14

(* Nguồn: Theo báo cáo của Phòng Nguồn Vốn kinh doanh NHĐT&PT Hà Nội) 0.18 0.21 0.31 1.68 5.38 0 1 2 3 4 5 6 1998 1999 2000 2001 2002 Năm

Biểu đồ 3 : Doanh số L/C xuất khẩu

Tuy nhiên khi ta quan sát biểu đồ thì xu hớng chủ đạo là gia tăng. Đặc biệt trong năm 2002 thanh toán L/C xuất khẩu đạt mức kỉ lục 5,38 triệu USD tăng 220% so với năm 2001, lợng tăng tuyệt đối là 3,7 triệu USD, tăng khoảng 29,8 lần so với năm 1998 . Tuy năm 2001 có mức tăng trởng 441,9% song lợng gia tăng tuyệt đối chỉ là 1,37 triệu USD kém xa so với lợng tăng của năm 2002.(Do năm 2000 doanh số thu đợc thấp)

Có đợc sự tăng trởng thần kỳ đó do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn do sự tăng trởng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, mua bán ngoại tệ, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng vào hoạt động thanh toán

quốc tế bằng tín dụng chứng từ, quy trình nghiệp vụ gọn nhẹ, một cửa.... Tuy nhiên, ta có thể xem xét một nguyên nhân quan trọng đó là:

Do sự tăng trởng trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua từ 2000 - 2002.

Bảng 5: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thời kỳ từ 2000-2002

Năm 2000 2001 2002

Dầu thô(nghìn tấn) 15.423,5 16731,6 16853

Dệt may(triệu USD) 1891,9 1975,4 2710

Thuỷ hải sản(triệu USD) 1478,5 1777,6 2024,1

Gạo ( nghìn tấn) 3476,7 3729,5 3241

Cà phê(nghìn tấn) 733,9 931,2 711

Chè(nghìn tấn) 55,6 68,2 75

Nguồn: Thời Báo kinh tế Việt Nam số 1 năm 2003

Các mặt hàng nh gạo, cà phê tuy sản lợng có giảm nhng bù lại giá cả của các mặt hàng này tăng lên rất mạnh trong năm 2002. Cũng theo đánh giá của TBKTVN số 1 năm 2003, giá gạo trên thị trờng thế tăng 9% tới 16% sau 5 năm liên tục giảm. Giá gạo Việt Nam bán ở mức 187 USD/tấn( giá FOB, 5% tấm) và 167 USD/tấn( FOB, 25% tấm) tăng 18% đến 20% so với năm 2001. Đối với mặt hàng cà phê, chỉ trong 4 tháng cuối năm 2002 giá cà phê tăng mức kỉ lục đạt 780USD/tấn, tính chung cho cả năm giá cà phê Robusta đạt 560 USD tăng 9% so với năm 2001(đây là loại cà phê Việt Nam xuất khẩu). Thêm vào đó các mặt hàng nh dệt may tăng trởng liên tục năm 2002 đạt hơn 2,7 tỷ USD, tăng hơn 800 triệu USD so với năm 2001, thuỷ sản đạt mức hơn 2 tỷ USD( Khi Việt Nam ký hiệp định thơng mại Việt- Mỹ, riêng thị trờng Mỹ kim ngạch dệt may đạt tới hơn 975 triệu USD). Các mặt hàng dầu thô tăng giá do tâm trạng lo ngại chiến tranh vùng Vịnh, các nớc OPEC quyết định hạn chế sản xuất dầu...

Trong bối cảnh đó các khách hàng xuất khẩu quen thuộc của NHĐT&PT Hà Nội nh Tổng công ty lơng thực miền Bắc, tổng công ty chè, một số công ty xuất nhập khẩu dầu mỏ...đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình khi thị trờng thế giới đầy thuận lợi. Tuy nhiên giá trị của các mặt hàng thờng là nông sản phẩm

cha qua chế biến nên giá trị của hàng hoá thấp. Bởi vậy, giá trị thanh toán L/C cũng ở mức thấp mà thôi.

