Chính vì vậy, không phải bất kỳ người nào cũng có thể trở thành người cán bộ chủ chốt, họ phải có những yêu cầu và những phẩm chất nhất định. Trong thực tế có người cho rằng, đã là cán bộ chủ chốt thì phải là người hoàn hảo, tuyệt đối về mọi mặt, nếu nói như vậy sẽ là không tưởng và phủ nhận vai trò của tập thể, hay có người cho ai làm cũng có thể trở thành cán bộ chủ chốt. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng có thể khẳng định rằng, lãnh đạo, quản lý cũng là một nghề, đã là nghề thì phải có tri thức về nghề đó, có năng lực, có chuyên môn nghiệp vụ, có phương pháp, … thì mới hoàn thành được mọi nhiệm vụ được giao.
Như vậy, người cán bộ chủ chốt cấp huyện ngoài các yêu cầu về phẩm chất đạo đức, năng lực, sự giác ngộ về chính trị, sự am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực mình phụ trách, khả năng tập hợp quần chúng, … còn phải là nhà tổng kết thực tiễn có năng lực.
1.2.2. Vai trò của năng lực tổng kết thực tiễn đối với hoạt động của cán bộ chủ chốt cấp huyện bộ chủ chốt cấp huyện
Tổng kết thực tiễn có vai trò hết sức to lớn trong việc giúp cán bộ chủ chốt cấp huyện có được những bài học kinh nghiệm để chỉ đạo hoạt động thực tiễn tiếp theo trên địa bàn huyện mà họ phụ trách. Nhưng chỉ tổng kết thực tiễn nào rút ra được những kết luận mang tính khái quát cao mới có giá trị như vậy. Trong thực tế không phải một cán bộ chủ chốt cấp huyện nào cũng tiến hành tổng kết thực tiễn một cách có hiệu quả và đạt tới tầm lý luận cao, để làm được điều này chỉ có những cán bộ chủ chốt cấp huyện nào thật sự có năng lực tổng kết thực tiễn thì mới tổng kết thực tiễn có hiệu quả. Không có năng lực tổng kết thực tiễn thì quá trình tổng kết thực tiễn không thể đạt hiệu quả cao được cũng như việc kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước xuống cấp cơ sở sẽ không có hiệu quả, và do đó cũng không giúp được cấp tỉnh và Trung ương hoàn thiện, bổ sung
chủ trương, đường lối, chính sách về mọi mặt. Vì vậy, vai trò của năng lực tổng kết thực tiễn là hết sức to lớn trong quá trình hoạt động của người cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và cán bộ chủ chốt cấp huyện nói riêng, vai trò đó được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
Góp phần tổng kết thực tiễn một cách đúng đắn, có tính khái quát cao. Như chúng ta đã biết thực tiễn luôn vận động và biến đổi, nó diễn ra trong cuộc sống đa dạng, phong phú và phức tạp, vì vậy đòi hỏi người cán bộ chủ chốt cấp huyện phải có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức, … đặc biệt là phải có năng lực tổng kết thực tiễn. Bởi có năng lực thì họ mới có khả năng thu thập, xử lý thông tin, phân tích, đánh giá vấn đề một cách khách quan, toàn diện và sâu sắc và như vậy trong tổng kết thực tiễn mới có độ chính xác và tính đúng đắn cao.
Để tổng kết thực tiễn đạt được hiệu quả, trước hết là tổng kết có lý luận những sự kiện, kinh nghiệm, quá trình trong hoạt động thực tiễn, nghĩa là chủ thể tổng kết thực tiễn phải biết vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, vận dụng những tri thức khoa học, những quan điểm đúng đắn của Đảng ta vào việc xem xét, phân tích những sự kiện, quá trình diễn ra, từ đó mà rút ra được những vấn đề có tính nguyên tắc cho chỉ đạo thực tiễn và khái quát về lý luận. Nếu người cán bộ chủ chốt không có năng lực tổng kết thực tiễn thì trong tổng kết thực tiễn sẽ rất hời hợt, giản đơn, mò mẫm, kinh nghiệm chủ nghĩa hoặc liệt kê, tổng hợp một cách đơn thuần, tức là sa vào thực tiễn vụn vặt và như vậy tổng kết thực tiễn sẽ không thể rút ra được những bài học có ích cho chỉ đạo thực tiễn tiếp theo mà còn có khả năng bị rơi vào rập khuôn, máy móc, giáo điều.
