Thuận lợi Bảng 12: Những thuận lợi của người dân làm thợ thủ công

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề tại xã hòa phong - huyện hòa vang - tp đà nẵng (Trang 34 - 45)

Thuận lợi Tỷ lệ (%)

Làm việc theo ca 86,67

Kỹ thuật đơn giản 73,33

Gần nhà 93,33

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2011)

Làm việc theo ca: đối với các lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất, làm việc theo ca người dân có thể tận dụng thời gian để chăm lo công việc gia đình và làm các công việc đồng án, chăn nuôi. Đây là yếu tố được 86,67% người dân nhận xét là điều kiện thuận lợi đối với họ.

Dễ làm không đòi hỏi tay nghề: công việc không đòi hỏi trình độ và tay nghề cao nên đã thu hút và giải quyết việc làm cho những lao động không có trình độ chuyên môn, tay nghề. Đây là một trong những thuận lợi cho người lao động trong việc đa dạng thêm ngành nghề để tận dụng thời gian nông nhàn trong nông nghiệp. Có 73,33% lao động đánh giá đây là yếu tố thuận lợi đối với họ. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập sắp tới nhu cầu sử dụng lao động có trình độ chuyên môn sẽ tăng lên. Chính vì lẽ đó, đối với lao động không có trình độ chuyên môn hay có trình độ chuyên môn thấp thì đây sẽ là một thử thách lớn đối với bản thân người lao động và chính quyền địa phương trong việc giải quyết việc làm cho người lao động.

Nơi làm việc gần nhà: làm việc gần nhà là một yếu tố thuận lợi cho người lao động do sẽ không tốn nhiều chi phí sinh hoạt như chi phí ở và ăn. Một số lao động tận dụng ăn cơm nhà, vì vậy người lao động có thể tích luỹ được nhiều hơn. Do đó, tìm được nơi làm việc gần nhà cũng là một thuận lợi đối với 93,33% lao động trên địa bàn nghiên cứu.

Thuận lợi khác: ngoài ra còn một số thuận lợi khác như: không cần vốn đầu tư, công việc phù hợp với khả năng của người dân đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, người lao động trong vùng còn gặp nhiều khó khăn, được thể hiện như sau:

Bảng 13: Những khó khăn của người dân làm thợ thủ công

Khó khăn Tỷ lệ (%)

Công việc nặng nhọc 20

Công việc không ổn định 73,33

Môi trường làm việc xấu 66,67

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2011)

Công việc vất vả: Nghề nghiệp hiện tại của các lao động trong các hộ điều tra phần lớn là lao động chân tay, sử dụng sức lao động là chính nên công việc vất vả. Đây là những khó khăn mà những người lao động có trình độ thấp phải đương đầu. Và nó là yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút lao động trong thời gian tới, chất lượng lao động trong tương lai và cũng là gánh nặng của gia đình và bản thân người lao động sau này. Đây là khó khăn được 20% lao động trả lời phỏng vấn khi được hỏi tới vấn đề khó khăn của công việc hiện tại.

Thu nhập không ổn định: Có thể nói thu nhập là mục tiêu chính của người lao động và nâng cao thu nhập của mình luôn là điều mà người lao động mong muốn. Trong các hộ điều tra, do trình độ học vấn lẫn trình độ chuyên môn của lao động được đánh giá ở mức thấp dẫn đến việc tìm kiếm công việc phù hợp với trình độ và có thu nhập tương đối là một điều không dễ nên những lao động phải chấp nhận làm những công việc mang tính chất vất vả, khó khăn, thu nhập thấp và không ổn định. Nó là một yếu tố khó khăn của 73,33% lao động trong các hộ điều tra.

Môi trường làm việc xấu: công việc tại các cơ sở sản xuất với bụi, khói là điều lo lắng về sức khỏe của nhiều lao động. Trong khi đó, sự quan tâm về bảo hiểm cho người lao động chưa được chú trọng. Môi trường làm việc xấu là điều lo lắng của 66,67% lao động được phỏng vấn.

Đối với người dân buôn bán, làm dịch vụ Thuận lợi

Thuận lợi Tỷ lệ (%)

Tận dụng lao động sẵn có 44,44

Có địa điểm thuận lợi 77,78

Nhu cầu thị trường lớn 44,44

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2011)

Tận dụng lao động sẵn có: Buôn bán, dịch vụ là công việc nhẹ nhàng, không đòi hỏi nhiều sức lao động, người dân có thể tận dụng thời gian nông nhàng, hoặc con cái trong gia đình để trông nom công việc buôn bán. Nó là yếu tố thuận lợi của 44,44% người được phỏng vấn.