2.3. Những thành tích chủ yếu và hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế của NHĐT&PT Hà Nội.

2.3.1. Những thành tích

a - Hoạt động thanh toán quốc tế đã đợc NHĐT&PT Hà Nội quan tâm đầu t đúng mức, đợc NHĐT&PT Việt Nam thống nhất quá trình tổ chức phối hợp công tác giữa các phòng ban và qui trình thanh toán quốc tế trong toàn hệ thống. Trên cơ sở áp dụng tiêu chuẩn ISO9001 NHĐTPT Việt Nam. NHĐTHà Nội đã có bớc kế thừa phát triển hơn nữa quy trình trên. Thông qua việc sắp xếp, tổ chức, kiện toàn lại cơ cấu một cách hợp lý, từ đó phát huy đủ khả năng của từng ngời, từng phần tử trong hệ thống. Với việc đạt đợc mục tiêu “sử dụng đúng ngời, giao đúng việc”, NHĐT&PT Hà Nội đã và đang tạo nên tính "trồi " mạnh mẽ của mình, tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng đối với các NHTM lớn khác trên địa bàn thủ đô.

Bảng 6 : Doanh số thanh toán quốc tế của NHĐT&PT Hà Nội giai đoạn 1998-2002 Đơn vị : triệu USD

Năm 1998 1999 2000 2001 2002

Doanh số thanh toán L/C 17.11 27.56 56.99 86.71 108.88

Chuyển tiền điện 3.2 5.11 8.22 12.48 16.5

Thanh toán nhờ thu 1.2 1.5 2 4.5 5.5

Doanh số thanh toán quốc tế 22.11 34.17 67.21 103.7 129.9

(* Nguồn: Theo báo cáo của Phòng Nguồn Vốn kinh doanh NHĐT&PT Hà Nội)

Minh chứng cho điều đó, kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của NHĐT&PT Hà Nội có đợc trong giai đoạn 1998-2002 là khả quan và hết sức tự hào. Doanh số thanh toán quốc tế không ngừng tăng trởng với quy mô và tốc độ ngày càng tăng. Doanh thu tăng bình quân 26,94 triệu USD với tốc độ bình quân rất cao là 51,9%. Tỉ lệ tăng trởng cao hơn so với chỉ tiêu của toàn hệ thống khoảng 25%.

b - Tạo đợc cơ sở lòng tin đối với khách hàng trong và ngoài nớc

Có thể nói NHĐTPTHà Nội là một trong những NHTM quốc doanh lớn và có uy tín của hệ thống NHĐT&PT Việt Nam so với các NHTM quốc doanh của các hệ thống khác, cũng nh của một chi nhánh NHĐT khác trên địa bàn thủ đô.

Bảng 7: Biến động phí dịch vụ giai đoạn 1998-2002

Đơn vị : USD

Năm 1998 1999 2000 2001 2002

Phí dịch vụ 36713 52332 116240 216920 255323

Lợng tăng giảm tuyệt đối so với

năm trớc 0 +15619 +63908 +100680 +38403

Lợng tăng giảm tơng đối so với

năm trớc(%) 100 +42.54 +122.12 +86.61 +17.70

(* Nguồn: Theo báo cáo của Phòng Nguồn Vốn kinh doanh NHĐT&PT Hà Nội)

Theo nh đánh giá mới nhất năm 2002 của NHĐTPTVN, NHĐT&PT Hà Nội đứng thứ 2 trong toàn hệ thống xét trên phơng diện tăng trởng doanh số kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Phí dịch vụ mà NHĐT&PTHà Nội thu đợc ngày càng tăng. Năm 2000 tăng 63.980 USD với tốc độ 122,2 % so với năm 1999. Năm 2001 tăng 100.680 USD nhng tốc độ tăng chỉ đạt 86,61%. Năm 2002 tăng 38.403 USD tuy nhiên tốc độ tăng chỉ là 17,7%. Giải thích cho điều này thì có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau. Song quy tụ lại, uy tín của NHĐT&PT Hà Nội trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế thông qua phơng thức tín dụng chứng từ nói riêng đang ngày một đợc khẳng định. Chắc chắn trong tơng lai không xa, khi Việt Nam hội nhập với nền kinh tế của khu vực và thế giới. Tên tuổi của NHĐT&PT Hà Nội sẽ là một thơng hiệu “ Made in Vietnam” có uy tín đối với bạn bè trong nớc và quốc tế.

c, Đội ngũ cán bộ Thanh toán viên tại HSC NHĐT&PT Hà Nội.

