Những nét riêng giữa hai chị em:

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn (Nguyễn Thành Chung) (Trang 32 - 34)

II/ Nghị luận về hiện tượng đời sốn g: 1/ Yêu cầu :

b.Những nét riêng giữa hai chị em:

- Tài nghệ của Nguyễn Thi trong xây dựng nhân vật là đã tạo ra những nét riêng của hai nhân vật này. Mỗi người một vẻ, không lẫn với nhau được. Những nét tính cách của Việt và Chiến xét đến cùng là do một người là gái, một ngưòi là trai, một ngưòi là chị, một người là em.

- Nhân vật Chiến có cái gan góc riêng của phụ nữ. Việt có thể dũng cảm trong chiến đấu nhưng không thể có cái gan kiên trì ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình của chú Năm như Chiến.

Việt hiếu động, chỉ thích bắt ếch, câu cá, bắn chim, lúc nào cũng có cái ná thun trong mình. Là chị nên Chiến tuy chưa hết tính trẻ con , có lúc cũng tranh với em, nhưng cũng có lúc lại biết nhường nhịn em, như khi tranh công bắt ếch. Tuy nhiên khi ghi tên tòng quân thì Chiến nhất định không nhường em. Như vậy ở Chiến có sự hoà lẫn giữa tính trẻ con và niềm khát khao đánh giặc, có tấm lòng thương em của một người chị biết suy nghĩ chính chắn. Không chịu nhường em ở những nơi đạn bom nguy hiểm. Chiến là cô gái đảm đang tháo vát, sớm biết lo nghĩ. Vả lại cha mẹ mất cả, là ngưòi chị lớn, phải sớm làm chủ gia đình. Vì thế ở Chiến có cái gì đó tỏ ra khôn ngoan, già dặn trước tuổi. Điều này chính Việt đã nhận xét về chị trong cái đêm trước khi tòng quân “Chà, chị Chiến bữa nay nói in như má vậy!”. Bởi vì đây là giờ phút Chiến phải đứng ra thu xếp việc nhà chu đáo trước khi lên đường. Và chú Năm cũng khen khi Chiến trình bày ý kiến của mình “Khôn! việc nhà nó thu don được gọn thì việc nước nó được mở rộng…”. Ngoài ra Chiến là cô gái mới lớn nên bắt đầu thích soi gương, thích làm duyên làm dáng, đi đánh giặc mà vẫn có cái kiềng trong túi…

- Còn ở Việt thì trẻ con hơn, hiếu thắng. Vả lại là em nên không cần phải nhường nhịn ai. Công việc trong gia đình Việt đều phó mặc tất cả cho chị Chiến, nghe chị bàn việc gia đình thì cứ ừ ào cho qua, vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay” “rồi ngủ quên lúc nào không biết”. Việt còn trẻ con quá nên đã đi bộ đội rồi mà vẫn dắt theo ná thun, yêu quý chị mà cứ giữ kín vì sợ mất chị, đánh giặc không sợ chết mà lại sợ ma, khi gặp lại đồng đội thì vừa khóc vừa cười…Tuy nhiên khi xung trận thì Việt là một chiến sĩ dũng cảm, tinh thần cảnh giác và chiến đấu rất cao.

3.Kết bài

- Tóm lại hai nhân vật Việt và Chiến đúng là có nhiều đức tính giống nhau, nhưng đồng thời lại là hai cá tính khác nhau. Tuy thế cả hai đều rất đáng yêu, dễ mến. Hai nhân vật để lại ấn tượng đậm nét trong lòng ngưòi đọc.

- Nhận xét: Nguyễn Thi rất tinh tế, sắc sảo trong bút pháp xây dựng nhân vật, tạo được sự lôi cuốn hấp dẫn ngưòi đọc.

Đề 2: Truyện “Những đứa con trong gia đình” Nguyễn Thi có nêu một quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như một sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông gia đình lại cùng đổ về một biển, “mà biển thì rộng lắm […] , rộng bằng cả nước ta và ngoài cả nước ta”.

Hãy chứng minh rằng trong truyện của Nguyễn Thi có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ thế hệ cha anh đến thế hệ chị em Việt và Chiến.

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu tác phẩm.

- Giới thiệu vấn đề (nêu quan niệm của Nguyễn Thi).