Địa điểm thuận lợi: Giao thông phát triển là một yếu tố để người dân phát triển dịch vụ, buôn bán cùng với địa điểm thuận lợi đó là cơ hội để người dân thu hút được lượng lớn khách hàng không những trên địa bàn mà còn từ các địa phương khác, có 77,78% hộ đồng ý địa điểm buôn bán, kinh doanh là thuận lợi.

Nhu cầu thị trường lớn: đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu về dịch vụ, nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng ngày càng cao. Lượng khách hàng tăng cao là điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh, buôn bán, có 44,44 hộ được phỏng vấn đồng ý đây là điều kiện thuận lợi đối với họ.

Khó khăn

Bảng 15: Những khó khăn của người dân buôn bán, làm dịch vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khó khăn Tỷ lệ (%)

Địa điểm không thuận lợi 16,67

Thiếu vốn 44,44

Kỹ năng bán hàng 50

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2011)

Thị trường cạnh tranh: Sự mọc lên của nhều hàng, quán đã tạo ra sự cạnh tranh trong kinh doanh, buôn bán. Để thu hút khách hàng đòi hỏi các hộ kinh doanh, buôn bán phải không ngừng nâng cao chất lượng và thái độ phục vụ, đây là điều khó khăn của 50% hộ dân được phỏng vấn.

Địa điểm không thuận lợi: Đối với các hộ buôn bán tại chợ, việc bố trí chỗ buôn bán còn gặp nhiều khó khăn, địa điểm buôn bán là điều lo lắng của 16,67% số hộ được phỏng vấn.

Thiếu vốn: Phát triển kinh doanh, buôn bán điều quan trọng là cần có vốn. Nhiều người mong muốn mở rộng buôn bán, kinh doanh nhưng vốn là điều khó khăn, có 44% gặp khó khăn về nguồn vốn. Đối với các hộ buôn bán nhỏ lẻ chủ yếu nguồn vốn xoay vòng.

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề đã và đang hình thành trên địa bàn xã Hòa Phong. Đi cùng với quá trình đó là diện tích đất nông nghiệp giảm dần và diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên. Cụ thể: diện tích đất nông nghiệp năm 2008 là 1.041 ha đến năm 2010 còn 1.034 ha, diện tích đất phi nông nghiệp năm 2008 là 705 đến năm 2010 tăng lên 732 ha.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tương đối tỷ trọng phát triển nông nghiệp tăng tương đối tỷ trọng hai ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Cụ thể: tăng tỷ trọng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp từ 29% năm 2008 lên 31,5% năm 2010, tăng tỷ trọng thương mại – dịch vụ từ 40% năm 2008 lên 41,5 năm 2010 và giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 31% năm 2008 xuống 27% năm 2010.

Lao động của xã trong các ngành kinh tế cũng có sự thay đổi theo hướng tăng lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp, giảm lao động nông nghiệp nhưng sự thay đổi là chưa đáng kể và lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 49,6%. Chuyển dịch chất lượng lao động có xu hướng tăng lên nhưng không mạnh. Tỷ trọng lao động chưa qua đào tào vẫn còn cao. Tiêu chí về cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là 35% xã vẫn chưa thể đạt được.

Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề có tác động rõ rệt tới cơ cấu thu nhập của hộ và thu nhập của lao động trong vòng ba năm qua. Thu nhập từ nông nghiệp có xu hướng giảm và thu nhập từ phi nông nghiệp của hộ có xu hướng tăng lên. Nguồn thu từ nông nghiệp năm 2008 chiếm 36,35%, tới năm 2010 tỷ trọng tương ứng giảm xuống còn 17,73%. Sự chuyển dịch cơ cấu nguồn thu nhập của hộ phù hợp với thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề đang diễn ra trên địa bàn.

Những thuận lợi của xã Hòa Phong trong quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề đó là: Hòa Phong có vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm hành chính của huyện Hòa Vang, lực lượng lao động dồi dào với tổng số lao động

chiếm trên 52% dân số của xã, quỹ đất của xã chiếm diện tích lớn là hướng đầu tư mở rộng sản xuất của nhiều doanh nghiệp, cơ quan, cá nhân. Cùng với sự phát triển năng động của thành phố, chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho địa phương. Bên cạnh đó, xã cũng gặp nhiều khó khăn đó là: đội ngũ lao động dồi dào nhưng phần lớn không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chưa qua đào tạo; thiếu vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề là những hạn chế cho thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành nghề tại địa phương.

