Những lưu ý, nguyên tắc khi nuôi trẻ từ 1 đến 3 tuổi 1.Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng cho trẻ 1 - 3 tuổi (Trang 27 - 32)

- Đậu Hà Lan: Có ít calo, đậu Hà Lan tốt cho những trẻ thừa cân cố gắng giảm cân, đồng thời giàu chất xơ, tốt cho những trẻ bị táo bón Đậu Hà Lan giàu sắt

5. Những lưu ý, nguyên tắc khi nuôi trẻ từ 1 đến 3 tuổi 1.Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm

5.1. Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm

Thịt cá, rau quả phải tươi sống, đảm bảo an toàn không thuốc trừ sâu hay hóa chất bảo vệ thực vật. Nguyên liệu trước chế biến cần rửa sạch dưới vòi nước chảy, không nên cắt nhỏ và ngâm trong nước vì sẽ làm mất đi một số vitamin tan trong nước (vitamin C, nhóm B, axit folic…). Thức ăn chế biến sẵn nên lựa chọn thương hiệu uy tín về chất lượng an toàn thực phẩm và ăn với lượng vừa phải, không nên lạm dụng.

Thức ǎn của trẻ cần chế biến từ mềm đến cứng, từ ít đến nhiều để trẻ quen dần. Nên thái, bǎm từ rất nhỏ đến nhỏ vừa; nấu từ rất mềm đến mềm vừa đến cứng để tạo cảm giác ngon miệng và giúp rǎng lợi, cơ nhai, cơ tiêu hóa phát triển. Thường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo cảm giác ngon miệng. Sau khi cai sữa cần có chế độ ǎn riêng cho trẻ, không bắt trẻ ǎn chung quá sớm với người lớn sẽ ảnh hưởng tới tiêu hóa của trẻ. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt (đường, bánh kẹo). Ðường ngọt làm cho trẻ có cảm giác no giả tạo nên không muốn ăn các thức ăn khác, mặt khác phần còn ứ lại trong miệng dễ làm hỏng răng. Chỉ nên cho trẻ ăn bánh, kẹo sau bữa ăn.

Cần cho trẻ uống đủ nước: nước giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt các loại dinh dưỡng, nước còn có vai trò vận chuyển giúp thải của quá trình chuyển hóa ra khỏi cơ thể.

5.2. Ăn đúng giờ

Khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ từ 1 - 3 tuổi là từ 3 - 4 tiếng. Giờ ăn lý tưởng nhất là bắt đầu lúc 6h sáng và kết thúc lúc 20h, tức là trẻ được ăn 6 bữa một ngày trong đó có 2 bữa chính (11h và 16h30 - 17h). Bữa sáng nên cho bé ăn đủ 3 nhóm: tinh bột (một bát mỳ, phở, bún, súp), sữa và một chút hoa quả. Bữa muộn nhất chỉ nên cho trẻ uống sữa, chứ không nên cho ăn các loại thực phẩm khác vì sẽ khiến dạ dày phải hoạt động, gây khó ngủ. Nếu trẻ không bú mẹ thì nên cho trẻ ăn thêm 200 – 250ml sữa vào mỗi đêm. Nếu không muốn bé ăn đêm thì bạn nên lui thời gian cho bé ăn bữa cuối lại hoặc bắt đầu bữa đầu tiên sớm hơn.

5.3. Tập thói quen ăn uống tốt

Tập cho trẻ ăn đúng bữa, ăn đủ, không cho ăn vặt, bánh kẹo trước bữa ăn. Hàng ngày chú ý cho trẻ uống đủ nước.Tạo không khí vui vẻ khi cho trẻ ăn, tạo điều kiện để trẻ thích thú khi ăn và trẻ sẽ ăn ngon miêng.

Trong nuôi dưỡng trẻ ở lứa tuổi này việc chú ý đảm bảo nhu cầudinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh và tạo điều kiện để trẻ hoạt động với các trò chơi đúng lứa tuổi sẽ tạo điều kiện trẻ phát triển tốt về cả thể chất và tinh thần.

