- Xác định được vị trí mục tiêu, chuẩn kiến thức và kĩ năng, nội dung cơ bản,trọng tâm của bài dạy.
- Giảng dạy kiến thức cơ bản, có hệ thống. Nội dung dạy học đảm bảo giáo dục,tồn diện (về thái đơ, tinh thần, thẩm mỹ).
- Nội dung dạy học cập nhật những vấn đề xã hội, nhân văn gần với thực tế, đời sống xung quanh của học sinh.
- Nội dung dạy học phù hợp với tâm lý lứa tuổi, tác động tới các đối tượng,kể cả học sinh khuyết tật, học sinh lớp ghép (nếu có).
- Khai thác nội dung dạy học nhằm phát triển năng lục học tập của học sinh.
2 .Kĩ năng sư phạm
- Dạy học đúng đặc trưng bộ môn, đúng loại bài (lý thuyết, luyện tập, thực hành, ôn tập…)
- Vận dụng theo phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với các đối tượng theo hướng phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học và theo hướng đổi mới.
- Xử lý các tình huống sư phạm phù hợp với đối tượng và có tác dụng giáo dục
- Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể cả ĐDDH tự làm thiết thực, có hiệu quả
- Lời giảng mạch lạc, truyền cảm; chữ viết đúng; trình bày hợp lý. - Phân bố thời gian đảm bảo tiến trình dạy học, đạt mục tiêu của bài dạy và phù hợp với thực tế lớp học.
3.Thái độ sư phạm
- Tác phong sư phạm chuẩn mực, gần gũi, ân cần với học sinh. - Tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh.
- Kịp thời giúp đỡ học sinh có khó khăn học tập, động viên để mỗi học sinh đều được phát triển kịp thời năng lực.
4. Hiệu quả
- Tiến trình tiết dạy hợp lý,nhẹ nhàng ; các hoạt động học tập diện ra tự nhiên, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học.
- Học sinh tích cực chủ động tiếp thu bài, có tình cảm, có thái độ đúng. - Học sinh vận dụng kiến thức vào bài học.
Kiểm tra tổ chuyên mơn giúp hiệu trưởng thấy được tồn bộ bức tranh hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên, trong đó bộc lộ tất cả các khâu của q trình giảng dạy giáo dục, thấy rõ tác động của tập thể đến cá nhân và mối quan hệ tương tác giữa các thành viên trong tập thể . Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng, nhóm trưởng về nhận thức , vai trị, tác dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo chun mơn…
- Kiểm tra hồ sơ của tổ chuyên môn: kế hoạch, biên bản, chất lượng dạy, các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm.
- Kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn: soạn bài, chấm bài, dự giờ, giảng mẫu…
- Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. - Kiểm tra việc chỉ đạo phong trào học tập của học sinh theo từng khối: ngoại khoá, phụ đạo, thực hành, bồi dưỡng học sinh giỏi…
- Kiểm tra chất lượng dạy và học của tổ chun mơn, tác dụng, uy tín trong trường.
7.3. Kiểm tra các chuyên đề khác:
Tập trung kiểm tra những nội dung mà năm học trước giáo viên thực hiện còn hạn chế như: kiểm tra việc chuẩn bị giờ lên lớp, kiểm tra giờ dạy trên lớp, kiểm tra việc thực hiên quy chế chun mơn, kiểm tra hoạt động ngồi lớp, ngoài trường của giáo viên. Đồng thời đề ra những giải pháp tích cực giúp giáo viên khắc phục những hạn chế đó để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Trên cơ sở các nội dung đã trình bày ở trên, hiệu trưởng sử dụng các hình thức và phương pháp kiểm tra linh hoạt, sáng tạo và tiến hành theo quy trình hợp lý
7.4. Kiểm tra các bộ phận ban ngành:
Hiệu trưởng sẽ trực tiếp kiểm tra các bộ phận ban ngành và các bộ phận trong nhà trường như : cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, tài chính, văn thể,…
7.4.1. Kiểm tra cơ sở vật chất:
* Kiểm tra nhà cửa, phịng làm việc, lớp học nhằm hai mục đích: một là thẩm định tính hợp lý khoa học, đảm bảo vệ sinh trường lớp, hai là đảm bảo an toàn, thẩm định giá trị sử dụng nơi làm việc.
Hiệu trưởng quan sát trực tiếp, kết hợp với thăm dò dư luận, ý kiến phát hiện của đơn vị và cá nhân.
* Kiểm tra bàn ghế, bảng, giá sách, tủ:
Kiểm tra để nắm bắt kịp thời tình trạng mất mát, hư hỏng của các loại đồ dùng bằng gỗ. Phương pháp kiểm tra chủ yếu là quan sát kết hợp với thăm dò dư luận, ý kiến phát hiện của đơn vị và cá nhân.
7.4.2.Kiểm tra thiết bị dạy học:
Thiết bị dạy học bao gồm các đồ dùng dạy học , các phương tiện dạy học. Các phương pháp kiểm tra chủ yếu là: quan sát, nghiên cứu hồ sơquản lý và sử dụng thiết bị dạy học.
7.4.3. Kiểm tra thư viện:
Hiệu trưởng kiểm tra thư viện, trước hết kiểm tra chức năng hoạt động của cán bộ thư viện. Thư viện khơng chỉ là nơi giữ sách mà cịn là nơi phổ biến sách báo cho bạn đọc. Sách báo phải được bảo quản giữ gìn, thống kê, phân loại theo chuyên môn ngành thư viện. Các sách báo phải được bổ sung kịp thời hàng tháng và đầu năm học. Hiệu trưởng sử dụng các phương pháp kiểm tra như: quan sát, đàm thoại, nghiên cứu hồ sơ sổ sách quản lý, sử dụng, phổ biến sách báo, tài liệu của thư viện để kiểm tra hoạt động của thư viện.
7.4.4. Kiểm tra tài chính:
Hiệu trưởng kiểm tra việc ghi chép trên chứng từ, trên sổ kế toán, trên báo cáo tài chính; kiểm tra việc thu chi các nguồn kinh phí trong ngân sách và ngồi ngân sách; kiểm tra việc chấp hành các thể lệ, chế độ, nguyên tắc kế tốn tài chính và thu nộp ngân sách.
Khi kiểm tra hiệu trưởng có thể sử dụng các phương pháp như: quan sát, đàm thoại, nghiên cứu hồ sơ sổ sách để kiểm tra tài chính.
7.5. Kiểm tra học sinh:
Trong công tác quản lý nhà trường, hiệu trưởng phải tiến hành kiểm tra tập thể lớp học sinh toàn diện hoặc theo chuyên đề. Từ việc kiểm tra này mà hiệu trưởng nắm bắt được tình hình học tập và rèn luyện chung của một lớp, một khối lớp cũng như toàn trường và thấy được tác động giáo dục đồng bộ của tập thể sư phạm trong giảng dạy, giáo dục.
Nội dung kểm tra bao gồm:
- Kiểm tra hoạt động học tập: thái độ, nề nếp, phương pháp, kết quả học tập, sự tương trợ giúp đỡ nhóm trong học tập.
- Kiểm tra trình độ được giáo dục của học sinh về các mặt: đạo đức, lối sống, ý thức và kỷ luật lao động, ý thức bảo vệ sức khoẻ - vệ sinh, biết thưởng thức và sáng tạo cái đẹp, nghệ thuật…
- Sinh hoạt tập thể lớp.
- Việc xây dựng các tổ cá nhân điển hình.