Lưu huỳnh trong trầm tích

Một phần của tài liệu CÁC CHU TRÌNH VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI (Trang 27 - 30)

Về phương diện lắng đọng, chu trình lưu huỳnh có liên quan tới các “trận mưa" lưu huỳnh khi xuất hiện các cation sắt và canxi (calcium) cũng như sắt sunphua không hòa tan (FeS, Fe2S3, FeS2 hoặc dạng kém hòa tan (CaSO4), sắt sunphua (FeS) được tạo thành trong điều kiện kỵ khí có ý nghĩa sinh thái đáng kể. Nó không tan trong nước có pH trung tính hay nước có pH kiềm; thông thường lưu huỳnh có thế năng để tạo nên sự liên kết với sắt trong điều kiện như thế. Khi bị chôn vùi, pyrit (FeS2) xuất hiện như một yếu tố ổn định về mặt địa chất và là nguồn dự trữ ban đầu của cả sắt và lưu huỳnh trong các đầm lầy cũng như trong các trầm tích khác.

Sự oxy hóa các sunphit trong các trầm tích biển là một quá trình quan trọng, tuy nhiên còn ít nghiên cứu. Có thể chỉ ra rằng, thiosunphat (S2O32-) đóng vai trò như chỗ rẽ trong quá trình tạo thành lượng lớn các sản phẩm oxy hóa của hydro sunphit, sau quá trình đó, SO32- bị khử trở lại đến hydro sunphit hoặc bị oxy hóa đến sunphat (Jorgensen, 1990).

Nhìn tổng quát, chu trình lưu huỳnh trong sinh quyển diễn ra cả ở 3 môi trường: đất, nước và không khí, trong cả điều kiện yếm khí và kỵ khí. Nguồn dự trữ của chu trình tập trung ở trong đất, còn trong không khí rất nhỏ. Chìa khóa của quá trình vận động là sự tham gia của các vi khuẩn đặc trưng cho từng công đoạn:

- Sự chuyển hóa của hydro sunphit (H2S) sang lưu huỳnh nguyên tố, rồi từ đó sang sunphat (SO4 ) do hoạt động của vi khuẩn lưu huỳnh không màu hoặc màu xanh hay màu đỏ.

- Sự oxy hóa hydro sunphit thành sunphat lại do sự phân giải của vi khuẩn Thiobacillus.

- Sunphat bị phân hủy kỵ khí để tạo thành hydro sunphit là nhờ hoạt động của vi khuẩn Desulfovibrio.

Lưu huỳnh nằm ở các lớp sâu trong trầm tích dưới dạng các sunphit, đặc biệt là pyrit (FeS2), khi xâm nhập lên tầng mặt lưu huỳnh xuất hiện dưới dạng hydro sunphit với sự tham gia của các nhóm vi khuẩn kỵ khí.

Chu trình lưu huỳnh trên phạm vi toàn cầu được điều chỉnh bởi các mối tương tác giữa nước - khí - trầm tích và của các quá trình địa chất - khí hậu - sinh học.

6. Chu trình cuả các nguyên tố thứ yếu

Những nguyên tố thứ yếu với nghĩa rộng, gồm các nguyên tố hóa học thực thụ và cả những hợp chất của chúng. Những nguyên tố này có vai trò quan trọng đối với sự sống, song thường không phải là những chất tham gia vào thành phần cấu trúc và ít có giá trị đối với hệ thống sống. Những nguyên tố thứ yếu thường di chuyển giữa cơ thể và môi trường để tạo nên các chu trình như các nguyên tố dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, nói chung, chúng là các chu trình lắng đọng.

Rất nhiều chất không thuộc các nguyên tố dinh dưỡng, nhưng cũng tập trung trong những mô xác định của cơ thể do sự tương đồng về mặt hóa học với các nguyên tố quan trọng cho sự sống. Sự tập trung nhiều khi gây hại cho cơ thể, chẳng hạn những chất phóng xạ, chì, thủy ngân....

Hiện nay, các nhà sinh thái học và môi trường rất quan tâm đến các chu trình này, bởi vì sau cuộc Cách mạng Công nghiệp, con người đã thải ra môi trường quá nhiều các chất mới lạ, độc hại, không kiểm soát nổi. Khi các chất tích tụ trong cơ thể, ở hàm lượng thấp, sinh vật có thể chịu đựng được do các phản ứng thích nghi, song ở hàm lượng vượt ngưỡng, sinh vật khó có thể tồn tại. Tuy nhiên, cần hiểu rằng, rất nhiều chất độc hiện tại, tồn tại trong đất, trong nước... với hàm lượng rất thấp, không trực tiếp gây ảnh hưởng tức thời đến hoạt động sống của sinh vật ở các bậc dinh dưỡng thấp, nhưng vẫn có thể làm hại cho những sinh vật ở cuối xích thức ăn do cơ chế "khuếch đại sinh học ", nghĩa là tần số tích lũy các chất độc tăng theo các bậc dinh dưỡng. Theo những tài liệu gần đây, ngoài lượng CO2, NOx, SOx, bụi... hàng năm các ngành công nghiệp còn đưa vào môi trường hàng ngàn loại hóa chất, trên 2 triệu tấn chì, 80.000 tấn arsenic, khoảng 12.000 tấn thuỷ ngân, 94.000 tấn chất thải phóng xạ và

nhiều chất hữu cơ như benzen, clorometin, vinin, clorit. . . Trong chúng, nhiều chất có độc tính rất cao, nhưng lại tồn đọng lâu trong thiên nhiên như Stronti (Sr - 90), các thuốc trừ sâu diệt cỏ có gốc phốt pho và clo hữu cơ, đặc biệt là DDT, 2,4 D, 2, 4, 5T. . . rồi xâm nhập vào cơ thể sinh vật và con người thông qua các xích thức ăn. Trên đồng ruộng của chúng ta đã rung lên tiếng chuông báo động về sự lạm dụng các hóa chất độc sử dụng trong nông nghiệp, trong bảo quản hoa quả ... gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.

Chu trình Hg:

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Trái đất của chúng ta là một hệ sinh thái khổng lồ đã bước vào giai đoạn ổn định trong quá trình tiến hoá hàng trăm triệu năm nay. Con người dù tài giỏi tới mấy cũng chỉ là “vật kí sinh” trên nó. Song trong lịch sử phát triển của mình con người đang làm cạn kiệt tài nguyên vốn giàu có, làm cho môi trường vốn trong sạch của Trái Đất bị ô nhiễm và xáo động nặng nề.

Chu trình vật chất vẫn đang diễn ra. Hiện nay các nhà sinh thái học và môi trường rất quan tâm đến các chu trình này, bởi vì sau cuộc cách mạng công nghiệp, con người đã thải ra môi trường quá nhiều các chất mới lạ, độc hại, không kiểm soát nổi.

Qua quá trình sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp con người đã thải ra rất nhiều chất thải độc hại. Những chất này ngấm xuống đất, nước và tồn tại trong không khí làm ảnh hưởng đến chu trình vật chất vả sức khoẻ của con người.

Hiểu được chu trình vật chất chúng ta áp dụng nó vào đời sống sinh hoạt và sản xuất. sử dụng một số loại vi khuẩn, nấm, tảo vào việc xử lí chất thải và sản xuất phân đạm; cải tạo đất đai, nâng cao năng suất cây trồng.

Một phần của tài liệu CÁC CHU TRÌNH VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w