Gãy xương hàm trên.

Một phần của tài liệu Lâm sàng Răng Hàm mặt (Trang 28 - 29)

1. Phân loại

- Gãy một phần:

+ Gãy xương ổ răng

+ Gãy ngành lên xương hàm trên. + Gãy bờ dưới xương ổ mắt.

- Gãy toàn bộ:

+ Gãy dọc: gãy tách rời hai xương hàm trên. + Gãy ngang: Phân loại theo Lefort

• Lefort I: Đường gãy dưới hốc mũi đi qua hai bên, ngang mức cuống

các răng hàm trên rồi qua lồi củ xương hàm trên và 1/3 dưới chân bướm.

• Lefort II: Đường gãy qua giữa xương mũi chính, qua thành trước

xương hàm trên (dưới lỗ dưới ổ mắt) dưới xương gò má qua lồi củ xương hàm trên và 1/3 giữa chân bướm.

+ Gãy qua chỗ nối xương chính mũi và xương trán.

+ Gãy qua thành trong ổ mắt, xương lệ, xương giấy tới khi bướm

và 1/3 trên chân bướm.

+ Gãy qua vách ngoài ổ mắt (chỗ nối xương trán và xương gò má),

cung tiếp gò má.

+ Gãy 1/3 xương lá mía.

2. Lâm sàng:

 Toàn thân: Có thể bị choáng nhẹ hoặc nặng tuỳ thuộc vào tổn thương sọ

não kèm theo.

 Tại chỗ:

-Gãy Lefort I

+ Bầm tím môi trên, ngách lợi.

+ Khớp cắn sai, há miệng hạn chế.

+ Đau khi ấn dọc từ gai mũi trước đến lồi củ xương hàm trên.

+ Dùng ngón tay trỏ và ngón cái cầm phía trong và ngoài các răng cửa

hàm trên hoặc đẩy nhẹ thấy khối xương di động rõ ràng.

-Gãy Lefort II:

+ Mặt sưng nề tụ máu màng tiếp hợp, tụ máu ổ mắt hai bên, chảy máu tươi qua mũi (do máu từ trong xoang hàm chảy ra).

+ Khớp cắn sai.

+ Có dấu hiệu di động bất thường của hàm trên qua tằng giữa xương hàm trên.

-Gãy Lefort III: thường có choáng nặng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Mặt phù nề to, bầm tím ổ mắt hai bên (dấu hiệu đeo kính dâm) tụ máu màng tiếp hợp, song thị.

+ Có thể sờ thấy các đầu xương di lệch.

+ Khớp cắn sai, tầng giữa mặt bị đẩy tụt ra sau và xuống dưới.

3. Xquang: chụp phim Blondeau, mặt nghiêng, hirtz, để phát hiện các đường gãy và mức độ di lệch. gãy và mức độ di lệch.

4. Điều trị:

- Cấp cứu như nguyên tắc chung. - Điều trị thực thụ:

+ Nếu gãy xương hàm trên có tổn thương sọ não kèm theo thì xử trí gãy xương hàm trên khi tổn thương sọ não đã ổn định.

+ Nếu gãy xương ổ răng: buộc cố đinh bằng chỉ thép, máng nhựa. + Nếu gãy toàn bộ: nắn, cố định xương hàm trên đúng khớp cắn bằng cách treo xương hàm trên với cung tiếp hoặc mấu ngoài xương trán. Chú ý: Không được cố định hai hàm khi bệnh nhân đang hôn mê, chảy máu trong miệng, lúc vận chuyển bệnh nhân bằng máy bay hoặc đường biển.

Một phần của tài liệu Lâm sàng Răng Hàm mặt (Trang 28 - 29)