Khả năng thanh toán ngắn hạn bằng tiền mặt

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tích dòng tiền (Trang 25 - 26)

Những hệ số khả năng thanh toán bằng tiền mặt đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của một công ty đối với những nghĩa vụ nợ đến hạn (Kieso, et al., 2004). Những nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn như ngân hàng và nhà cung cấp quan tâm đến việc đo lường khả năng thanh toán bằng tiền mặt (Weygandt, et al., 1998). Hệ số này bị ảnh hưởng bởi sự điều chỉnh dòng tiền vào và ra theo triển vọng của hoạt động tương lai (Larson, et al., 2006). Thông thường, những hệ số đo lường khả năng thanh toán bằng tiền mặt là hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thử nghiệm khả năng thanh toán. Những hệ số này dựa trên dữ liệu thu được và được tính tại một thời điểm cụ thể. Sử dụng dữ liệu dòng tiền sẽ khắc phục được hạn chế này (Schmidgall, et al., 1993). Những hệ số dòng tiền sau đây sẽ đo lường khả năng thanh toán ngắn hạn bằng tiền mặt của một công ty

1. Hệ số dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (Operating Cash Flow Ratio)

Là thước đo khả năng tạo ra tiền mặt trong một khoảng thời gian để đảm bảo các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Dữ liệu được lấy từ bảng lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế toán (Figelwic z và Zeller, 1991; Mills, et al., 1998; Sch midgall, et al., 1993). Với những công ty hoạt động tốt thì hệ số này lớn hơn hoặc bằng 40% (Casey và Bartczak, 1998)

OCF = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Nợ ngắn hạn

xxv

Hệ số tiền mặt đo lường phần nợ ngắn hạn được thanh toán bằng tiền mặt có sẵn. Hệ số này xác định tiền mặt sẵn có để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Dữ liệu được lấy trong bảng cân đối kế toán. Hệ số càng cao thì càng tốt (Ibarra, Venus C, 2009)

Tiền mặt Nợ ngắn hạn

3. Hệ số năng lực trả nợ bằng tiền mặt (Cash Debt Cover age Ratio)

Hệ số năng lực trả nợ bằng tiền mặt cho thấy tỷ lệ phần trăm tổng nợ được thanh toán bằng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (trừ đi cổ tức). Đó là khả năng của công ty đáp ứng những khoản nợ phải trả bằng việc sử dụng tiền mặt thu được từ hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi cổ tức trả cho chủ sở hữu (Carslaw & Mills, 1991; Figelwic z & Zeller, 1991; Schmidgall, et al., 1993; Weygandt, et al., 1998). Stickney, and Weil (1988) cho rằng hệ số này bằng hoặc lớn hơn 20% là hợp lý

CDC = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh – cổ tức Tổng nợ

4. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay bằng tiền mặt (Cash Interest Cover age)

Hệ số này cho thấy lượng tiền mặt thực sự sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu thanh toán chi phí lãi vay (Carslaw, et al., 1991; Figelwic z & Zeller, 1991; Schmidgall, et al., 1993). Dữ liệu lấy từ bảng lưu chuyển tiền tệ. Hệ số càng cao càng tốt

CIC = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh + lãi vay Lãi vay

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tích dòng tiền (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)