• Ảnh hưởng truyền dẫn tỉ giá lên giá tiêu dùng và lạm phát trung bình tại các thị trường mới nổi.
(trục Y: phản ứng tích lũy của giá tiêu dùng đến cú sốc tỉ giá 1% sau một năm;
trục X: lạm phát trung bình trong giai đoạn lập dự toán)
- Có một mối tương quan dương giữa ERPT và lạm phát cả trong thời gian sau 4 hay 8 quý. Hệ số tương quan có ý nghĩa cả 2 trường hợp kiểm định Pearson và Spearman cho cả hai gđ thời gian 4 và 8 quý với mức ý nghĩa 1%; bằng chứng yếu về mqh dương giữa độ mở cửa nền kinh tế với ERPT tới giá tiêu dùng.
- Giá trị ước lượng của ERPT theo cơ chế nhận dạng theo Mô hình thay thế 1 nhìn chung tương tự với những giá trị ước tính của mô hình cơ sở. Một trường hợp ngoại lệ là Hungary, các giá trị ước lượng về ERPT tới giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng đều giảm đáng kể.
- Giá trị ước lượng của ERPT theo cơ chế nhận dạng theo Mô hình thay thế 2 nhìn chung tương tự với những giá trị ước tính trước đó.
- ERPT tới giá NK tại Argentina, Chile, Hungary, Ba Lan, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ gần 1.
- ERPT tới giá NK tại các nước Châu Á & CH Séc thấp. - ERPT tới giá tiêu dùng thấp hơn so với ERPT tới giá
NK.
- Có tương quan dương giữa lạm phát và ERPT sau khi loại trừ Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi phân tích.
KẾT LUẬN
Bài viết này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các mô thức ERPT tới giá cả nội địa trên thế giới dựa trên các mô hình vector tự hồi quy đối với một số lượng đáng kể của các quốc gia, bao gồm 12 quốc gia thị trường mới nổi thuộc ba khu vực thị trường mới nổi chính trên thế giới và một nhóm kiểm soát bao gồm các quốc gia công nghiệp.
Tại tất cả các quốc gia, kết quả nghiên cứu chỉ ra có một sự suy giảm ERPT dọc theo chuỗi giá.
Phân tích của chúng tôi phần nào đi ngược quan điểm truyền thống cho rằng ERPT tại các nền kinh tế "mới nổi" luôn luôn cao hơn đáng kể so với các nền kinh tế "phát triển“.
KẾT LUẬN
Đối với các thị trường mới nổi có tỉ lệ lạm phát hàng năm chỉ một con số (nhất là các nước châu Á) ERPT thấp và ít khác biệt so với mức độ ERPT tại các nền kinh tế phát triển.
Nhìn một cách tổng quát, mối tương quan giữa lạm phát và ảnh hưởng truyền dẫn tỉ giá có ý nghĩa thống kê khi hai nước có dữ liệu ngoại lệ (Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ) được loại trừ ra khỏi phân tích do các kết quả ở các nước này không đáng tin cậy.
KẾT LUẬN
Bằng chứng về một hệ số tương quan dương giữa độ mở của nền kinh tế và ảnh hưởng truyền dẫn tỉ giá có vẻ yếu hơn là mối tương quan giữa lạm phát và ảnh hưởng truyền dẫn tỉ giá, thậm chí kể cả trường hợp mức độ lạm phát được kiểm soát..