Mạch chỉnh lưu và quá trình quét tham số

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẩn sử dụng PSpice để mô phỏng mạch điện trong ORCAD (Trang 25 - 29)

Trên hình 26 là mạch chỉnh lưu có tụ lọc, sử dụng một Diode D1N4148 và một tải trở 500Ω. Kết quả của quá trình mô phỏng được trình bày trên hình 27. Độ nhấp nhô lớn nhất của điện áp ra là 777mV, trị số lớn nhất của điện áp ra là 13,997V nhỏ hơn 1V so với biên độ của điện áp đầu vào.

Hình 26: Mạch chỉnh lưu có tụ lọc

Hình 27: Đồ thị điện áp vào và điện áp ra của mạch

Bây giờ ta sẽ sử dụng phương thức quét tham số để quan sát tác động của tải trở đối với điện áp đầu ra và độ sóng của nó như thế nào.

Hình 28: Mạch điện dùng để khảo sát

1. Thêm phần tử PARAM vào mạch điện

a. Thay đổi giá trị của tải trở R1 từ 500W sang {RVal}. Khi đó Pspice sẽ biên dịch chuỗi text nằm giữa hai dấu ngoặc nhọn {} thành một biểu thức để thực thi một biểu thức số học.

b. Thêm thành phần PARAM vào mạch, thành phần này nằm trong thư viện SPECIAL.

c. Thành phần PARAM sẽ đóng vai trò cung cấp tham số đầu vào cho biểu thức RVal ở trên. Để xác định các giá trị đầu vào của tham số, ta nháy kép vào thành phần PARAM, khi đó một bảng cơ sở dữ liệu dùng để định nghĩa PARAM sẽ hiện ra. Ta tiến hành thêm mới một cột và đặt tên cho nó là RVal.

d. Sau khi đã tạo xong một thuộc tính mới cho PARAM, ta sẽ xác định giá trị ban đầu cho thuộc tính này, ở đây là 500W. Để hiển thị giá trị và tên của thành phần này trong mạch, ta chọn đến thuộc tính RVal vừa tạo ra, kích vào nút Display và đánh dấu vào tuỳ chọn “Name and Value”.

e. Nhấn vào nút Apply để lưu lại những thay đổi vừa thực hiện

Hình 29: Cửa sổ chỉnh sửa thuộc tính cho thành phần PARAM

2. Tạo tệp tin hồ sơ cho việc mô phỏng quá trình quét tham số a. Chọn PSpice/ NEW_SIMULATION_PROFILE b. Đặt tên cho tệp tin, chẳng hạn là Parametric

c. Chọn kiểu phân tích mong muốn, ở đây ta chọn phân tích quá độ với thời gian phân tích là 100ms..

d. Ở phần tuỳ chọn, ta đánh dấu vào ô Parametric Sweep như ở hình 49 phía dưới.

e. Đối với biến dùng để quét, ta chọn Global Parameter và nhập vào ô tên biến là RVal. Ở phần kiểu quét, nhập giá trị đầu, giá trị cuối, gia số cho biến quét.

Hình 30: Thiết lập cấu hình mô phỏng

3. Chạy mô phỏng

Sau khi quá trình mô phỏng hoàn thành, một hộp thoại sẽ hiện ra cho phép ta lựa chọn giá trị muốn hiển thị, nếu chọn All, ta có kết quả như ở hình 31.

Nhìn vào đồ thị có thể thấy rằng, khi tải trở tăng thì độ nhấp nhô của điện áp ra giảm. Nếu chọn được giá trị của R, C hợp lý thì điện áp đầu ra có thể đạt điện áp một chiều lý tưởng.

Hình 31: Đồ thị điện áp đầu ra và độ nhấp nhô của nó ứng với các giá trị khác nhau của tải trở R

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Văn Đào, Lê văn Doanh, Kỹ thuật điện, NXB KHKT, 2007 2. Trần Kim Khôi, Kỹ Thuật điện - Điện tử, NXB Nông nghiệp, 2006 3. Đỗ Xuân Thụ, Kỹ thuật điện tử, NXB Giáo dục, 2003

4. OrCAD website for PSpice (http://www.orcad.com/pspicead.aspx).

5. OrCAD website for CAPTURE. (http://www.orcad.com/orcadcapture.aspx) 6. PSpice User’s manual, OrCAD Corp. (Cadence Design Systems, Inc.) 7. PSpice Reference Guide, OrCAD Corp. (Cadence Design Systems, Inc.)

8. PSpice Library Guide, OrCAD Capture User's Guide, (Cadence Design Systems, Inc.)

9. OrCAD Capture User’s Guide, OrCAD Corp., (Cadence Design Systems, Inc.) 10. SPICE Tutorial, http://www.seas.upenn.edu/~jan/spice/

11. A. Vladimirescu, The Spice Book, J. Wiley & Sons, New York, 1994.

12. B. Carter, Using Texas Instruments Spice Models in PSpice, Application Report, SLOA070, Texas Instruments, Dallas, TX, September 2001.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẩn sử dụng PSpice để mô phỏng mạch điện trong ORCAD (Trang 25 - 29)