Phối hợp các họat động liên quan trực tiếp tới kinh doanh ngoạ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.doc (Trang 57 - 58)

Các hoạt động của NHTM có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, nếu một nghiệp vụ được làm tốt thì sẽ tạo điều kiện để làm tốt nghiệp vụ khác. Họat động KDNH có quan hệ trực tiếp nhất đối với hoạt động thanh toán quốc tế. Khi hoạt động thanh toán quốc tế được tốt, thì khách hàng là các công ty xuất nhập khẩu sẽ đến giao dịch nhiều với ngân hàng, từ đó làm tăng doanh số bán ngoại tệ của ngân hàng với các khách hàng đó. Để làm được điều này, BIDV cần thực hiện tốt chính sách khách hàng như đã trình bày ở trên. Cụ thể BIDV cần đưa ra một tỷ lệ ký quỹ hợp lý, giả chi phí giao dịch cho khách hàng có quan hệ lâu dài với ngân hàng, tư vấn cho khách, giúp khách hàng hoàn thiện bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế để việc thanh toán diễn ra an toàn hơn. Bên cạnh đó, BIDV cần chú trọng mở rộng quan hệ các ngân hàng nước ngoài để có thể tận dụng sự trợ giúp về đào tạo nghiệp, khai thác thông tin cũng như để trở thành đối tác trong các phương thức thanh toán quốc tế. Hiện nay thì trên thị trường Việt Nam thì ngân hàng nước ngoài mà BIDV cần có mối quan hệ hợp tác là HSBC và ANZ. Hoặc cũng có thể thực hiện một biện pháp khác đó là khi ngân hàng thực hiện cổ phần hóa thì chào bán cổ phần cho các ngân hàng lớn trên thế giới để họ có thể giúp BIDV sau cổ

phần hóa hoạt động tốt hơn trong không chỉ lĩnh vưc KDNT mà còn nhiều lĩnh vực kinh doanh ngân hàng khác với kinh nghiệm và trình độ trong kinh doanh ngân hàng chuyên nghiệp của các ngân hàng này.

3.2.5 Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong kinh doanh

Hiện tại USD vẫn là ngoại tệ được các doanh nhiệp xuất nhập khẩu sử dụng chủ yếu trong thanh toán quốc tế. Trong các ngân hàng thương mại nói chung và BIDV nói riêng thì từ huy động đến cho vay, dự trữ hay kinh doanh ngoại tệ đến các dịch vụ thanh toán quốc tế đều sự dụng USD là chính. Tại BIDV thì doanh số KDNT là USD chiếm tới hơn 75%. Do đó để đa dạng hóa trong kinh doanh đồng thời hạn chế rủi ro biến động tỷ giá USD thì cần đa dạng hóa ngoại tệ sử dụng. Do đó, HSC cần có kế hoạch cụ thể về một cơ cấu ngoại tệ hợp lý theo hướng đa dạng hóa các loại ngọai tệ mạnh khác như EUR vì đây cũng là một ngoại tệ mạnh khác trong thời gian gần đây cạnh tranh mạnh mẽ với USD trên thị trường quốc tế để tránh phụ thuôc vào USD. Như trong thời gian tháng 3 và 4 năm 2008 vừa qua tỷ giá USD biến động giảm mạnh làm các ngân hàng không dám mua USD và sau đó tỷ giá lại tăng mạnh trở lại do cầu USD cao mà cung thấp cộng với lãi suất VND tăng cao làm cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ chủ yếu là USD của các ngân hàng nói chung không phát triển.

Biện pháp này sẽ không thể thành công nếu không có sự phối hợp thực hiện của cả nhà nước và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vì nếu chỉ BIDV và các ngân hàng thực hiện trong khi thị trường vẫn chỉ ưa thích USD thì sẽ không thể thành công. Việc đa dạng hóa ngoại tệ trong kinh doanh, giảm tịnh trạng phụ thuộc quá nhiều vào USD còn giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển lành mạnh hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.doc (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w