LI MỜ Ở ĐẦU
2.2.1. Dư nợ tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Thăng Long
LONG
2.2.1. Dư nợ tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Thăng Long Long
Tình hình dư nợ tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh Thăng Long trong ba năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5: Dư nợ tín dụng DNVVN tại chi nhánh Thăng Long qua các năm (đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tăng (giảm) Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối Tương đối
Tổng dư nợ 1845 100.0% 3343 100.0% 2675 100.0% -668 -20.0% DN lớn 1137 61.6% 1594 47.7% 1243 46.5% -351 -22.0% DNVVN 582 31.5% 1270 38.0% 1019 38.1% -251 -19.8% Cho vay khác 126 6.8% 482 14.4% 413 15.4% -69 -14.3%
Biểu đồ 2: Dư nợ tín dụng DNVVN so với các thành phần khác 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 203 2004 2005 DN lớn DNVVN Cho vay khác
Nhận xét: Để duy trì được một tốc độ tăng trưởng cao và đều đặn qua các năm là một vấn đề khó đối với các doanh nghiệp và ngân hàng cũng không là ngoại lệ. Nó bị ảnh hưởng bởi rất nhiều bởi các yếu tố khách quan mà doanh nghiệp không kiểm soát được. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: tỷ trọng dư nợ DNVVN trên tổng dư nợ tăng qua các năm, nhưng tỷ trọng này vẫn thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn. Mặc dù số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ được cấp tín dụng nhiều gấp nhiều lần các doanh nghiệp lớn nhưng vì đa số các món vay nhỏ, và vay ngắn hạn chi trả trong năm nên tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng không nhanh. Dư nợ tín dụng đối với DNVVN năm 2005 giảm so với năm 2004 là 251 tỷ đồng tương ứng giảm 19.8%. Tốc độ giảm này nhỏ hơn tốc độ giảm dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn cho thấy xu hướng dịch chuyển tín dụng đang nghiêng về phía các DNVVN. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn vẫn giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh Thăng Long. Chi nhánh Thăng Long đang có quan hệ tín dụng với 44 DNNN có dư nợ là 1177 tỷ đồng (chiếm 44.22% tổng dư nợ), 7 doanh nghiệp xếp loai DNVVN chỉ có dư nợ là 245,406 triệu đồng, chiếm 9.15% tổng dư nợ.
Bảng 6: Số lượng DNVVN còn dư nợ năm 2005
Chỉ tiêu DN có quan hệ tín dụng Dư nợ cho vay
1.DNNN 7 245,406
2.Công ty TNHH 98 329,533
3.Công ty cổ phần 42 252,779
4.Doanh nghiệp tư nhân 10 6,392
5.Công ty hợp danh 0 0
6.DN có vốn ĐTNN 0 0
7.Hợp tác xã 1 200
8.Hộ kinh doanh cá thể 264 185.107
Tổng cộng 1019,417
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Thăng Long) Nhận xét: Công ty TNHH, công ty cổ phần, DNNN là những khách hàng chiếm tỷ trọng dư nợ tín dụng lớn nhất trong tổng dư nợ tín dụng của các DNVVVN. Số lượng công ty cổ phần, công ty TNHH tăng rất nhanh trong những năm gần đây và đối tượng khách hàng này vẫn sẽ là những khách hàng tiềm năng của ngân hàng.
Thương mại và dịch vụ là ngành được các DNVVN tham gia kinh doanh mạnh nhất và dư nợ tín dụng của ngành này cũng chiếm số lượng lớn nhất trong tổng dư nợ tín dụng của các DNVVN. Sau đây là dư nợ tín dụng của một số ngành nghề chủ yếu theo báo cáo tín dụng năm 2005:
- Thương mại và dịch vụ : 1,221,807 triệu đồng - Công nghiệp và xây dựng: 492,996 triệu đồng - Ngành khác: 530,161 triệu đồng
Cùng với đà tăng trưởng của đất nước lĩnh vực thương mại và dich vụ, xây dựng, sẽ là những ngành có tốc độ tăng trưởng cao, việc ra nhập dễ dàng trong các ngành này càng làm sự cạnh tranh thêm quyết liệt và không ít những doanh nghiệp sẽ bị thất bại trong cạnh tranh. Thực tế này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải rất cẩn trọng trong cho vay, cấp tín dụng cho đúng đối tượng, hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
Bảng 7: Dư nợ tín dụng phân loại theo thời hạn tín dụng và loại tiền
(đơn vị: tỷ đồng)
Tổng dư nợ 582 1270 1019 Ngắn hạn 417 869 660 1. Nội tệ 376 691 605 2. Ngoại tệ 41 178 55 Trung, dài hạn 165 401 359 1. Nội tệ 162 392 351 2. Ngoại tệ 3 9 8
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Thăng Long) Nhận xét: Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn trong tổng dư nợ của NHTM bao giờ cũng chiếm tỷ lệ cao, thường lớn hơn 60%. Năm 2003 dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 71.6%, năm 2004 tỷ lệ này là 68.4%, năm 2005 giảm xuống còn 65%. Các số liệu này cho thấy tín dụng trung và dài hạn của các DNVVN có xu hướng được cải thiện rõ rệt. Khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu vay vốn dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh càng tăng lên. Tuy vậy, cho vay trung, dài hạn thường là những món vay có giá trị lớn, thời gian dài nên có rủi ro cao hơn là cho vay ngắn hạn. Các ngân hàng thường đòi hỏi phải có tài sản thế chấp để đảm bảo cho những khoản vay trung và dài hạn. Nhiều DNVVN do qui mô vốn chủ sở hữu thấp, phương án sản xuất kinh doanh còn chưa đựơc xây dựng chặt chẽ nên ngân hàng không dám cấp vốn. Nếu doanh nghiệp cải thiện được những vướng mắc trên thì dư nợ tín dụng trung và dài hạn sẽ tăng trưởng hơn nữa.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ở chi nhánh Thăng Long chủ yếu là vay bằng nội tệ, bởi số DNVVN hoạt động kinh doanh liên quan tới xuất nhập khẩu không nhiều, vay ngoại tệ chỉ chiếm khoảng dưới 10% tổng dư nợ.