Mối quan hệ tiền lơng giữa các đơn vị thành viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và quản lý đơn giá tiền lương các đơn vị sản xuất giấy Tổng công ty Giấy Việt Nam.DOC (Trang 68)

III/ Đánh giá chung tình hình xây dựng và quản lý đơn giá tiền lơng

3. Mối quan hệ tiền lơng giữa các đơn vị thành viên

Một mục tiêu quan trọng của cơ chế quản lý tiền lơng và thu nhập thông qua quản lý đơn giá tiền lơng đó là hạn chế tình trạng chênh lệch về tiền lơng và thu nhập giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân, giảm sự chênh lệch về tiền lơng và thu nhập bởi yếu tố độc quyền và yếu tố lợi thế của ngành. Để có thể đánh giá đợc mối quan hệ này trong Tổng công ty Giấy Việt Nam ta hãy xem bảng số liệu báo cáo tình hình thực hiện tiền lơng và thu nhập của các đơn vị thành viên sản xuất giấy Tổng công ty Giấy Việt Nam qua các năm từ 1999 đến năm 2001 nh sau:

Bảng báo cáo tình hình thực hiện tiền lơng và thu nhập của các đơn vị thành viên từ năm 1999 đến năm 2001.

Bảng 22

Stt Đơn vị Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001

1 C.T Giấy B i Bằngã 1.239 1.660 1.861 2 C.T Giấy Việt Trì 841 1.173 1.222 3 N.M Giấy H.V. Thụ 568 661 772 4 N.m Giấy Vạn Điểm 683 624 709 5 N.m Giấy Hoà Bình 408 500 / 6 C.T Giấy Đồng Nai 1.124 1.055 1.449

7 C.T Giấy Tân Mai 1.482 1.507 1.824

8 N.M Giấy Bình An 894 850 1.073

9 C.T Giấy Viễn Đông 698 869 /

Tiền lơng BQ toàn TCT 882 1.325 1.586

Qua bảng số liệu trên ta thấy có sự chênh lệch khá lớn về tiền lơng và thu nhập giữa các đơn vị thành viên. Khoảng cách chênh lệch lớn nhất năm 1999 là 3,63 lần, đến năm 2000 khoảng cách chênh lệch có đợc thu hẹp xuống còn 3,2 lần. Năm 2001 do có hai đơn vị thành viên tiến hành cổ phần hoá, khoảng cách chênh lệch thu hẹp xuống còn 2,62 lần. Sự chênh lệch này cho ta một số nhận xét sau:

+ Tổng công ty đã không áp dụng triệt để nguyên tắc phân phối theo kết quả sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001 chỉ có hai đơn vị thành viên luôn đảm bảo có lợi nhuận đó là Công ty Giấy Bãi Bằng và Công ty Giấy Việt Trì còn các đơn vị thành viên khác ít nhất cũng có tới hai năm làm ăn thua lỗ nhng mức tiền lơng bình quân của một số đơn vị luôn cao hơn so với mức tiền lơng bình quân của Công ty Giấy Việt Trì.

+ Với các mức tiền lơng trong bảng trên ta thấy ở một số đơn vị có mức tiền lơng bình quân cao hơn so với mức tiền lơng tối thiểu Tổng công ty áp dụng rất ít, tốc độ tăng tiền lơng qua các năm cũng rất chậm. Ví dụ mức tiền lơng của Công ty Giấy Hoà Bình, mức tiền lơng và thu nhập bình quân năm 1999 là 408.000 (đồng/ tháng) với mức lơng tối thiểu Tổng công ty áp dụng là 304.000 (đồng/ tháng), đến năm 2000 mức tiền lơng và thu nhập bình quân của Công ty đạt 500.000 (đồng/ tháng) tăng 23% so với năm 1999, trong khi đó mức tiền lơng

tối thiểu của Tổng công ty áp dụng tăng 26% và đạt 385.000 (đồng/ tháng). Với mức tiền lơng và thu nhập nh vậy khó có thể đảm bảo cuộc sống cho ngời lao động làm việc ở những đơn vị thành viên này.

+ Chúng ta có thể thấy sự chênh lệch tiền lơng và thu nhập giữa các đơn vị thành viên theo khu vực, các đơn vị thành viên ở Miền Nam có thu nhập cao hơn so với các đơn vị Miền Bắc.

Qua phân tích ở trên ta thấy công tác quản lý tiền lơng và thu nhập của Tổng công ty Giấy Việt Nam không thực hiện đợc mục tiêu đề ra của cơ chế quản lý tiền lơng và thu nhập. Cơ chế quản lý tiền lơng và thu nhập thông qua quản lý đơn giá tiền lơng đã không thực hiện đợc vai trò thu hẹp khoảng cách chênh lệch tiền lơng và thu nhập giữa các đơn vị thành viên.

