Hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ của HTXNN Phú Mậu

Một phần của tài liệu tìm hiểu hoạt động dịch vụ đầu vào đối với sản xuất hoa tại hợp tác xã phú mậu ii, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 39)

- Thu thập thông tin

c/ Các hình thức trồng hoa của địa phương

4.3.2 Hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ của HTXNN Phú Mậu

Bảng 7: Tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ đầu vào

Nơi cung ứng Số hộ sử dụng Tỉ lệ %

HTX 12 60

Đại lý 1 5

HTX, Đại lý 7 35

Kết quả phỏng vấn hộ cho thấy: 95% số hộ cần nhận các dịch vụ từ hợp tác xã và chỉ có 5% số hộ không sử dụng các dịch vụ đầu mà HTX cung cấp. Tuy nhiên đây chỉ mới là đối với sản xuất hoa màu còn tất nhiên đối với sản xuất nông nghiệp nói chung: Lúa, hoa màu thì tỉ lệ này phải là 100% bởi vì dịch vụ làm đất do HTX đảm nhiệm và đây là dịch vụ, đầu vào cần thiết nhất, nếu không có nó thì bà con không thể làm ruộng được.(Bảng 7)

Bảng 8: Bảng cân đối tỉ lệ các loại hoa được trồng tại HTXNN Phú Mậu II

Các loại hoa Số hộ trồng Tỉ lệ % Cúc 20 100 Đồng tiền 7 35 Vạn Thọ 8 40 Tia sao 7 35 Lily 6 30 (Nguồn: Phỏng vấn cá nhân)

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Cúc là loại cây trồng chính của bà con trồng hoa nơi đây. Theo số liệu thu thập được từ Tiến sĩ Đặng Văn Đông – Viện nghiên cứu Rau Quả, Viện khoa học Nông nghiêp Việt Nam: Thu nhập bình quân cả nước đối với lĩnh vực trồng hoa, cây cảnh là 60-70 triệu đồng/ha/năm và thu nhập này gấp 9-10 lần so với trồng lúa. Trong khi đó ở xã Phú Mậu thu nhập trung bình 140 triệu đồng/ha/năm, gấp 20 lần so với trồng lúa. Sở dĩ lại có được kết quả đáng kể như vậy là do nguồn giống, kỹ thuật cung cấp cho HTX là từ Viện nghiên cứu Rau Quả Hà Nội, Viện khoa học Nông Nghiệp Việt Nam và từ Đà Lạt nhập ra. Đặc biệt là các giống cúc từ Hà Nội chuyển vào với khả năng sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh đã mang lại năng suất cao và phẩm chất tốt. Còn các loại hoa đồng tiền: hoa kép, đường kính hoa to 12-14 cm, năng suất cao, sinh trưởng mạnh, màu sắc hấp dẫn, được nhiều người sản xuất ưa chuộng. Ngoài ra ở Viện Rau Quả còn có rất nhiều giống hoa như hoa cẩm chướng, loa kèn, lay ơn, sen, lan, hoa hồng. Trong đó giống hoa hồng giâm cành đạt tỷ lệ sinh trưởng và phát triển là 50-90%, còn giống hoa cúc lên đến 70-100%. Chính vì vậy mà hầu hết các nông hộ tham gia trồng hoa trong toàn xã đều tiến hành trồng hoa cúc và đây chính là loại hoa chủ lực mang lại thu nhập chính cho bà con. Vào năm 2009 trung bình mỗi cây hoa Cúc bán với giá 2500 đồng, mang lại thu nhập 120 triệu đồng/ha/năm. Còn năm 2010 được bán với giá 3000 đồng, mang lại thu nhập 140 triệu đồng/ha/năm, dịch bệnh xảy ra hàng năm là 10%- 15%. Và trong tương lai gần giống hoa loa kèn được ban quản trị HTXNN Phú Mậu II đánh giá cao về mức độ phù hợp với thời tiết khí hậu cũng như giá thành,

mức độ đáp ứng thị hiếu người dân nên HTX đang khuyến khích bà con nông dân trồng loa kèn vào vụ tới. Còn đối với giống hoa Lily, hoa đồng tiền được thị trường Huế rất ưa chuộng, tuy nhiên vốn để tiến hành sản xuất khá cao phải xây dựng nhà lưới để trồng nên số hộ tham gia sản xuất còn thấp 30-35%.(Bảng 8)

Một phần của tài liệu tìm hiểu hoạt động dịch vụ đầu vào đối với sản xuất hoa tại hợp tác xã phú mậu ii, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 39)