Giản đồ phả hệ DNA của các mẫu bưởi Thanh trà ở thành phố Huế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của quần thể bưởi thanh trà (citrus grandis (l ) osbeck) ở thành phố huế (Trang 40 - 44)

B ng 3.2 ả N ng đ và OD ồộ 260/280 ca các mu DN At lá Thanh trà ừ TTMẫuOD260/280Nồng độ

3.2.3. Giản đồ phả hệ DNA của các mẫu bưởi Thanh trà ở thành phố Huế

Giản đồ phả hệ của quần thể bưởi Thanh trà ở thành phố Huế được trình bày ở hình 3.11.

Hệ số đồng dạng di truyền giữa các mẫu bưởi nghiên cứu là từ 0,56 đến 0,98. Mặc dù các cá thể có kiểu hình tương đối đồng nhất và rất giống nhau nhưng khi phân tích trên giản đồ phả hệ cho thấy, quần thể bưởi Thanh trà ở đây có sự đa dạng, sự đa hình dao động trong khoảng 2-44%.

Quần thể bưởi ở đây có thể được chia thành 4 nhóm. Nhóm 1 có 24 cá thể (1TT, 5TT, 2TT, 6TT, 14TT, 11HL, 19LQ, 3KL, 12TT, 4LQ, 6LQ, 14LQ, 13HL, 1KL,14HL, 7TT, 8TT, 12LQ, 4KL, 3LQ, 8LQ, 11TT, 16TT và 2KL) với hệ số đồng dạng di truyền khoảng 0,8; nhóm 2 gồm 5 cá thể (15LQ, 2HL, 5HL, 17LQ, 9HL) với hệ số đồng dạng di truyền khoảng 0,84 ; nhóm 3 gồm 2 cá thể (10LQ và 15HL) với

Coefficient 0.69 0.76 0.84 0.91 0.98 11TT 1TT 5TT 2TT 6TT 14TT 11HL 19LQ 3KL 12TT 4LQ 6LQ 14LQ 13HL 1KL 14HL 7TT 8TT 12LQ 4KL 3LQ 8LQ 11TT 16TT 2KL 15LQ 2HL 5HL 17LQ 9HL 10LQ 15HL 17HL Hệ số đồng dạng di truyền 0,69 0,76 0,84 0,91 0,98

hệ số đồng dạng di truyền khoảng 0,83 và nhóm 4 chỉ có 1 cá thể (17HL). Giản đồ phả hệ DNA của 32 mẫu bưởi Thanh trà nghiên cứu được trình bày ở hình 3.11.

Hình 3.11. Giản đồ phả hệ DNA các mẫu bưởi Thanh trà ở thành phố Huế

Giản đồ phả hệ cho thấy 2 nhóm đầu có quan hệ di truyền tương đối gần nhau, khoảng 80%. Trong mỗi nhóm lại phân ra thành nhiều nhóm nhỏ với hệ số đồng dạng di truyền khá lớn (0,8-0,96). Nhóm thứ 3 có mối quan hệ di truyền xa hơn hai nhóm đầu, khoảng 74%. Đặc biệt, nhóm thứ 4 chỉ có 1 cá thể nằm tách biệt trên một nhánh, có quan hệ khá xa so với 3 nhóm đầu với hệ số đồng dạng di truyền là 0,69. Hệ số đồng dạng di truyền của cá thể này (17HL) so với các cá thể trong các nhóm khác từ 0,56 đến 0,81. Tuy nhiên, khi quan sát đặc tính hình thái bên ngoài cũng như đánh giá cảm quan chất lượng quả chúng tôi thấy không có sự khác

biệt giữa cá thể này và các cá thể còn lại. Bên cạnh đó, có 2 cá thể gần như giống nhau hoàn toàn là 13HL và 14LQ (hệ số tương đồng di truyền là 0,98) nhưng đánh giá cảm quan chất lượng quả cho thấy cây 14LQ cho quả to, ngon trong khi đó cây 13HL cho quả to nhưng không ngon. Ngoài ra, qua quá trình điều tra và đánh giá cảm quan chất lượng quả ở từng vùng nghiên cứu chúng tôi thấy bưởi Thanh trà trồng ở Thủy Biều ngọt và mọng nước hơn so với các nơi khác. Điều này có thể được giải thích là do Lương Quán nằm ở ven sông Hương nên thường xuyên được phù sa bồi đắp vì vậy chất lượng quả ngon hơn so với các vùng khác [8]. Như vậy, bước đầu có thể kết luận chất lượng bưởi Thanh trà khác nhau ở các cây khác nhau chủ yếu là do tác động của môi trường.

Khi tìm hiểu về nguồn gốc của các cây bưởi Thanh trà ở thành phố Huế, chúng tôi nhận thấy bưởi Thanh trà ở Trung Thượng, Hương Long và Kim Long hầu hết đều có nguồn gốc từ Lương Quán do ở đây từ lâu đã nổi tiếng có bưởi Thanh trà với hương vị thơm ngon đặc trưng và cho quả nhiều. Ở Lương Quán cũng có truyền thống trồng bưởi từ rất lâu đời (khoảng hơn 200 năm), trước đây được trồng chủ yếu để phục vụ cho vua chúa và giới quý tộc. Một số ít các cây có nguồn gốc từ cây ghép được mua từ Trung tâm nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp Huế. Vì vậy, nhìn chung các cây bưởi Thanh trà ở Huế có quan hệ họ hàng gần nhau và tương đối giống nhau về các đặc điểm hình thái cũng như chất lượng quả. Tuy nhiên, trải qua quá trình trồng trọt lâu đời gây nên hiện tượng thoái hóa giống. Ngoài ra, do thổ nhưỡng và điều kiện chăm sóc ở các vùng khác nhau nên chất lượng của quả ở các vùng không hoàn toàn giống nhau. Bên cạnh đó, cây thuộc chi Citrus nói chung và bưởi nói riêng rất dễ xảy ra biến dị (đặc biệt là các biến dị soma) [56], do đó có thể dẫn đến sự khác nhau về đặc điểm di truyền giữa các cá thể mà trước đây xuất phát từ một nguồn gốc.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Nhuận và cs (2005) về tính đa dạng di truyền của bưởi Năm roi ở xã Mỹ Hòa, Bình Minh, Vĩnh Long, quần thể bưởi ở đây chia làm 6 nhóm, trong đó 5 nhóm giống nhau hơn và 1 nhóm khác hẳn. Khoảng cách di truyền của quần thể này thay

đổi từ 0-36%. Trong 56 chỉ thị RAPD, có 8 chỉ thị hiện diện ở tất cả các cây, 1 chỉ thị có tần số thấp nhất (chỉ có ở 3 cây) và 3 chỉ thị hiện diện ở 4 cây. Từ đó cho thấy quần thể bưởi Năm roi ở Mỹ Hòa rất đa dạng về di truyền mặc dù chúng có sự tương đồng cao về hình thái và sinh trưởng [20].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của quần thể bưởi thanh trà (citrus grandis (l ) osbeck) ở thành phố huế (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)