Hiện trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc phun diệt muỗi với quảng cáo

Một phần của tài liệu Phương pháp diệt muỗi tối ưu và những cách diệt muỗi cần tránh để bảo vệ sức khỏe con người (Trang 40 - 48)

loại thuốc phun diệt muỗi với quảng cáo “tác dụng nhanh, tiêu diệt gọn”. Nhưng theo các chuyện gia muỗi càng chết nhanh càng chứng tỏ hóa chất đó có tác dụng rất mạnh. Sức khỏe con người sẽ bị ảnh

Nhà nhà diệt muỗi

Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh sôi, phát triển mạnh. Để tránh muỗi trong nhà, nhiều gia đình lựa chọn phương pháp thuê các cơ sở chuyên phun thuốc diệt muỗi hoặc mua thuốc về tự phun. Đây cũng là “mùa làm ăn” của các cơ sở bán thuốc diệt muỗi, côn trùng.

Chị Hải (Hoàng Như Tiếp, Long Biên, HN) cho biết: “Thời tiết mấy hôm nay ẩm thấp nên muỗi bắt đầu sinh sôi, thấy các nhà hàng xóm mua thuốc diệt muỗi dạng phun về tự phun nên gia đình tôi cũng làm theo. Phun buổi sảng thì tối thấy muỗi chết đầy dưới sàn nhà, ngay cả gián cũng bị têt liệt thần kinh mà nằm đầy dưới đất. Chả biết có hại cho người hay không nhưng cứ phun để diệt hết muỗi còn hơn là để muỗi đốt rồi bị sốt xuất huyết”

Theo một chủ cửa hàng chuyên bán thuốc diệt côn trùng tại Trâu Quỳ (Gia Lâm, HN) Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc phun diệt muỗi khác nhau. Hầu hết các loại thuốc đều được nhập khẩu từ các nước châu Âu phát triển và được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng. Các loại thuốc này đều có tác dụng tồn lưu diệt trừ côn trùng gây hại bằng vị độc (chứ không bằng khí độc như những bình xịt côn trùng) một thời gian dài (từ 4 - 6 tháng) sau khi phun. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc khác nhau lại có một ưu điểm riêng cũng như có những hạn chế nhất định. Chẳng hạn, thuốc Permethrin 50EC (Hockley International - Anh) hoặc Perme UK 50EC (Hand Associates - Anh) có hiệu quả khá cao cho nhiều đối tượng côn trùng nhưng lại có mùi hắc khi phun. Thuốc Icon 2.5CS (Syngenta SCBV - Bỉ) tác dụng nhẹ hơn nhưng gần như không có mùi. Thuốc Fendona 10SC (BASF -

Đức hoặc Italia) cũng không có mùi khi phun nhưng lại rất dễ gây dị ứng, mẩn ngứa.

“Giá các loại thuốc giao động từ 60.000- 400.000 đồng/ lọ, loại được nhiều gia đìnhh lựa chọn thuốc diệt muỗi của Anh giá 200.000 đồng/lọ. Thuốc 60.000 đồng chủ yếu bán cho những người đi phun thuốc thuê hoặc người dân mua về phun ngoài sân, vườn. Mùa này nhu cầu diệt muỗi lớn nên mỗi ngày cửa hàng tôi bán được khoảng 50 lọ”.

Cũng theo chủ lời quảng cáo của cửa hàng này, phun thuốc diệt muỗi vừa giúp tiêu diệt muỗi, gián nhanh còn có tác dụng lâu, mỗi lần phun thuốc thường có tác dụng ít nhất là trong vòng 6 tháng.

Quan sát của PV, tất cả các loại thuốc bán trong cửa hàng đều ghi chằng chịt tiếng nước ngoài, hoàn toàn không có hướng dẫn sử dụng và thông tin sản phẩm bằng tiếng Việt. Tất cả mọi chỉ dẫn đều chỉ được

người bán hàng nói qua loa rồi chốt lại một câu “Cứ phun đặc vào cho hiệu quả…”.

