3.4.1. Kiến nghị với Tổng cục du lịch
- Tổng cục Du lịch cần có kế hoạch giúp Sở VHTT&DL Hà Nội lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội mở rộng. Từ đó, xác định các địa bàn du lịch trọng điểm, địa bản du lịch tiềm năng cần đƣa vào khai thác; hình thành những chƣơng trình du lịch mới có sức hấp dẫn, có sự liên kết giữa các khu vực khác nhau của Hà Nội để mang lại hiệu quả khai thác cao.
- Có các văn bản quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn điểm, tuyến du lịch - Tăng cƣờng hơn nữa cho công tác xúc tiến, quảng bá
- Cử cán bộ đi học các lớp ngắn hạn, dài hạn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực du lịch
3.4.2. Kiến nghị với UBND TP Hà Nội
- Thành lập tiểu ban xây dựng QHTT phát triển du lịch Hà Nội mở rộng đến năm 2010- 2020.
- Hỗ trợ kinh phí để phát triển du lịch; cải tạo, nâng cấp, đầu tƣ xây dựng, từng bƣớc hoàn thiện hệ thống đƣờng giao thông, CSHT của các điểm du lịch
3.4.3. Kiến nghị với Sở VHTT&DL Hà Nội
- Hoàn thiện đề án QHTT phát triển du lịch Hà Nội mở rộng.
- Hỗ trợ trực tiếp về mặt chuyên môn cho các điểm kinh doanh du lịch thông qua việc mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng kỹ năng, kiến thức văn hoá du lịch ...
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Thủ đô thông qua nhiều hình thức khác nhau, đẩy mạnh giới thiệu các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm thu hút đông đảo du khách đến và quay trở lại Hà Nội.
3.4.4. Kiến nghị với các sở, ban, ngành liên quan
- Sở Giao thông Vận tải: Xây dựng kế hoạch phát triển CSHT giao thông và phát triển hoạt động vận tải với mục tiêu vận chuyển khách một cách hiệu quả, an toàn.
- Sở Kế hoạch và Đầu tƣ: Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển du lịch tại các điểm có nhiều tiềm năng du lịch và đang có sức thu hút du khách cao.
- Sở Tài nguyên và Môi trƣờng: Triển khai thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nhà đầu tƣ du lịch. Tổ chức quản lý, hƣớng dẫn, kiểm tra công tác bảo vệ môi trƣờng sinh thái tại các khu điểm du lịch, các làng nghề đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững.
- Các ngành: điện lực, bƣu chính viễn thông, ngân hàng, thƣơng mại... có kế hoạch phối hợp với ngành du lịch để gắn kết các hoạt động theo chuyên ngành phục vụ cho phát triển du lịch.
- Các cơ quan Báo chí, truyền hình phối hợp để đƣa tin về các hoạt động du lịch của Hà Nội, tăng cƣờng chuyên mục giới thiệu các điểm, tuyến du lịch trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng.
KẾT LUẬN
Trải qua các giai đoạn phát triển, có thể nói ngành Du lịch Hà Nội đã có những bƣớc tiến đáng kể, năng lực cạnh tranh cũng từng bƣớc nâng lên. Những năm gần đây, du lịch Hà Nội đã đạt đƣợc một số thành tựu: Bƣớc đầu du lịch Hà Nội phát triển theo đúng định hƣớng: bền vững, giữ gìn đƣợc truyền thống văn hoá lịch sử, môi trƣờng, đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Hệ thống
cơ sở vật chất kỹ thuật đã đƣợc nâng cấp và hoàn thiện, chất lƣợng dịch vụ đƣợc cải tiến. Lƣợng khách đến du lịch Hà Nội ngày càng nhiều. Đó là kết quả của công tác đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, các sản phẩm du lịch trên địa bàn Hà Nội cùng với công tác tuyên truyền quảng bá sâu rộng của ngành Du lịch Thủ đô.
Việc mở rộng địa giới vào năm 2008 đã mở ra rất nhiều cơ hội để du lịch Hà Nội phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô. Tuy nhiên, du lịch Hà Nội cũng còn nhiều khó khăn và hạn chế nhƣ: Cơ sở hạ tầng đô thị và hạ tầng du lịch còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ; công tác quy hoạch tổng thể chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển đầu tƣ; hoạt động quảng bá du lịch thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả không cao do thiếu kinh phí, cơ chế chƣa rõ ràng, chƣa khuyến khích đầu tƣ du lịch một cách thiết thực và khiến nhà đầu tƣ nhiều khi lúng túng trong hoạt động; suy thoái kinh tế toàn cầu cũng ảnh hƣởng tiêu cực khiến tốc độ đầu tƣ và triển khai có phần chững lại; việc đầu tƣ cho nhân lực du lịch chất lƣợng cao tuy có chuyển biến nhƣng vẫn còn yếu so với nhu cầu phát triển.Trong giai đoạn tới, ngành du lịch Hà Nội dự kiến sẽ triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, việc lập quy hoạch mạng lƣới tuyến, điểm du lịch cũng nhƣ có những biện pháp thích hợp để khai thác có hiệu quả cao các tuyến điểm đó là một nội dung quan trọng. “Đất trăm nghề’’ Hà Tây nay chỉ còn là địa danh trong lịch sử, mảnh đất ấy đã và đang đóng góp rất nhiều trong công cuộc phát triển du lịch của Thủ đô. Trách nhiệm của những ngƣời làm du lịch là làm thế nào để những đóng góp ấy không chỉ giúp du lịch Hà Nội có thêm lợi thế trong phát triển mà mục tiêu xa hơn là phải tạo dựng đƣợc vị thế đặc biệt của du lịch Thủ đô trong phạm vi quốc gia và khu vực.
References.