Đội ngũ cán bộ ở đây có những con ngời đã gắn bó lâu năm với hoạt động thanh toán quốc tế của NHĐT&PT Hà Nội, từ những buổi sơ khai ban đầu. Họ là những ngời có trình độ, năng lực về chuyên môn, nhiệt tình cao trong công việc nhất là có rất nhiều kinh nghiệm. Trong 3 năm trở lại đây, đội ngũ cán bộ làm

công tác thanh toán quốc tế đã có những sự bổ sung về nhân sự hết sức kịp thời. Tuy, lớp cán bộ mới của NHĐT&PT Hà Nội còn trẻ, kinh nghiệm công tác cha dài, song họ đã chứng tỏ đợc khả năng của mình đối với lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo trên NHĐT&PT Việt Nam. Thể hiện qua sự tin tởng của Kiểm soát viên Trung ơng vào độ chính xác, đầy đủ của các bức điện mà Phòng Kinh tế đối ngoại và thanh toán quốc tế của NHĐT&PT Hà Nội đảm nhiệm. Đến 98% các bức điện mở L/C, thông báo L/C,...sau khi đợc soạn trong mạng nội bộ IBS nó sẽ chuyển sang T5 và đợc đẩy trực tiếp qua cổng SWIFT quốc tế( Trừ những mẫu điện MT750 hoặc MT999, thông báo L/C có bất đồng thì NHĐT&PT Việt Nam sẽ giữ lại để kiểm tra một lần nữa, sau đó đẩy đi cổng SWIFT quốc tế.

2.3.2. Những hạn chế và tồn tại

a- Số lợng khách hàng và đối tợng khách hàng cha phong phú

Hiện nay, khách hàng mở L/C hoặc thanh toán L/C xuất khẩu thờng là các khách hàng quen thuộc của NHĐT&PT Hà Nội. Các khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Nhà nớc, các tổng công ty 90, 91 nh tổng công ty chè, tổng công ty lơng thực miền Bắc,...

Do đó, có thể thấy thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C ở NHĐT&PT Hà Nội phụ thuộc khá chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này. Trong trờng hợp xấu khi hoạt động thơng mại quốc tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của họ gặp khó khăn, chắc chắn nó sẽ gây ra những thiệt hại cho thu nhập của Ngân hàng.

b - Cha mở rộng và phát triển nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất

Đây là một trong những loại hình dịch vụ khá phổ biến của các NH trên thế giới. Tuy nhiên loại dịch vụ này lại cha đợc mở rộng ở Việt Nam do nó còn chứa đựng khá nhiều rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ này.

Theo quyết định số 34/1998/TTQT của NHĐT&PT Việt Nam về Hớng dẫn thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất cho ta thấy một số nét chính:

+Bộ chứng từ chiết khấu đợc hiểu là bộ chứng từ hàng xuất khẩu do nhà xuất khẩu lập, đầy đủ và hoàn toàn phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C t- ơng ứng

+Số tiền chiết khấu không đợc vợt quá 95% giá trị hoá đơn ( đối với L/C trả ngay) và 85% giá trị hoá đơn( đối với L/C trả chậm)

...

Qui định này của NHĐT&PT Việt Nam là khá chặt chẽ và phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam( là một quốc gia đang phát triển do vậy năng lực sản xuất kinh doanh, uy tín, khả năng tài chính của hầu hết các doanh nghiệp còn cha cao) nên việc cha áp dụng phổ biến hình thức nghiệp vụ này là chính xác. Song một điều mà chúng ta cần nhìn nhận là có phải nghiệp vụ này quá phức tạp và đầy rủi ro hay không?. Chắc chắn là nó đã và đang đợc thực hiện song ở phạm vi hạn chế( đối với những khách hàng quen thuộc). Bất cập hiện nay ở chỗ ngoài việc khách hàng cam kết thực hiện chiết khấu bộ chứng từ có truy đòi, phải trả phí chiết khấu, Ngân hàng còn yêu cầu khách hàng phải có tài khoản đảm bảo nợ vay cho số tiền chiết khấu đó. Về phơng diện nào đó, việc yêu cầu khách hàng có tài khoản đảm bảo nợ vay sẽ giảm uy tín của Ngân hàng trong giao dịch thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ. Bởi lẽ, đối với Ngân hàng, họ chỉ đóng vai trò trung gian trong quan hệ giữa ngời Mua và ngời Bán mà thôi. Ngân hàng sẽ nhân danh khách hàng của mình thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho ngời Bán. Để nhận đợc tiền từ NHPH ngời Bán sẽ phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những kinh doanh và điều khoản của L/C, và Ngân hàng chỉ quan tâm đến bề mặt của chúng mà thôi. Do vậy, nếu xác định là bộ chứng từ hoàn hảo, sau khi thực hiện chiết khấu NHCK có thể xuất trình với NHPH, chắc chắn Ngân hàng nớc ngoài sẽ phải hoàn trả tiền cho Ngân hàng Việt Nam. Nếu bị từ chối thì đó là do lỗi nghiệp vụ của Ngân hàng là chính. Vậy nên xu hớng mở rộng nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất cần phải đợc NHĐT&PT Hà Nội quan tâm, và đầu t thực hiện để ngày càng nâng cao uy tín, tạo điều kiện thực hiện cho nhà xuất khẩu, góp phần tăng trởng doanh thu cho hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C của Ngân hàng.

