Giải pháp về phía người dân

Một phần của tài liệu NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO (Trang 30 - 34)

- Liên kết giữa bốn nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước

3. Giải pháp về phía người dân

3.1 Nâng cao trình độ nhận thức của cư dân nông thôn:

Một thực tế hiện nay là ở khu vực nông thôn trình độ dân trí tương đối thấp. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến việc triển khai chủ trương, đường lối, chính sách trong nông nghiệp, nông thôn. Việc tiếp cận với tiến bộ khoa học công nghệ cũng sẽ bị hạn chế rất nhiều.

Trước hết, cư dân nông thôn cần được trang bị một nền tảng văn hoá, vốn tri thức nhất định. Đủ để họ có thể thích ứng với một nền nông nghiệp của một quốc gia thành viên trong tổ chức WTO. Người dân phải được trang bị những hiểu biết nhất định về WTO, về những quy tắc đã được cam kết thực hiện. Những trang bị về kiến thức pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế. Những kiến thức cơ bản về thị trường và kinh tế thị trường,...

Tóm lại, người dân nông thôn không còn cách nào khác là phải tự trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết. Yêu cầu này không thể thực hiện trong một sớm một chiều, cần có thời gian và một lộ trình nhất định. Cũng không phải chỉ cần nỗ lực của bản thân họ là đủ mà cần sự hỗ trợ của nhiều ngành, nhiều cơ quan, tổ chức.

3.2 Nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động trong nông nghiệp:

Trình độ chuyên môn của người lao động là tay nghề và kỹ năng của người lao động. Năng suất lao động bị chi phối chủ yếu bởi yếu tố chuyên môn của lao động. Nông nghiệp là ngành mà lao động có trình độ chuyên môn thấp nhất trong tất cả các ngành kinh tế. Chính vì yếu tố này đã làm cho nông nghiệp là khu vực kinh tế có năng suất lao động và thu nhập của người lao động là thấp nhất.

Vấn đề nâng cao trình độ cho người lao động trong ngành nông nghiệp là một vấn đề cấp thiết. Muốn làm được việc này thì bản thân người lao động và xã hội cần phải giải quyết những vấn đề sau:

Thứ nhất: cần nâng cao dân trí cho người lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao dân trí bằng nhiều cách, có thể thực hiện bằng nhiều kênh thông tin. Song quan trọng nhất vẫn là phát triển văn hoá - giáo dục ở các địa phương thuộc khu vực nông thôn, nhất là miền núi, vùng sâu vùng xa.

Thứ hai: đào tạo nghề cho lao động nộng nghiệp. Có thể đào tạo nghề tại trường lớp chính quy nhưng cũng có thể đào tạo theo hình thức không chính quy hoặc đào tạo nghề tại chỗ cho người lao động.

Thứ ba: phải thay đổi lối suy nghĩ cho rằng làm nông nghiệp chỉ cần sức khoẻ và kinh nghiệm là đủ. Đối với một nền nông nghiệp sản xuất theo phương thức truyền thống thì đúng chứ trong nền kinh tế thị trường với tính chất ngày càng phức tạp còn quy mô ngày càng mở rộng như hiện nay thì quan điểm đó không còn phù hợp nữa. Người lao động nông nghiệp muốn lao động năng suất và hiệu quả thì phải có trình độ nhất định.

Thứ tư: mở rộng giao lưu hợp tác nhất là hợp tác trong lĩnh vực lao động nông nghiệp. Thông qua đó người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp học hỏi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển như: Mĩ, Trung Quốc, Ấn Độ, Newziland, Thái Lan,...

Thứ năm: phát huy vai trò của công tác khuyến nông. Giúp nông dân tiếp cận và nhận chuyển giao những tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như những kiến thức phục vụ cho hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Chỉ khi người lao động nông nghiệp được trang bị đầy đủ những thứ về trình độ văn hoá nói chung và trình độ chuyên môn nói riêng thì nông nghiệp nước ta chưa thể hội nhập được với kinh tế thế giới. Quá trình hội nhập mà thiếu những trang bị cần thiết như vậy thì chắc chắn sẽ thất bại.

3.3 Đổi mới tư duy trong nông dân, trước hết là tư duy kinh tế:

Tư duy kinh tế là khả năng phán đoán và thích ứng một cách nhanh nhạy trước những diễn biến của nền kinh tế. Tư duy kinh tế còn thể hiện thông qua cách mà con người ứng xử với nhau, ứng xử với thị trường trong nền kinh tế. Tư duy kinh tế còn là khả năng ứng biến của con người đối với ngoại cảnh.

Khuyến khích, động viên kịp thời các cá nhân có những đóng góp cho sự phát triển của khu vực nông nghiệp, nông thôn:

Nông nghiệp ở nước ta là ngành phát triển chậm. Thu hút được người tài giỏi, tận tâm vào làm việc trong ngành đã khó, việc giữ họ ở lại để cống hiến lâu dài còn khó hơn. Chế độ đãi ngộ đối với những người có tài quyết định việc thu hút và giữ người có năng lực làm việc trong ngành. Đối với lao động nông nghiệp nói chung thì chính sách khen thưởng và kỷ luật đúng người, đúng việc sẽ kích thích người lao động gắn bó hơn và cống hiến nhiều hơn cho nghề nghiệp của mình.

3.4 Tạo điều kiện để những người dân nông thôn quay trở về phục vụ quê hương:

Trước hết cơ chế phải thông thoáng, nhất là cơ chế thu hút đầu tư, thu hút người tài để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn để tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực kinh tế này.

Như vậy, để phát triển nông nghiệp, chúng ta cần tiếp tục đổi mới thể chế, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân, doanh nhân, các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc.

Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch...

Xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất đầy đủ để phục vụ người dân, để họ nhận ra rằng ở nông thôn cũng có thể phục vụ đầy đủ nhu cầu vui chơi, giải trí, sức khỏe, dinh dưỡng...không kém gì ở thành thị:

+ Các ngành, nghề phục vụ sản xuất nông nghiệp như: sản xuất vật tư (phân bón, thuốc trừ sâu, nilông che phủ ruộng,…); thiết bị máy móc (máy công cụ, máy động lực, thiết

bị vận tải,…); thiết bị nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến (bao bì, nhãn hiệu, hoá chất,…); các dịch vụ (giống, làm đất, thuỷ nông, bảo vệ thực vật, thú y, cung ứng vật tư, khuyến nông, tín dụng, tiêu thụ sản phẩm,…); đây là những ngành có thị trường lớn là nông thôn, công nghệ ban đầu không quá phức tạp, có thể bố trí phân tán gắn với địa bàn nông thôn.

+ Các làng nghề: Khôi phục các làng nghề truyền thống và hình thành các làng nghề mới theo xu hướng phát huy thế mạnh của từng vùng, từng làng về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, kết hợp với truyền thống kinh doanh, văn hoá và xã hội, gắn với bảo vệ môi trường, tái sinh các nguồn lợi thiên nhiên.

Một phần của tài liệu NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO (Trang 30 - 34)