Cha mẹ nên là người quyết định thời điểm và món ăn cho bé. Bé sẽ được tự do quyết định khối lượng thức ăn theo nhu cầu. Điều này có nghĩa là không nên gây áp lực cho bé khi ăn.

- Nên thiết lập thời gian hợp lý giữa các bữa chính và bữa phụ. Không nên để cho bé ăn vặt suốt ngày. Khi đã no bụng, bé không còn cảm giác thèm ăn những bữa chính nữa.

- Thời gian giới hạn cho những bữa phụ là 10-15 phút, bữa chính là 30 phút hoặc hơn. Bạn nên dọn sạch thức ăn thừa trên bàn cho bé sau giờ ăn. Nếu bé bỏ thừa nhiều trong bữa chính, bạn nên tìm cách cắt giảm đồ uống và thức ăn vặt trong ngày cho bé. Nhiều bé có thể ngồi lì, quấy khóc hàng tiếng đồng hồ nếu ép bé phải ăn hết.

- Bữa ăn phụ của bé phải cách bữa chính ít nhất 1-2 giờ đồng hồ.

- Bạn nên cho bé ăn cùng gia đình càng nhiều càng tốt. Không khí vui vẻ sẽ kích thích bé ngon miệng.

- Bé có thể từ chối những món mới trong cả tuần lễ, nên đợi khoảng vài ngày sau đó, rồi cho bé thử lại món ăn này. Nên nhớ rằng, việc bé ngại tiếp xúc với đồ ăn mới là khá phổ biến (nhiều bé phải thử đến lần thứ 10 trước khi chấp nhận món mới).

- Nên cho bé thử đồ ăn mới với những món tương tự món cũ. Nếu muốn cho bé ăn nấm, có thể trộn nấm vào canh rau. Chỉ nên đưa một món mới cho một bữa ăn của bé. Sau đó, xét xem thái độ cũng như dấu hiệu dị ứng thức ăn của bé.

- Cân nhắc khẩu phần dành cho bé. Khẩu phần của bé thường ít hơn người lớn từ 2-3 lần. Nên chia nhỏ phần ăn trong ngày cho bé thay vì ép bé ăn hết thức ăn vào một bữa lớn. Gia tăng những trò chơi vận động cùng bé. Đi xe đạp, dạo chơi, chơi cát trong công viên, chơi bóng, chạy nhảy hoặc bất kỳ hoạt động thể chất nào có tác dụng giúp bé tiêu hao năng lượng thừa, kích thích sự ngon miệng.

- Động viên bé vui chơi ít nhất 1 giờ mỗi ngày.

- Không nên biến bữa ăn của bé thành trận chiến. Bạn không nên quát tháo, mắng mỏ, đánh đập bé trong khi ăn. Nên giữ thái độ bình tĩnh cho dù thời gian cho bé ăn kéo dài hàng giờ đồng hồ. Không khí thoải mái là chìa khóa giúp bé tiêu hóa tốt và không sợ ăn.

- Tránh ép bé phải ăn sạch thức ăn trong bát. Chuyên gia cho rằng, bé thường ăn uống theo bản năng chứ chưa hình thành ý thức tiết kiệm. Bé sẽ ăn khi đói và dừng lại khi no. Chẳng bé nào có ý thức phải cố ăn để tiết kiệm hoặc vì muốn được tăng cân. Nhắc lại nguyên tắc dành cho bạn là nên cho bé ăn từng chút một.

- Các bé sẽ thích ăn hơn nếu món ăn được trang trí đẹp mắt, mùi vị hấp dẫn.

- Bạn nên chế biến thức phẩm cho bé dưới nhiều hình thức... Bạn sẽ biết bé yêu thích hình thức ăn nào nhiều hơn để đáp ứng đúng nhu cầu cho bé.

- Không nên cho bé béo phì ăn kiêng mà nên kiểm soát khối lượng thức ăn cho bé. Bởi vì, bé chỉ có thể phát triển khỏe mạnh khi tiêu thụ lượng thực phẩm đa dạng.