Các cửa hàng bán thuốc diệt mối, muỗi mọc lên như nấm,

Hóa chất nào cũng có độc tố nhất định

Theo cán bộ của khoa Hóa thực nghiệm (Viện sốt rét ký sinh trùng và côn trùng TW) thì các sản phẩm diệt côn trùng thường được sản xuất theo ba nhóm: nhóm có gốc clo hữu cơ (gồm các chất như Aldrin, DDVP,

DDT, BHC, Lindane), nhóm có gốc phốt pho hữu cơ (gồm Dichlorvos, Mathathion, Diazinon) và nhóm có gốc Pyrethrine. Thuốc xịt muỗi nhóm 1 và 2 đã bị cấm sử dụng do rất độc. Người dùng có thể bị nhiễm độc nếu không mang khẩu trang, bị dị ứng da, chảy nước mắt, ngứa, hắt hơi, khó thở

Nếu người dân dùng thuốc tùy tiện, không đúng liều lượng, dùng trong một thời gian quá dài... sẽ dẫn tới tình trạng côn trùng kháng thuốc, "trơ" hóa chất.

Trường hợp nhà chị Hải, sau 2 ngày phun thuốc, nhà chị lại bắt đầu xuất hiện rất nhiều muỗi, không khác gì khi chưa phun thuốc : "Mất 1 ngày cả nhà phải đi "tị nạn" để phun thuốc, phun xong lại phải đem hết bát đũa, ấm chén đi rửa lại, đồ dạc trong nhà cũng phải lau vì sợ ngộ đọc cho người. Vất vả như vậy, cuối cùng đâu vẫn đóng đấy, muỗi lại xuất hiện, thậm chí còn

nhiều hơn khi chưa phun. Đã mất tiền lại rước thêm bực mình...", chị Hải phàn nàn.

PGS. TS Trương Sĩ Niêm, Phó trưởng khoa Dịch tễ, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho biết: Muỗi càng chết nhanh càng chứng tỏ nồng độ thuốc cao và hóa chất đó có tác dụng rất mạnh. Như vậy, không chỉ muỗi, côn trùng chết mà con người cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, việc hóa chất vẫn còn tác dụng với muỗi một thời gian dài sau khi phun chứng tỏ thuốc vẫn tồn lưu trong môi trường và con người hằng ngày vẫn phải hít những hóa chất này. Ngay đối với những hoá chất diệt côn trùng đã được Bộ Y tế đảm bảo về độ an toàn thì việc thường xuyên tiếp nhận chúng qua đường hô hấp hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Các thuốc trừ muỗi đa phần đều pha thêm hương liệu để át mùi khó chịu cũng khiến mọi người chủ quan và quên đi những yêu cầu an toàn tối thiểu như dùng găng tay, khẩu trang

Đáng lo ngại là những hóa chất diệt côn trùng trôi nổi, không rõ nguồn gốc vẫn được tiêu thụ khá nhiều. Những loại này không ghi rõ thành phần hóa học cũng như các chỉ dẫn khác theo quy định về nhãn mác.

Không loại trừ khả năng một số thuốc diệt gián, muỗi trôi nổi xuất xứ từ Trung Quốc vẫn còn sử dụng các hoá chất cấm như Lindan và DDVP. Hai loại này từng được sử dụng diệt gián, muỗi rất hiệu quả và cực nhanh. Tuy nhiên, sau đó người ta phát hiện ra rằng chúng đặc biệt nguy hiểm cho hệ hô hấp của con người, đặc biệt là trẻ em. Từng có cán bộ của NIHE trong quá trình phun DDVP tại trại chăn nuôi đã bị ngộ độc.

Nếu tình trạng quá phức tạp thì cần đến các cơ sở có uy tín để được tư vấn về loại thuốc, liều lượng, có nên sử dụng không? Nếu nhất thiết phải phun thì phun xa

nguồn nước, không nên phun vào bếp ăn, phun từ 2m trở xuống và dọn dẹp sạch sẽ trước khi phun.

Người tiêu dùng phải lựa chọn hãng thuốc có uy tín, nguồn gốc và thời gian sử dụng rõ ràng; sử dụng đúng theo hướng dẫn, liều lượng ghi rên bình thuốc. Không để thuốc gần tầm với của trẻ em, thức ăn hay vật nuôi...

Một phần của tài liệu Phương pháp diệt muỗi tối ưu và những cách diệt muỗi cần tránh để bảo vệ sức khỏe con người (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w