Tổng kết thực tiễn phải mang tính khách quan, tính khách quan này thể hiện ở vai trò của năng lực tổng kết thực tiễn của người cán bộ chủ chốt, bởi có tính khách quan thì trong tổng kết thực tiễn mới có những tri thức chân thực, mới có thể đánh giá, phân biệt được một cách chính xác cái nào đúng, cái nào sai để
từ đó rút ra bài học cho định hướng hoạt động thực tiễn tiếp theo. Nếu tổng kết thực tiễn không đảm bảo tính khách quan thì việc đưa ra chủ trương, đường lối, chính sách sẽ bị chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa kinh nghiệm chi phối. Nếu trong tổng kết thực tiễn chỉ kể lể những thành tích, thống kê những ưu điểm để đạt được danh hiệu này, danh hiệu kia trong thi đua khen thưởng mà không chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm, những mặt chưa làm được, không dám nhìn thẳng vào sự thật thì dễ dẫn đến bệnh chủ quan duy ý chí, xa rời thực tiễn. Ngược lại, nếu tổng kết thực tiễn chỉ nghiêng về những mặt hạn chế, khuyết điểm, những mặt chưa làm được hoặc chỉ xoáy xâu vào những lổ hỏng của chủ trương, đường lối, chính sách hay xuyên tạt, bôi nhọ những chủ trương, đường lối, chính sách thì dễ dẫn con người tới chỗ bi quan, tiêu cực, mất lòng tin, triệt tiêu nhiệt tình cách mạng, ý chí phấn đấu vươn lên. Cả hai kiểu tổng kết như vậy đều không mang lại tính tích cực, không mang lại kết quả gì, không góp phần cho tổng kết thực tiễn đúng đắn, chính xác, mang tính khái quát cao, mà còn có hại cho sự nghiệp cách mạng, kìm hãm sự phát tiển của lý luận.
Chủ thể tổng kết thực tiễn phải nắm vững phương pháp biện chứng duy vật thì mới có cơ sở để phân tích, đánh giá đúng cũng như khái quát được thực tiễn, tìm được mối liên hệ bản chất, tất yếu, tính quy luật, mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự kiện và như vậy mới khắc phục được sự tùy tiện khi phân tích, khái quát thực tiễn.
Ngoài việc nắm vững phương pháp biện chứng duy vật, chủ thể tổng kết thực tiễn phải có lòng trung thực, dám nhìn thẳng vào sự thật, tôn trọng sự thật, đánh giá đúng sự thật. Trong tổng kết thực tiễn không được đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan hoặc đổ lỗi cho những thiếu sót, khuyết điểm chủ quan, khắc phục mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân như chủ nghĩa thành tích, chủ nghĩa hình thức,… phải tạo ra bầu không khí dân chủ trong tổng kết thực tiễn để mọi người tham gia tổng kết tranh luận, đóng góp ý kiến, đề xuất các ý tưởng của
mình. Có như vậy thì tổng kết thực tiễn mới đảm bảo được tính khách quan, tính khái quát cao và tính mục đích đúng đắn.
Vai trò của năng lực tổng kết thực tiễn đối với hoạt động của cán bộ chủ chốt cấp huyện còn thể hiện ở chổ góp phần tổng kết thực tiễn có tính khái quát cao. Trong tổng kết thực tiễn, nếu những kết luận được rút ra mang tính khái quát cao, ở tầm lý luận thì sẽ khắc phục và ngăn ngừa được bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa một cách có hiệu quả, nếu khái quát thực tiễn không trúng và chưa đạt đến tầm lý luận thì sẽ không thoát ra khỏi bệnh kinh nghiệm, thậm chí còn lún sâu vào căn bệnh này, từ đó mà tổng kết thực tiễn không thực hiện được vai trò cũng như mục đích của mình là cải tạo hiện thực, cải tạo cuộc sống.
