Xuất giải pháp phát triển chính sách sản phẩm của chi nhánh CTCP phát triển siêu thị Hà Nội tại Quảng Ninh

Một phần của tài liệu phát triển chính sách sản phẩm của chi nhánh CTCP phát triển siêu thị hà nội tại quảng ninh (Trang 33 - 36)

- Phát triển hướng lên trên: công ty mở rộng chủng loại sản phẩm có giá trị cao

c. Hạn chế một số chủng loại sản phẩm: Khi một số sản phẩm không còn được

3.2.1. xuất giải pháp phát triển chính sách sản phẩm của chi nhánh CTCP phát triển siêu thị Hà Nội tại Quảng Ninh

đa dạng về kích cỡ, tính năng, kiểu dáng, chất lượng, giá cả… phù hợp với yêu cầu của nhiều khách hàng khác nhau. Bởi vậy trong chính sách sản phẩm của mình, công ty chủ trương thực hiện đa dạng hóa sản phẩm. Công ty không xác định một sản phẩm chủ lực duy nhất mà là một nhóm sản phẩm chủ lực cho sản phẩm tiêu dùng, ăn uống... mà còn mở rộng sang các ngành hàng chăm sóc sức khỏe và đồ chơi.

Mục tiêu về doanh thu của chi nhánh CTCP phát triển siêu thị Hà Nội tại Quảng Ninh là tăng ổn định từ 20% – 25% một năm, cân bằng giữa thị phần và lợi nhuận để đạt mục tiêu mở rộng thị trường và tăng thị phần của mình.

- Xây dựng thương hiệu trở thành thương hiệu mạnh trong lĩnh vực bán lẻ.

- Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên và trình độ quản lý, tăng cường sự chặt chẽ trong phối hợp hoạt động giữa các phòng ban, xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

3.2 Đề xuất các giải pháp phát triển chính sách sản phẩm của chi nhánhCTCP phát triển siêu thị Hà Nội tại Quảng Ninh CTCP phát triển siêu thị Hà Nội tại Quảng Ninh

3.2.1. Đề xuất giải pháp phát triển chính sách sản phẩm của chi nhánh CTCPphát triển siêu thị Hà Nội tại Quảng Ninh phát triển siêu thị Hà Nội tại Quảng Ninh

3.2.1.1. Đề xuất về xác định mục tiêu cho phát triển chính sách sản phẩm

Với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay của sản phẩm tiêu dùng dựa vào nguồn lực hiện tại của công ty và sự biến động của thị trường đã được dự báo, công ty có thể theo đuổi các mục tiêu từ năm 2020 đến 2025 như sau:

- Mục tiêu về doanh số: tăng doanh số bán trung bình lên 20% – 25%/1 năm. Tiêu thụ hết hàng hóa còn tồn kho và các sản phẩm khó bán.

- Mục tiêu tăng thị phần tại thị trường Quảng Ninh, khai thác triệt để thị trường tiềm năng này.

- Mục tiêu mở rộng thị trường và tăng thị phần tại tỉnh Quảng Ninh bằng cách tăng cường bán hàng cá nhân tại đó.

- Mục tiêu duy trì chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa các loại sản phẩm, mở rộng chủng loại sản phẩm, hàng năm đưa ra từ 30 đến 40 mẫu sản phẩm mới để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn.

3.2.1.2. Đề xuất về chính sách chủng loại, cơ cấu sản phẩm

Để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng thì việc phát triển chính sách sản phẩm là một xu thế tất yếu. Đây là vấn đề đặt ra đối với chi nhánh CTCP phát triển siêu thị Hà Nội tại Quảng Ninh cần được giải quyết. Ngoài ra sự đa dạng về chủng loại

sản phẩm giúp công ty có thể có được sự đồng bộ cho công trình của khách hàng, khai thác triệt để cơ hội kinh doanh của thị trường nhằm thu lợi nhuận tối đa.

Trong thời điểm hiện nay chi nhánh CTCP phát triển siêu thị Hà Nội tại Quảng Ninh cũng đã và đang thực hiện chính sách đa dạng hóa chủng loại sản phẩm cả về chiều dài và chiều rộng nhằm tạo ra sự phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, tạo điều kiện cho công ty mở rộng, phát triển thị trường.