4. Mối quan hệ giữa tiền lơng và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Trong phần lý thuyết đã trình bầy sự cần thiết phải xây dựng mối quan hệ giữa tiền lơng và kết quả hoạt động sản xuất kinh của doanh nghiệp. Đối với Tổng công ty Giấy Việt Nam điều này đợc thể hiện rất rõ qua bảng số liệu sau:

Bảng so sánh 1 đồng tiền lơng tạo ra doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách.

Bảng 24

Chỉ tiêu 1999Năm 2000Năm Năm 2001

So sánh (%) 2000/ 1999 2001/ 2000 2001/ 1999 Doanh thu Lợi nhuận Nộp ngân sách 15.160 440 1.140 11.720 340 620 11.380 340 540 77 77 54 97 100 87 75 77 47 Với cách tính nh sau: Cơ cấu doanh thu: C+ V+ P

C: chi phí vật chất (bao gồm cả các khoản nộp ngân sách ). V: chi phí tiền lơng.

P: lợi nhuận.

Một đồng tiền lơng làm ra bao nhiêu đồng doanh thu đợc tính nh sau: (C+V+P)/V.

Tơng tự nh vậy ta tính đợc một đồng tiền lơng tạo ra bao nhiêu đồng nộp ngân sách, bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, mối quan hệ giữa tiền lơng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty qua các năm từ 1999 đến năm 2001 ngày càng giảm.

Mối quan hệ giữa tiền lơng và chỉ tiêu tổng doanh thu. Trong bảng cho ta thấy năm 1999 một đồng tiền lơng tạo ra 15.160 đồng doanh thu nhng đến năm 2000 một đồng tiền lơng chỉ tạo ra đợc 11.720 đồng doanh thu tơng ứng giảm 23%, đến năm 2001 một đồng tiền lơng chỉ còn tạo ra đợc 11.380 đồng doanh thu giảm 3% so với năm 2000 và giảm 25% so với năm 2001.

Mối quan hệ giữa tiền lơng với chỉ tiêu lợi nhuận. Mối quan hệ này thể hiện giữa làm và ăn nhng qua tính toán ở bảng trên cho ta thấy có sự giảm sút rõ rệt. Năm 1999 một đồng tiền lơng tạo ra đợc 440 đồng lợi nhuận đến năm 2000 và 2001 một đồng tiền lơng chỉ còn tạo ra đợc 340 đồng lợi nhuận tơng ứng giảm 23%.

Mối quan hệ tiền lơng và các khoản nộp ngân sách. Nh đã trình trong phần thẩm định đơn giá tiền lơng, từ năm 2000 các sản phẩm của Tổng công ty đợc u tiên về thuế VAT. Do đó, các khoản nộp ngân sách nhà nớc năm 2000 và năm 2001 giảm mạnh so với năm 1999, điều này làm cho tỷ lệ một đồng tiền lơng tạo ra bao nhiêu đồng nộp ngân sách cũng giảm tơng ứng.

Qua phân tích kết sản xuất kinh doanh của Tổng công ty qua các năm ở phần trớc ta thấy, doanh thu thực hiện của Tổng Công ty năm sau luôn cao hơn so với năm trớc. Mặt khác, kể từ năm 2000 các sản phẩm của Tổng công ty Giấy Việt Nam đợc sự u đãi về chính sách thuế của nhà nớc. Với sự u đãi nh vậy đáng lẽ tỷ trọng một đồng tiền lơng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận phải tăng nên mới đúng nhng qua phân tích ở trên ta thấy tỷ trọng này vẫn giảm qua các năm, điều

này chứng tỏ hiệu quả quản lý tài chính của Tổng công ty là rất kém. Vì vậy, để đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa tiền lơng và thu nhập với các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả khinh doanh của doanh nghiệp, Tổng công ty cần chấn chỉnh lại công tác quản lý tài chính trong từng đơn vị thành viên tránh tình trạng mức tiền lơng của ngời lao động bị giảm sút bởi yếu tố quản lý. Tổng công ty nên áp dụng chính sách cổ phần hoá đối với những đơn vị thành viên làm ăn kém hiệu quả nh đã áp dụng đối với Công ty Giấy Hoà Bình và Công ty Giấy Viễn Đông trong năm 2001.

Chơng III

Khuyến nghị , giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và quản lý đơn giá tiền lơng của Tổng công ty

Giấy Việt Nam.

I/ Hoàn thiện phơng pháp xây dựng và quản lý đơn giá tiền lơng.

1/ Hoàn thiện phơng pháp xây dựng đơn giá tiền lơng.

1.1. Hoàn thiện mức tiền lơng tối thiểu.

Tiền lơng tối thiểu là một nội dung quan trọng trong chính sách tiền lơng là mức lơng căn cứ xác định các mức tiền lơng khác trong các ngành nghề. Vì vậy mức tiền lơng tối thiểu quy định chung và các mức tiền lơng tối thiểu theo ngành, theo vùng nhằm đảm bảo các mục tiêu sau:

Bảo đảm tái sản xuất sức lao động giản đơn và một phần để tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng cho những ngời làm công ăn lơng, phù hợp với khả năng chi trả của ngời sử dụng lao động và đảm bảo quan hệ hợp lý với mặt bằng tiền công của các tầng lớp dân c trong xã hội.