Mức ký quĩ mà NHĐT&PT Hà Nội áp dụng khá linh hoạt song kí quĩ bằng vốn vay ở đây cũng khá phổ biến. Theo quyết định số 30/1998/TTQT về Quy chế nghiệp vụ thanh toán quốc tế của NHĐT&PT Việt Nam trong đó qui định tỉ lệ kí quĩ:

◊ Vốn tự có 100%: Tuỳ theo độ tín nhiệm, khả năng thanh toán của từng khách hàng giám đốc chi nhánh quyết định tỉ lệ kí quĩ tối thiểu bằng 20% trị giá L/C

◊ Mở L/C bằng vốn vay NHĐT: Mức kí quĩ tối thiểu 5%, trờng hợp mở L/C bằng vốn vay Ngân hàng thờng xuyên, khách hàng có độ tín nhiệm cao có thể đợc miễn, giảm kí quĩ theo qui định của giám đốc chi nhánh.

◊ Trờng hợp mở L/C bằng vốn vay trung, dài hạn theo kế hoạch Nhà nớc có giá trị trên 1 triệu USD( hoặc tơng ứng bằng ngoại tệ khác) thì mức kí quĩ thấp hơn theo quyết định của giám đốc chi nhánh

◊ Trờng hợp khác mở L/C bằng vốn Ngân sách, mức kí quĩ tối thiểu 5%

◊ Mở L/C bằng nguồn vốn khác đã đợc bảo đảm( Nh bảo lãnh của Ngân hàng quốc doanh, hợp đồng tín dụng với các Ngân hàng có tín nhiệm) mức tối thiểu 5%

◊ Mở L/C bằng vốn hỗn hợp( vốn vay và vốn tự có) mức kí quĩ tối thiểu bằng vốn tự có

◊ Mở L/C bằng vốn ODA mức kí quĩ là 0%

Vấn đề đa ra một tỉ lệ kí quĩ cho từng hình thức mở L/C, cho từng đối tợng khách hàng của NHĐT&PT là khá chặt chẽ. Nó phản ánh đúng với tình hình thực tế hiện nay, với một số tiền kí quĩ nhất định, khách hàng sẽ phải quan tâm đến việc thực hiện nghĩa vụ của mình hơn tức là nâng cao tinh thần trách nhiệm cho khách hàng. Đồng thời giúp cho Ngân hàng giảm bớt rủi ro, tổn thất trong hoạt động nghiệp vụ của mình. Tuy nhiên, mức kí quĩ bằng vốn vay của Ngân hàng thấp hơn mức ký quỹ mở L/C bằng vốn tự có. Đó là điểm cha phù hợp, bởi vì : Ngân hàng cho phép các doanh nghiệp mở L/C bằng vốn vay, đồng thời Ngân hàng lại cũng yêu cầu doanh nghiệp ký quỹ bằng chính khoản vốn vay đó. Cho nên, cha hoàn toàn nâng cao đợc trách nhiệm của doanh nghiệp trong công tác thanh toán, do

thực chất, doanh nghiệp cha hề bỏ một đồng vốn của họ ra để đảm bảo cho hoạt động thanh toán diễn ra “xuôi chèo mát mái” mà đó đều là tiền vay từ Ngân hàng.

2.4. Một số nguyên nhân ảnh hởng đến hoạt động TTQT bằng L/C tại NHĐT&PT Hà Nội

2.4.1 Nhóm nguyên nhân khách quan

a- Hành lang pháp lí cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ nói riêng còn thiếu và cha đồng bộ.

Luật Ngân hàng Nhà nớc và Luật các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực thi hành từ 1/10/1998, song vấn đề ban hành các Nghị định văn bản pháp quy để thi

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THÔNG QUA PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHĐT&PT HÀ NỘI.DOC (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w