Người cán bộ chủ chốt cấp huyện có năng lực tổng kết thực tiễn thì họ sẽ phân tích, đánh giá, khái quát vấn đề một cách có hệ thống và mang tính quy luật, những kết luận được rút ra từ tổng kết thực tiễn có tính khái quát cao, tính khái quát cao thể hiện ở chỗ chúng phải có tác dụng định hướng, dẫn đường, chỉ đạo hành động cách mạng. Để làm được điều đó thì khi phân tích, đánh giá sự vật hiện tượng không được hời hợt, qua loa mà phải phân tích,đánh giá đến nơi, đến chốn để những kết luận được rút ra phản ánh đúng cái tất yếu, bản chất, quy luật của hiện thực. Vì vậy, tổng kết thực tiễn là một quá trình nghiên cứu rất công phu, tỉ mĩ những sự kiện và tài liệu thực tiễn, phải xem xét kỹ càng, đối chiếu, so sánh, phân tích chúng với nhau thì mới nắm được cái bản chất và tất yếu.
Năng lực tổng kết thực tiễn còn góp phần cho hoạt động lãnh đạo, quản lý của người cán bộ chủ chốt cấp huyện đạt hiệu quả. Tổng kết thực tiễn là một mắt khâu không thể thiếu được trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp huyện. Để tổng kết đúng và trúng, rút ra được những bài học mang tính lý luận, mang tính khái quát cao, đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải có năng lực tổng kết thực tiễn, bởi có năng lực tổng kết thực tiễn, người cán bộ chủ
chốt cấp huyện mới kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm được quá trình cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn mình quản lý.
Tổng kết thực tiễn không phải là sự chép lại, chụp lại toàn bộ những sự việc đã xảy ra, cũng không phải là sự mô tả tình hình, kiểm điểm, liệt kê những ưu điểm, khuyết điểm hay những đánh giá chung chung... mà tổng kết thực tiễn phải thể hiện được khả năng phân tích, so sánh, đánh giá việc thực hiện chủ trương đường lối, chính sách vào trong thực tiễn cuộc sống đúng hay sai, phù hợp hay chưa phù hợp, thành công hay thất bại, để từ đó khái quát rút ra những vấn đề cơ bản có tính chất cốt lõi nhằm bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện chủ trương, đường lối, phát triển lý luận.
Tổng kết thực tiễn có đảm bảo được tính khách quan, tính khái quát cao, có khắc phục được bệnh kinh nghiệm, bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh giáo điều hay không, nó phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của chủ thể tiến hành tổng kết thực tiễn, bởi có năng lực họ sẽ biết lựa chọn vấn đề tổng kết, lựa chọn vấn đề có trọng tâm, trọng điểm, hướng vào những vấn đề có tính cấp bách mà thực tiễn cuộc sống và lý luận đang đặt ra, tránh được tình trạng mò mẫm, sách vở, giáo điều, chủ quan duy ý chí và do đó giúp cho hoạt động lãnh đạo, quản lý của người cán bộ chủ chốt cấp huyện đạt hiệu quả.
Để hoạt động lãnh đạo, quản lý đạt hiệu quả đòi hỏi người cán bộ chủ chốt cấp huyện thể hiện được khả năng trong việc tiếp nhận và xử lý các tình huống trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng, đặc biệt là những tình huống có vấn đề, những điểm nóng về chính trị, bên cạnh những khả năng đó đòi hỏi người cán bộ chủ chốt phải có bản lĩnh chính trị vững vàng – không dao động trước những âm mưu của các thế lực phản động, có phong cách làm việc khoa học, có văn hóa trong lãnh đạo, quản lý, trong giao tiếp và ứng xử. Nói chung phải là người gương mẫu, là tấm gương
sáng để mọi người học tập và noi theo. Hoạt động lãnh đạo, quản lý đạt hiệu quả còn thể hiện ở chỗ trong tổng kết thực tiễn, người cán bộ chủ chốt cấp huyện không những tổng kết việc thực hiện những chủ trương, đường lối, chính sách, tổng kết sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội ở địa bàn mình quản lý, mà còn phải biết tổ chức đi tham quan để học tập kinh nghiệm ở các địa phương khác (có thể trong nước hoặc nước ngoài), học tập các mô hình phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương bạn, để từ đó mà rút ra những cái hay cái dở mà biết cách linh hoạt, vận dụng sáng tạo vào địa phương mình, tuy nhiên tránh tình trạng bê nguyên si của người khác mà áp dụng vào địa phương mình.