II. Thân bài

Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” quả là có một dòng sông truyền thống gia đình chảy miên man không dứt.

1. Khúc thượng nguồn của dòng sông được nhà văn cho thấp thoáng hiện ra qua hình tượng chú Năm. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả miêu tả nhân vật này có những câu hò gợi về nguồn cội xa xưa. Đây cũng chính là tác giả của một cuốn gia phả độc đáo ghi lại nợ máu của quân thù và những chiến công hiển hách của những thành viên trong dòng họ dũng cảm, kiên cường gốc Nam bộ. Và khi hai chị em Chiến và Việt ra trận thì bàn thờ của má cũng khiêng qua gửi nhà chú Năm. Chú Năm là người đã giữ gìn quá khứ cho hiện tại, người cất giữ truyền thống cho thế hệ cháu con.

2. Gần gũi nhất với lớp thanh niên như Việt , Chiến là khúc sông của đời mẹ. Đây là một hình tượng phụ nữ mang dấu ấn khá riêng của Nguyễn Thi: vẫn rất phụ nữ nhưng không mảnh

mai, mềm yếu; ngược lại rất chắc khoẻ vể thể chất và mạnh mẽ về tinh thần. Con người ấy bộc lộ phẩm chất phụ nữ của mình ở sự tần tảo, xốc vác, ở sức chịu đựng, khả năng ghìm nén đau thương để sống, để chở che và tranh đấu.

- Ngưòi mẹ ấy hết lòng với chồng với con. Nhưng ở đây, cảm hứng của nhà văn về tình yêu của người mẹ là cảm hứng về một tình cảm có sức khiến con người không biết sợ, không biết chùn bước. Người phụ nữ ấy vừa bồng con, vừa cắp rổ đi theo thằng giặc để đòi đầu chồng. Người phụ nữ ấy hiên ngang đối đáp với giặc mà bàn tay to bản vẫn phủ lên đầu mấy đứa con đang đứng nép dưới chân.

- Có thể thấy qua hình tượng này truyền thống của người phụ nữ ở một đất nước mà đời sống thì quá khắc nghiệt, đau thương nhưng con ngưòi rất đỗi kiên cường, cao cả.

3. Người mẹ ấy sớm mất đi nhưng Nguyễn thi vẫn dụng tâm cho thấy bóng dáng và hồn phách của chị vẫn tiếp tục sống trong những đứa con.

- Trước hết là Chiến, cô con gái thừa hưởng ở mẹ cả vóc dáng to chắc và tính nết gan góc, tháo vát. Tuy nhiên ở Chiến vẫn có những nét riêng mà má cô không có: cô đã đi vào cuộc chiến đấu rất hồn nhiên, vui tươi hơn người mẹ. Bởi cô là khúc sông sau. Nhưng khúc sông sau vẫn là của dòng sông truyền thống ấy.

- Việt cũng thế. Mẹ cha đã truyền lại cho cậu con trai ý chí kiên cường và cả lòng dũng cảm. Đó là cái tính không biết sợ, cái thái độ coi việc đánh giặc cũng tự nhiên như hít thở khí trời, không có gì cần phải đo đắn, phân vân, một việc dĩ nhiên phải thế.

- Việt khác chị ở cái dáng vẻ lộc ngộc, vô tư của một cậu con trai út đang tuổi ăn tuổi ngủ. Nhà văn Nguyễn Thi khắc hoạ hình tượng nhân vật bằng những chi tiết rất bình dị., chất phác, hồn nhiên, nhiều khi lại rất ngộ nghĩnh. Truyện đã mở ra khi Việt đã thành một chiến sĩ kiên cường. Dòng sông gia đình ấy, đến Việt, đã hoà nhập mạnh mẽ hơn lúc nào trước đó vào cả biển cả rộng lớn của cách mạng, của nhân dân cùng với trăm ngàn con sông khác.

III. Kết bài

- Khái quát lại vần đề đã chứng minh.

- Khẳng định: quan niệm của Nguyễn Thi mang tính khái quát rất cao, từ câu chuyện của một số nhân vật ta liên tưởng đến bao con ngưòi anh dũng khác, từ câu chuyện của một gia đình ta nghĩ đến câu chuyện của cả một dân tộc.

- Nét nghệ thuật đặc sắc được thể hiện trong truyện ngắn…

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn (Nguyễn Thành Chung) (Trang 32 - 34)