HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀ

Một phần của tài liệu skkn hóa học phát huy tính tích cực, khả năng tư duy của học sinh thông qua tiết luyện tập (Trang 36 - 37)

Sáng kiến này đã được áp dụng trong phạm vi của trường. Đã tạo được hứng thú cho học sinh. Hứng thú trong học tập là động lực thúc đẩy tính tích cực, tự giác trong học tập, lòng say mê, ham hiểu biết tri thức khoa học. Nếu thiếu hứng thú học tập thì tinh thần mệt mỏi, làm giảm khả năng tư duy, giảm khả năng lĩnh hội tri thức và là nguyên nhân chính trực tiếp dẫn đến sự yếu kém trong học tập.

- Về mặt nhận thức: Người học nhận thức được vai trò của đối tượng hoạt động, trong cuộc sống, trong quá trình lĩnh hội tri thức.

- Về mặt xúc cảm: Ham học, chờ đón kiến thức mới, nhận thức và lí giải các nguyên nhân tạo ra sự yêu thích ấy của chủ thể.

- Về mặt hành động: Là tính tìm kiếm tích cực (biết giả định, biết tìm cách khắc phục khó khăn để giải quyết vấn đề). Quá trình tích cực suy nghĩ là hạt nhân của hứng thú học tập.

Phương pháp kích thích hứng thú học tập của học sinh cần: - Nghiên cứu lí thuyết xen kẽ với thực nghiệm.

- Tăng cường mối liên hệ giữa lí thuyết với thực tiễn.

- Sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm, các tư liệu lịch sử hóa học, tính hấp dẫn của các tình huống và tính chất các nguyên tố, các hợp chất.

- Kết hợp dạy học chương trình nội khóa và ngoại khóa, tăng cường mối liên hệ liên môn học.

Vì đã thu hút được sự yêu thích bộ môn nên năm học 2013 – 2014, học sinh vào khối 10 tích cực tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi tỉnh môn hóa.

Có thể áp dụng hình thức này để tổ chức những hoạt động ngoại khóa như: vui để học, câu lạc bộ hóa học …

Một phần của tài liệu skkn hóa học phát huy tính tích cực, khả năng tư duy của học sinh thông qua tiết luyện tập (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w