Trong những năm sắp tiếp theo, công ty nên chủ động mở rộng và phát triển cho nhóm sản phẩm chủ lực: Tiêu dùng và hóa mỹ phẩm, ăn uống. Công ty nên kéo giãn tuyến sản phẩm của mình theo cả hai hướng phát triển hướng lên trên và hướng xuống dưới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên đa dạng hóa danh mục mặt hàng để tạo ra sự đồng bộ cho khách hàng. Ngoài ra, do doanh số bán sản phẩm rau củ và đông lạnh còn thấp nên công ty cần hạn chế về số lượng các sản phẩm này để giảm thiểu chi phí bảo quản, lưu kho…

3.2.1.3. Đề xuất về chính sách chất lượng sản phẩm

Hiện nay chất lượng sản phẩm của chi nhánh CTCP phát triển siêu thị Hà Nội tại Quảng Ninh được đánh giá là cao nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu khách hàng, chỉ đáp ứng được nhu cầu cho những khách hàng có nhu cầu mua hàng loại trung bình. Để đa dạng hóa về mức chất lượng cho sản phẩm, công ty nên cải tạo và bổ sung các sản phẩm có cấp chất lượng khác nhau tùy vào khách hàng. Như vậy đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt của khách hàng. Qua đó, chất lượng sản phẩm sẽ được đồng bộ và cải thiện hơn và ngày càng đáp ứng được yêu cầu của người khách hàng.

Công ty phải cố gắng dần chủ động trong việc mua và dự trữ sản phẩm. Đồng thời, công ty còn có thể thực hiện các biện pháp để quản lý chất lượng trong kinh doanh và dự trữ sản phẩm của doanh nghiệp như:

- Đảm bảo những điều kiện cần thiết cho quy trình quản lý chất lượng như: tài chính, kỹ thuật, công nghệ, lao động...

- Tập trung vào yếu tố nhân lực, đây là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quan trọng đến việc kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty nên hoạch định chương trình đào tạo thích hợp, trang bị kiến thức về chất lượng và nâng cao chất lượng cho nhân viên.

- Duy trì tính đồng bộ, thống nhất và toàn diện trong việc quản lý nâng cao chất lượng hoạt động trong từng bộ phận trong doanh nghiệp.

- Tập trung quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình nhập khẩu, đến khâu lưu trữ vận chuyển cũng như thương mại hóa sản phẩm.

- Đánh giá chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện những sai lệch. Phân tích những thông tin nhằm tìm kiếm phát hiện những nguyên nhân dẫn tới sai lệch so với chỉ tiêu kế hoạch từ đó có các kế hoạch chỉnh sửa, loại bỏ hay thay đổi phù hợp.

3.2.1.4. Đề xuất về chính sách nhãn hiệu và bao bì sản phẩm Nhãn hiệu:

Có thể nói chi nhánh CTCP phát triển siêu thị Hà Nội tại Quảng Ninh đã triển khai việc hoạch định và phát triển nhãn hiệu hàng hóa khá tốt. Doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng nhiều nhãn hiệu có uy tín, lâu năm cho các sản phẩm của mình ngoài ra thương hiệu riêng của doanh nghiệp là Hapro luôn nằm trong top các thương hiệu bán lẻ uy tín trong cả nước. Tuy nhiên với sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường bán lẻ đây vẫn chưa phải là những lợi thế nên vẫn chưa gây dựng vị trí thương hiệu trong tâm trí cho khách hàng. Để khắc phục điều này, công ty nên hợp tác thêm với một số nhà cung cấp có thương hiệu mạnh trong lĩnh vực cung cấp hàng tiêu dùng để tạo dựng thêm lòng tin của khách hàng.

Bao bì

Tất cả sản phẩm khi nhập từ nhà cung cấp về trước khi đem giao cho khách hàng đều được đóng gói cẩn thận bằng túi nilong hoặc thùng có logo của chi nhánh CTCP phát triển siêu thị Hà Nội tại Quảng Ninh. Tuy nhiên bao bì chưa được đẹp và bắt mắt, thông tin về đặc tính của sản phẩm vẫn chưa đầy đủ. Công ty nên thay đổi mẫu mã bao bì cho đẹp hơn để gây ấn tượng với khách hàng hơn, trên mỗi bao bì của sản phẩm ngoài logo, tên, địa chỉ của công ty thì nên có thêm logo, tên, địa chỉ của nhà cung cấp, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng, đặc tính sử dụng, các lưu ý khi sử dụng, hướng dẫn sử dụng đối với các mặt hàng rau, củ, thịt... hay những sản phẩm công nghệ khác.

