- Số còn lại là đạm TV bắng các loại rau, trái cây Nếu thiếu bổ sung các loại đậu bằng sinh tố.
phải Tỉ lệ các loại thứcăn cân đối, kết hợp đa dạng, không được để trẻ bị thiếu chất.
-_ Thường xuyên thay đổi cách chế biến đẻ tạo cảm giác ngon miệng.
-_ Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt (đường, bánh kẹo).
-_ Thức ăn cho trẻ phải được thái nhỏ, nấu nhừ, hạn chế để mất muối khoáng và
vitamin, hạn chế. sử dụng tiêu ớt, hành, gừng.
-_ Cần cho trẻ uống đủ nước giúp trẻ tiêu hoá và hấp thu tốt các loại dinh dưỡng, nước còn có vai trò vận chuyển giúp thải trừ các sản phẩm cặn bã, độc hại của quá trình
chuyển hoá ra khỏi cơ thể.
2.1.2 Dinh dưỡng cho trẻ 18-24 tháng : tuổi
Bố mẹ nào sinh con ra cũng mong muốn con khỏe mạnh, phát triển tốt. Muốn được như vậy, bố mẹ phải cho trẻ ăn uống đủ và dinh dưỡng phải phong phú.
'Và đảm bảo những yêu cầu sau:
Đảm bảo dinh dưỡng trong thức ăn hàng ngày
Trong thức ăn có ó nhóm chất dinh dưỡng: Protein (đạm), chất lipit (béo), gluxit
(đường, bột), chất khoáng, vitamin và nước. 6 nhóm dinh dưỡng này đều rất cần thiết
cho cơ thể trẻ. Khi được một tuổi, con bạn đã có khả năng nhai và cân calo từ thức ăn
nhiên, không nhất thiết phải đếm lượng calo quá kỹ, điều quan trọng là cung cấp cho
con nhiều Sự lựa chọn tôt.
Bồ mẹ cần chú ý chọn thức ăn vừa kinh tế vừa có chất dinh dưỡng phong phú để đảm bảo lượng dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ. Trước tiên là protein rất cần cho sự phát triển nhanh của cơ thể, mỗi ngày trẻ : phải được cung cấp đủ 40 gam protein.
Qua khảo sát số đông trẻ ở lứa tuổi 18-24 tháng thấy rằng: lượng protein và chất lượng protein cung cập cho trẻ thấp thì trẻ sẽ sinh trưởng và phát triển không đảm bảo đủ tiêu chuẩn, sắc tố thấp, trẻ không hồng hào. Ngoài ra, thành phần vitamin A, D và canxi cũng rất cần thiết cho cơ thể trẻ. Theo các bác sĩ, thiếu vitamin D làm cho cơ thể trẻ không hấp thu canxi và photpho được, thiếu vitamin A sức đề kháng của trẻ yếu, thị
lực không thể duy trì tốt được. Cho nên bố mẹ phải cho trẻ ăn thức ăn có hàm lượng
vitamin A và D nhiều.
Thức ăn cho trẻ phải đa dạng
Trong khi lựa chọn khẩu phần ăn hàng ngày từ mỗi nhóm thức ăn, người lớn đừng nên quá câu kỳ. Bé có thể nạp năng lượng từ nhóm thực phẩm này hôm nay và nhóm thực phẩm khác ngày hôm sau. Nếu con bạn ăn đều đặn các thức ăn từ mỗi nhóm, bé sẽ có được sự cân bằng cần thiết sau vài ngày.
“Ngũ cốc, đậu xanh và rau họ đậu (4-6 phần mỗi ngày)1/2 lát bánh mỳ.30g ngũ cốc. 1/2 chén cơm, mỳ, đậu Hà Lan hoặc đậu xanh nghiền.
Hoa quả và rau.Khẩu phần gợi ý (4-6 phần mỗi ngày, bao gồm ít nhất I phần cam, quýt)1⁄4 chén cải xanh, đậu Hà Lan, rau chân vịt, cà rốt, ngô hoặc bí ngô.1/2 chén quả như lê, táo hoặc 1/2 chén hoa quả nghiền.
Các chế phẩm Sữa Khầu phân gợi ý (4 phần ăn mỗi ngày): 1/2 cốc sữa.1/2 cốc sứa
chua, 30g pho mát.
Protein (thịt, cá, gia cầm...) Khẩu phần gợi ý: quả trứng.60g thịt, cá hoặc gia cằm.70g đậu phụ.
Khẩu phân ăn ước lượng cho mỗi ngày
1/2 chén hoa quả, rau, mỳ hoặc gạo cỡ một quả bóng tennis hoặc nắm đấm nhỏ. Một cốc sữa, Sữa chua hoặc rau nghiên cỡ lòng bàn tay năm gọn quả bóng tennis. 30g pho mát cỡ bằng ngón tay cái của bạn. 30g ngũ cốc cỡ bằng nắm tay của bạn hoặc bằng quả bóng tennis. 85g thịt, cá hoặc thịt gia cầm cỡ một quân bài hoặc lòng bàn tay phụ nữ.
Sữa ăn và lượng ăn trong ngày
Trẻ một tuổi trở đi đã có 1 số răng sữa, tiêu hóa và nhai đã khỏe dần. Trước đây thức ăn của trẻ chính là sữa, sau chuyển dần sang ăn bột, cháo gạo, thịt, trứng. Mỗi ngày trẻ ăn 3 bữa chính và 1 bữa phụ. Mỗi bữa cách nhau 3-4 giờ.
Bữa sáng nên cho trẻ ăn uống nhiều hơn, chất lượng hơn một chút vì nó sẽ cung cấp dinh dưỡng cho trẻ hoạt động suốt buổi sáng.
Đến giữa buổi, ta cho trẻ ăn bữa phụ thứ nhất. Chỉ nên cho trẻ ăn nhẹ, dễ tiêu, để tới
bữa trưa trẻ còn "có bụng" mà ăn.
Bữa trưa của trẻ cũng cần đầy đủ về chất và lượng.Sau khi ngủ trưa dậy thì cho trẻ ăn thêm bữa phụ.
Bữa tối cho ăn ít hơn 2 bữa trước,thức ăn dễ tiêu hơn sẽ khiến trẻ ngủ ngon hơn.
Khi trẻ tập ăn cơm, bố mẹ hãy tập cho trẻ thói quen nhai kỹ, nuốt chậm.
2.1.3 Dinh dưỡng cho trẻ 24-36 tháng tuổi
Để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho con, tốt nhất là bạn nên cho trẻ ăn đủ 4 nhóm
thực phẩm chính trong mỗi bữa (tỉnh bột, hoa quả và rau sanh, chất đạm và các sản
phẩm từ sữa).