1. Mục đích khảo nghiệm
Tác giả đề tài tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
2. Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai mà đề tài đã đề xuất.
3. Phương pháp khảo nghiệm
Bản thân sử dụng bảng hỏi, kết hợp trò chuyện với các chuyên gia giáo dục, cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục, giáo viên chủ nhiệm và những giáo viên trực tiếp tham gia làm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm thu thập thông tin về đánh giá của họ đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay.
4 Kết quả khảo nghiệm
Stt Biện pháp Tính quan trọng Tính khả thi
Rất quan trọng (%) Quan trọng (%) Không quan trọng (%) Rất quan trọng (%) Quan trọng (%) Không quan trọng (%) 1
Tăng cường quán triệt đầy đủ quan điểm, đường lối giáo dục đạo đức của Đảng, Nhà nước.
62,4 37,6 0 38,1 61,9 0
2
Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
65,9 34,1 0 34,1 47,7 18,2
3 Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức. 56,8 43,2 0 31,8 68,2 0 4 Nâng cao hiệu quả tổ chức và chỉ
đạo thực hiện giáo dục đạo đức. 61,4 31,8 6,8 36,4 63,6 0 5 Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường. 59,1 29,5 11,4 43,2 56,8 0
6
Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.
59,1 40,9 0 40,9 59,1 0
7
Phát huy hơn nữa vai trò của Đoàn thanh niên trong giáo dục đạo đức.
52,3 43,2 4,5 34,1 61,4 4,5
8 Phát huy vai trò tự quản của tập thể và tự rèn luyện của học sinh. 63,6 36,4 0 47,7 47,8 4,5
9
Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường.
50,0 40,9 9,1 45,5 50,0 4,5
10
Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức học sinh.
52,3 43,2 4,5 40,9 59,1 0
Sau khi tổng hợp các phiếu khảo sát cho thấy, về cơ bản cả các biện pháp mà bản thân đề xuất, kết quả đều đã đạt được trên 90% các cán bộ quản lý đồng ý tán thành và đại đa số các ý kiến đều cho rằng các biện pháp trên đều mang tính khả thi.
KẾT LUẬN
Trước thử thách của cuộc sống, diễn biến nhiều vẻ của các giá trị truyền thống lẫn hiện đại, bản lĩnh của mỗi thanh thiếu niên, học sinh trước hết bộc lộ ở thái độ đánh giá và chọn các giá trị.
Trong các nấc thang giá trị xã hội, việc ưu tiên cho các giá trị cộng đồng hay nói cách khác việc đề cao các giá trị đạo đức truyền thống là điểm nổi bật trong đời sống của dân tộc Việt Nam. Thực tế cũng đang ngày càng khẳng định vai trò vô cùng to lớn của đạo đức truyền thống với sự phát triển xã hội hiện đại. Một quốc gia không thể bền vững nếu thiếu một nền tảng văn hoá nội sinh, nếu các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống bị mai một hoặc không phát huy đúng đắn, có hiệu quả.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng: “Đời sống mới không phải cái gì cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới, cái gì cũ mà xấu thì phài bỏ... cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý, cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm… cái gì mới mà hay thì ta phải làm”. Hay trong văn kiện hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định nguyên tắc của việc phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc “Chúng ta tiếp thu tinh hoa của nhân loại, song phải luôn luôn coi trọng những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không tự đánh mất mình, trở thành bóng mờ hoặc bản sao chép của người khác”. Do vậy, cần phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và tự hào dân tộc.
Như vậy có thể nói, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường hiện nay, các giá trị đạo đức truyền thống cần phải được thẩm định, định hướng theo hệ giá trị chân, thiện, mỹ, mang đậm tính nhân văn trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc những những giá trị mang tính ngoại lai, tính thời đại. Coi sự kết hợp này như một giải pháp mang tính định hướng, mỗi học sinh không chỉ phải chọn lọc, thẩm định các sản phẩm văn hoá nước ngoài trước khi du nhập vào Việt Nam mà còn phải làm rõ ý nghĩa thời đại, giá trị trường tồn của các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, nó là cơ sở định hướng cho hoạt động đạo đức của cá nhân, là tiêu chuẩn để xác định, đánh giá hành vi, lối sống của mọi người trong quá trình tự hoàn thiện bản thân và góp phần xây dựng, phát triển đất nước.