Giảm chi phí kinh doanh sửa chữa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giảm chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công nghiệp E-Nhất.DOC (Trang 41 - 42)

I v = V 1 /V

3.5. Giảm chi phí kinh doanh sửa chữa

Bảo dưỡng và sửa chữa là hoạt động cần thiết cho mọi doanh nghiệp vừa mới xây dựng và đang hoạt động. Mọi yếu tố cấu thành doanh nghiệp bao gồm mặt bằng, nhà xưởng, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, hệ thống xử lý chất thải… đều cần được bảo dưỡng và sửa chữa.

Công ty có thể lựa chọn một trong hai chế độ bảo dưỡng và sửa chữa là chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch hoặc chế độ sửa chữa theo lệnh, với các hình thức tổ chức bộ phận bảo dưỡng và sửa chữa là hình thức phân tán, hình thức tập trung và hình thức hỗn hợp. Tuy nhiên, do hệ thống cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị trong Công ty Cổ phần Công nghiệp E.Nhất là rất lớn. Nếu áp dụng chế độ sửa chữa theo lệnh thì các bộ phận sản xuất và sửa chữa của Công ty đều bị động trước việc ngừng sản xuất và tiến hành công việc sửa chữa. Do vậy Công ty nên lựa chọn chế độ sửa chữa dự phòng để ngăn ngừa những hư hỏng bất thường, bảo đảm tài sản, thiết bị luôn ở trạng thái hoạt động bình thường.

Để giảm chi phí kinh doanh sửa chữa đồng thời nâng cao hiệu quả bảo dưỡng và sửa chữa thì Công ty cần thực hiện một số biện pháp chủ yếu sau:

• Xác định chính xác mức độ cần thiết bảo dưỡng và sửa chữa.

• Xác định quy mô hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa.

• Lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp nhất với Công ty.

• Chỉ hợp đồng thuê ngoài dịch vụ sửa chữa khi cần thiết.

• Thiết lập chế độ bảo dưỡng và sửa chữa dự phòng.

• Xác định chính xác sai lệch giữa chi phí kinh doanh sửa chữa thực tế và ước tính.

• Hoạch định tiến độ sửa chữa hợp lý.

• Lập dự toán ngân sách cho công việc bảo dưỡng và sửa chữa.

• Xác định và theo dõi chi phí kinh doanh sử dụng nhân công.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giảm chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công nghiệp E-Nhất.DOC (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w