5.2 Khuyến nghị

Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề giúp xã đạt được mục tiêu xây dựng nông thôn mới, trong phạm vi đề tài, tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau:

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư bên ngoài, phát triển các nhà máy, các doanh nghiệp, khuyến khích các dự án đang hoạt động tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong xã.

Cần có sự quan tâm của chính quyền xã, giúp người dân khai thác các ngành nghề mới, tìm đầu ra cho các hoạt động ngành nghề nhằm tạo thêm việc làm, góp phần tăng thu nhập cho người dân và tăng nguồn thu ngân sách cho xã nhà.

Cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là phát triển giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi giao lưu, mở ra cơ hội hợp tác với các địa phương khác.

Chính quyền địa phương nên quan tâm nhiều hơn đến hệ thống đào tạo nghề, từ trường lớp, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, lĩnh vực đào tạo, chương trình đào tạo.

Nhà nước cần có chính sách cho vay vốn, vay ưu đãi cho người lao động trong các lĩnh vực sản xuất, phát triển ngành nghề mới, học nghề. Trong đó cần chú tâm những lao động lớn tuổi bị mất đất nông nghiệp do họ khó có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Đức Chính, Giáo trình kinh tế lao động, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 2001

[2] Đô thị và nông thôn mới, Http://www.baodanang.vn/channel/53/201012, 2010

[3] Đỗ Hoài Nam, Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và phát triển các ngành

trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1996

[4] Đinh Thị Kim Oanh, Bài giảng Kinh tế phát triển nông thôn, Đại học Nông lâm Huế, 2009

[5] Trần Anh Phương, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - thực trạng và những vấn

đề đặt ra, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/1/3/2,2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[6] Nguyễn Văn Tài, Di dân tự do nông thôn – thành thị ở thành phố Hồ Chí

Minh, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1998

[7] Nguyễn Ngọc Tiến, Hai mươi năm chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm, Nhà xuất bản khoa học – xã hội, 2006

[8] Bùi Thị Vân, Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam từ năm 1986

MỤC LỤC

4.5.2 Những thuận lợi, khó khăn của người dân ...33

Thuận lợi...34

Bảng 12: Những thuận lợi của người dân làm thợ thủ công ...34

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ

Bảng 1: Cơ cấu GDP nước ta phân theo ngành kinh tế Error: Reference source not found

Bảng 2: Cơ cấu lao động nước ta phân theo ngành kinh tế ... Error: Reference source not found

Bảng 3: Cơ cấu GDP Đà Nẵng phân theo ngành kinh tế ... Error: Reference source not found

Bảng 4: Cơ cấu lao động Đà Nẵng phân theo ngành kinh tế ... Error: Reference source not found

Bảng 5: Vốn đầu tư của Đà Nẵng vào các ngành kinh tế ... Error: Reference source not found

Bảng 6: Tình hình sử dụng đất của xã Hòa Phong giai đoạn 2008 - 2010 Error: Reference source not found

Bảng 7: Đặc điểm dân số và cơ cấu lao động của xã giai đoạn 2008 – 2010

... Error: Reference source not found Bảng 8: Đặc điểm nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra Error: Reference source not found

Bảng 9: Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra Error: Reference source not found

Bảng 10: Mức thu nhập của các hộ điều tra . Error: Reference source not found Hình 1: Vị trí điểm nghiên cứu ... Error: Reference source not found Biểu đồ 1: Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế xã Hòa Phong giai đoạn 2008 – 2010 ... Error: Reference source not found Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động của các ngành kinh tế xã Hòa Phong giai đoạn 2008 - 2010 ... Error: Reference source not found

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế xã Hòa Phong giai đoạn 2008 - 2010

Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động của các ngành kinh tế xã Hòa Phong giai đoạn 2008 - 2010

DANH MỤC CÁC HỘP

Hộp 1: Đời sống người dân tái định cư được ổn định Hộp 2: Mức thu nhập của người dân tăng

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT CN Công nghiệp DV Dịch vụ ĐVT Đơn vị tính NN Nông nghiệp TM Thương mại TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố Tr.đồng Triệu đồng

TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề tại xã hòa phong - huyện hòa vang - tp đà nẵng (Trang 34 - 45)