Bảo vệ những ngời hởng lơng thấp nhất để chống sự bóc lột quá mức đối với những ngời lao động không có tay nghề hoặc những ngời lao động trong những ngành nghề có cung- cầu lao động bất hợp lý trên thị trờng. Các mức tiền l- ơng tối thiểu do Chính phủ quy định có ảnh hởng đến sự ổn định mức sống cho ngời lao động ở mức tối thiểu là một trong những biện pháp ngăn cản sự đói nghèo dới mức cho phép.

Thiết lập mối ràng buộc kinh tế đối với ngời sử dụng lao động, duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của lao động khuyến khích việc nâng cao hiệu suất sử dụng sức lao động.

Là căn cứ để hoàn thiện hệ thống trả công lao động tạo môi trờng cạnh tranh lành mạnh giữa các nghành nghề khu vực. Mức tiền lơng tối thiểu đợc coi là nền của chế độ tiền lơng dùng làm căn cứ tính các mức lơng khác của hệ thống thang lơng và phụ cấp lơng.

Vì vậy độ lớn, cơ cấu và mức tiền tệ hoá tiền lơng tối thiểu vừa quyết định độ lớn của các mức lơng khác trong hệ thống thang lơng, bảng lơng vừa làm cân đối các chính sách phân phối trong nền kinh tế, ngân sách Nhà nớc và chất lợng hạch toán của nền kinh tế.

Tạo cơ sở để tăng khả năng hoà nhập của lao động Việt Nam vào thị trờng lao động khu vực, quốc tế là yếu tố để thu hút đầu t nớc ngoài và thực hiện một b- ớc tự do hoá thị trờng lao động.

Tóm lại các mục tiêu đặt ra của tiền lơng tối thiểu nêu trên nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trờng trong đó có sự luân chuyển tự do của lao động và khả năng thoả thuận của các bên có liên quan đồng thời là bớc an toàn chung cho cả xã hội không chỉ bó hẹp trong khu vực Nhà nớc. Tiền lơng tối thiểu vừa là căn cứ để phát triển thị trờng lao động vừa góp phần phát triển kinh tế.

Với các mục tiêu nêu trên và mức tiền lơng tối thiểu chung hiện nay Chính phủ quy định tại nghị định 77/2000/NĐ-CP kể từ năm 2001 là 210.000đ/ tháng và hệ số điều chỉnh cao nhất là 2 lần thì mức tiền lơng tối thiểu cao nhất trong các doanh nghiệp có thể áp dụng là:

210.000 đồng/ tháng x (1+2 ) = 630.000 đồng/ tháng

Đối với doanh nghiệp Nhà nớc đủ điều kiện áp dụng hệ số điều chỉnh cao nhất, với mức tiền lơng tối thiểu nh vậy nếu so sánh với khu vực kinh tế có vốn đầu t nớc ngoài có mức tiền lơng tối thiểu là 40$ tơng đơng với 600.000 (đồng/ tháng) và mức sống tối thiểu hiện tại. Mức tiền lơng tối thiểu sau khi áp dụng hệ số điều chỉnh là tơng đối cao và đảm bảo đợc các mục tiêu của tiền lơng tối thiểu nêu trên.

Đối với các doanh nghiệp nhà nớc không đủ điều kiện đợc áp dụng hệ số tăng tiền lơng tối thiểu (không có lợi nhuận, mức lợi nhuận năm sau thấp hơn năm trớc, không đảm bảo các chỉ tiêu nộp ngân sách) với mức 210.000 (đồng/ tháng) là quá thấp. Trên thực tế với mức tiền lơng tối thiểu chung nh vậy các doanh nghiệp nhà nớc khi xây dựng đơn giá tiền lơng hầu hết đều hợp thức hoá các chỉ tiêu tài chính để có thể áp dụng hệ số điều chỉnh tăng tiền lơng tối thiểu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đơn giá. Đối với Tổng công ty Giấy Việt Nam mặc dù các chỉ tiêu tài chính toàn Tổng công ty đạt đủ điều kiện áp dụng hệ số điều chỉnh

xuất giấy chỉ có từ 4 đến 5 đơn vị có lợi nhuận, lợi nhuận năm nay cao hơn năm trớc và đạt chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nớc còn các đơn vị khác hoặc sản xuất hoà vốn hoặc làm ăn thua lỗ. Nhng các đơn vị này vẫn đợc áp dụng hệ số điều chỉnh tăng tiền lơng tối thiểu. Ta có thể lấy ví dụ ở Công ty Giấy Tân Mai có chỉ tiêu lợi nhuận là -14249 (triệu đồng), nhng mức lơng tối thiểu đợc Công ty áp dụng vