được hiểu theo nghĩa đơn giản nhất đó là việc quản lí
tài nguyên rừng và đất có liên quan để đáp ứng nhu cầu về các mặt xã hội, kinh
tế, văn hóa, tinh thần của thế hệ hiện tại và tương lai.
III) Định hướng phát triển và quản lí rừng bền vững quản lí rừng bền vững
Các định hướng căn bản
Một số quy định và điều luật:
•Nhà nước cần có các chính sách đầu tư cho việc phát triển rừng gắn liền với các hoạt động kinh tế- xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng ổn định và cải thiện đời sống cho người dân miền núi.
•Đầu tư và phát triển bảo vệ rừng phòng hộ, rừng quốc gia, động thực vật quý hiếm, nghiên cứu và ứng dụng các nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ để bảo vệ và phát triển rừng, quan tâm các hoạt đông trang bị
phòng cháy chữa cháy.
•Có chính sách hỗ trợ, phát triển và bảo vệ hoạt động làm giàu rừng sản xuất, trồng các cây có giá trị kinh tế cao, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, vốn, giống và đầu ra cho sản phảm lâm sản.
•Hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lí và xử phạt đối với các hành vi sai phạm trong quản lí, khai thác rừng trái phép…
Quyền lợi sở hữu:
•Trao quyền sở hữu rừng cho các cá nhân hộ gia định, cấp phép sử dụng dài hạn về sử dụng và hoàn trả theo quy định của nhà nước.
•Thành quả kinh tế gắn liền với thành quả lao động từ đất rừng được trao. •Triển khai công tác tuyên truyền giáo dục về vai trò và tầm quan trọng của rừng đi đôi với đào tạo kĩ năng sản xuất canh tác rừng.
- Nâng cao giá trị các sản phẩm rừng, đặc biệt là các sản phẩm vô hình vốn chưa được xem trọng: giá trị oxi và giá trị môi trường, phòng hộ của rừng.