3.2.1.5. Đề xuất về phát triển chính sách sản phẩm mới

Vấn đề nghiên cứu sản phẩm và hoàn thiện quá trình phát triển sản phẩm mới là vấn đề quan trọng nhất trong thị trường phát triển hiện nay khi người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn trong việc lựa chọn và sử dụng sản phẩm. Công ty nên phát triển sản phẩm mới theo hai cách:

- Thứ nhất là đa dạng hóa sản phẩm hiện tại bằng cách kéo giãn tuyến sản phẩm theo hai hướng phát triển hướng lên trên và hướng xuống dưới.

- Thứ hai là đa dạng hóa danh mục mặt hàng để tạo ra sự đồng bộ cho công trình của khách hàng.

Chi nhánh CTCP phát triển siêu thị Hà Nội tại Quảng Ninh là một công ty thương mại, việc phát triển sản phẩm mới được tiến hành khác so với phát triển sản phẩm mới ở công ty sản xuất. Công ty không đảm nhiệm chức năng sản xuất các sản phẩm mới mà công ty chỉ đóng vai trò là tiêu thụ các sản phẩm mới trên thị trường.

Công ty nên phát triển sản phẩm mới theo quy trình:

- Soạn thảo và đưa ra dự án về sản phẩm mới: đây là bước mà công ty xem xét đánh giá nhu cầu của khách hàng về sản phẩm mới, đặc điểm sản phẩm từ phía nhà cung cấp và điều kiện của công ty xem có nên bổ sung thêm sản phẩm mới hay không và lựa chọn sản phẩm nào. Đánh giá sản phẩm mới có thỏa mãn những tiêu chí của doanh nghiệp và nó có thực sự tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm hiện có của doanh nghiệp.

- Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới: công ty cần phải xác định rõ những mục tiêu tương lai về doanh thu, lợi nhuận,thị phần... từ đó xác lập vai trò của sản phẩm mới trong doanh nghiệp và trên thị trường.

- Phân tích kinh doanh: là phân tích dự đoán doanh số, lợi nhuận thu được dựa trên các số liệu kinh doanh.

- Thử nghiệm sản phẩm mới để lắm bắt thái độ và hành động của khách hàng đối với sản phẩm mới. Phân tích lựa chọn xem có nên tiếp tục tiến hành đưa sản phẩm ra thị trường

- Thương mại hóa sản phẩm: đưa sản phẩm mới rộng rãi ra thị trường.

3.2.1.6. Đề xuất về chính sách dịch vụ hỗ trợ sản phẩm

Để hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ sản phẩm, công ty phải tăng cường các hoạt động sau:

- Chăm sóc khác hàng: đối với các sản phẩm việc đổi trả là sự đảm bảo hàng hóa sau mua sẽ rất khó bị hỏng lỗi và có thể đổi sang sản phẩm khác nếu có lỗi xảy ra. Từ đó sẽ tạo ra được niềm tin cho khách hàng khi mua hàng. Từ đó tạo nên niềm tin yêu của khách hàng đối với doanh nghiệp sản phẩm, hứa hẹn với tiềm năng tiếp tục là lựa chọn mua sắm trong tương lai.

- Tư vấn bán hàng: côn. ty nên có người vấn tư và thông tin cho khách hàng về chức năng công dụng và cách sử dụng của sản phẩm cho khách hàng. Công ty nên tạo điều kiện cho khách hàng trong quá trình nhận hàng thanh toán như: Chấp nhận hình thức thanh toán thẻ, quét mã QR, chuyển khoản… và có sự giảm giá, ưu đãi và tặng quà cho những khách hàng lâu năm và khách mua với số lượng lớn.

Một phần của tài liệu phát triển chính sách sản phẩm của chi nhánh CTCP phát triển siêu thị hà nội tại quảng ninh (Trang 33 - 36)