- Nên làm mẫu cho bé. Nếu muốn bé thích uống sữa, nên đồng thời pha sữa làm hai cốc: bạn một cốc và bé một cốc.

5.5. Dinh dưỡng cho bé khi ốm:

Khi trẻ bị ốm cần cho trẻ ăn thêm nhiều bữa và từng ít một với các thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa, cá...và cho thêm dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần. Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, loãng hơn bình thường để dễ tiêu hoá. Cho trẻ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh và giảm nguy cơ bội nhiễm. Cho trẻ ăn thêm quả chín hay nước quả chín như chuối, cam, chanh, soài, đu đủ... để tăng cường vitamin và chất khoáng.

Sau khi khỏi ốm, để giúp trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi tuần 2 bữa trong 2 tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa và kéo dài tối thiểu là 1 tháng.

Một số điểm chú ý về chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm:

- Cho trẻ ăn nhiều bữa hơn với số lượng mỗi bữa ít hơn.

- Thức ăn cho trẻ ốm cần nấu loãng và giàu chất dinh dưỡng hơn.

- Khi trẻ ốm không cần kiêng khem các loại thực phẩm như tôm, cá, dầu mỡ và rau xanh.

- Khi trẻ ốm cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là đối với trẻ bị tiêu chảy. Súp, nước cháo muối, dung dịch Oresol chỉ là các dịch để bù nước, không nên coi là thức ăn vì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

- Trẻ bị tiêu chảy tránh cho ăn các thức ăn có nhiều đường, nước ngọt có ga vì có thể làm tiêu chảy nặng hơn. Đồng thời cần tránh các thức ăn có nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt như ngô, đỗ gây khó tiêu.

- Khi trẻ ốm người mẹ và gia đình cần dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc, dỗ dành trẻ ăn được nhiều. Với trẻ bị viêm nhiễm hô hấp bị sổ mũi, gây khó thở cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng bông gạc để giúp trẻ bú mẹ và ăn uống dễ dàng. Gia đình cần tập trung quan tâm chăm sóc trẻ khi trẻ ốm, như trẻ sốt phải theo dõi nhiệt độ hay trẻ bị tiêu chảy thì cần theo dõi số lần đi ngoài , như vậy gia đình sẽ sớm phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

KẾT LUẬN

Các nhà khoa học đã kết luận, 1-3 tuổi là thời kỳ vàng trong quá trình phát triển của con người vì giai đoạn này, tế bào thần kinh của não bộ phát triển với tốc độ cực nhanh. Bên cạnh đó, trong hai năm đầu đời, trẻ có tốc độ tăng trưởng về thể chất, vận động với tốc độ rất lớn: 1 tuổi, con của bạn đã bắt đầu lẫm chẫm biết đi. 2 tuổi, bé đi đã vững và đến 3 tuổi bé đã có thể chạy, nhảy. Trong giai đoạn này, bé cũng bắt đầu học nói: bé hiểu và nói được một số từ và câu ngắn. Trí nhớ của bé đang được hình thành. Ở lứa tuổi này, vị giác của bé cũng đã phát triển. Bé thích được khám phá thế giới xung quanh. Bé có thể tự làm và thích làm những việc như rửa mặt, tự ăn…

Bạn hãy quan tâm để giúp bé có được sự phát triển tốt nhất. Ngoài một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học bạn cũng nên dành nhiều thời gian để chơi đùa với bé, thể hiện sự yêu thương của bạn đối với bé là món ăn tinh thần không thể thiếu để bé phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Thanh Loan, Chế độ dinh dưỡng, NXB Thanh Hóa, 2010

2. Như Quỳnh, Chăm sóc và dinh dưỡng để bé yêu được thông minh, NXB Đồng Nai, 2011

3. Lương Thị Kim Tuyến, Dinh dưỡng lý thuyết, 2007.

4. http://tailieu.vn/tag/tai-lieu/dinh 5. http://viendinhduong.vn

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng cho trẻ 1 - 3 tuổi (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w