Nhờ có năng lực tổng kết thực tiễn mà người cán bộ chủ chốt cấp huyện tránh được tình trạng mò mẫm, làm theo sách vở, theo kinh nghiệm, theo mệnh lệnh của cấp trên. Trong tổng kết thực tiễn họ thể hiện được bản lĩnh của mình, biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối, chủ trương, chính sách vào từng địa phương một cách hợp lý, tổng kết vấn đề đúng và trúng, có giá trị về mặt lý luận, tạo cơ sở cho các nhà hoạch định có tài liệu thực tiễn đúng đắn để bổ sung vào đường lối, chủ trương, chính sách cho phù hợp với điều kiện mới.
Tổng kết thực tiễn có vai trò quan trọng như vậy, cho nên đối với người cán bộ chủ chốt dù ở cấp nào cũng phải thường xuyên làm giàu trí tuệ của mình, tự rèn luyện phấn đấu vươn lên và không ngừng nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn. Bởi tổng kết thực tiễn không phải chỉ là sự đánh giá những kết quả cuối cùng, mà đòi hỏi phải có sự theo dõi, bám sát cả quá trình diễn biến của thực tiễn để rút ra được những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn, muốn vậy chủ thể tổng kết thực tiễn phải có năng lực trí tuệ, có phương pháp khoa học và có tư duy biện chứng.
Như vậy tổng kết thực tiễn là một công việc rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu công phu, tỉ mĩ, nhạy bén trước sự biến đổi của thực tiễn. Để tổng kết thực tiễn đúng đắn, có hiệu quả, phát hiện và giải quyết kịp
thời những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra, thì người cán bộ dù ở cấp nào cũng phải có năng lực tổng kết thực tiễn, nếu không có năng lực tổng kết thực tiễn thì quá trình tổng kết thực tiễn không mang lại hiệu quả cao, thực tiễn đó sẽ không trở thành cơ sở lý luận và do đó sẽ không định hướng, dẫn đường cho hoạt động thực tiễn tiếp theo, thậm chí còn làm kìm hãm sự phát triển của xã hội. Nhờ có năng lực tổng kết thực tiễn mà chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước không ngừng được bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện và ngày càng đi vào cuộc sống hơn, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Để có lý luận đúng phù hợp với sự vận động và phát triển của xã hội thì chúng ta không ngừng nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn, phải coi trọng tổng kết thực tiễn, vì đó là một đòi hỏi, một yêu cầu cơ bản và thường xuyên, là một biện pháp đảm bảo cho mọi chủ trương, đường lối, chính sách phù hợp với yêu cầu của từng thời điểm, từng giai đoạn của quá trình đổi mới.
Năng lực tổng kết thực tiễn còn góp phần cho cán bộ chủ chốt cấp huyện vận dụng được những bài học kinh nghiệm vào tổ chức thực tiễn tiếp theo trên địa bàn huyện.Vận dụng được những bài học kinh nghiệm vào tổ chức thực tiễn tiếp theo là một vấn đề rất quan trọng, bởi không phải một cán bộ chủ chốt nào cũng có năng lực này. Trong thực tế có những cán bộ chủ chốt có năng lực trong tổng kết thực tiễn, họ có khả năng nắm bắt, xử lý thông tin kịp thời, chính xác, biết lựa chọn vấn đề để tổng kết và kết quả của tổng kết thực tiễn đạt hiệu quả cao, những bài học kinh nghiệm được rút ra từ tổng kết thực tiễn có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn. Nhưng họ lại không có năng lực vận dụng những bài học kinh nghiệm được rút ra từ tổng kết thực tiễn vào chỉ đạo hoạt động thực tiễn tiếp theo. Tổng kết thực tiễn rút ra những bài học kinh nghiệm có tính khái