Thu hồi và tái sử dụng crom

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI TÌM HIỂU CHẤT THẢI CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT KHÍ THẢI VÀ NƯỚC THẢI (Trang 26 - 27)

Quá trình thuộc da được thực hiện bằng dung dịch Cr(OH)SO4 ở pH=3,5-4. Sau quá trình thuộc, nước thải đƣợc thu gom vào bể chứa và đƣợc loại bỏ các tạp chất qua lưới lọc. Nước qua lưới lọc được bơm lên bể xử lý và bổ sung thêm MnO2 và khuấy đều sao cho pH của nước tối thiểu là 8. Sau đó ngừng khuấy, crom kết tủa và lắng xuống dưới dạng Cr(OH)3. Loại bỏ nước và thu hồi bùn chứa Cr(OH)3 và hòa tan bùn này bằng H2SO4 đến pH=2,5 được dung dịch Cr(OH)SO4, dung dịch này đƣợc tuần hoàn và sử dụng lại. Công nghệ truyền thống sẽ thải bỏ khoảng 20-40% tổng lượng crom sử dụng vào nƣớc thải. Tuy nhiên, nếu sử dụng biện pháp này có thể thu hồi và tuần hoàn lại 95-98% Cr3+.

12.Thu hồi và tuần hoàn lại dung dịch axit hóa trước khi thuộc

Công đoạn áp dụng:thuộc crom

Mục đích chính của quá trình này là thu hồi và tuần hoàn lại dung dịch công đoạn axit hóa sau khi đã được lọc và điều chỉnh ph phù hợp. .

Ngành thuộc da là một trong những ngành gây ô nhiễm ngiêm trọng đối với môi trường, đặc biệt là nước thải và khí thải.

Nước thải thuộc da phát sinh từ hầu hết các công đoạn như: bảo quản da nguyên liệu,hồi tươi, tẩy lông, … Đặc trưng của nước thải thuộc da là mùi hôi thối, hàm lượng BOD, COD, TSS, Crôm rất cao.

Trong mặt bằng xưởng sản xuất chính, cần xây dựng hệ thống thu gom nước thải. Đối với nước thải ngành thuộc da cần thu gom thành hai dòng thải chính tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý tiếp theo.

Áp dụng sản xuất sạch hơn góp phần giảm tổng tải lượng chất thải phát thải ra môi trường và sử dụng hiệu quả nguyên nhiên liệu. Tuy nhiên, để đáp ứng được tiêu chuẩn thải cũng cần có biện pháp xử lý cuối đường ống.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI TÌM HIỂU CHẤT THẢI CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT KHÍ THẢI VÀ NƯỚC THẢI (Trang 26 - 27)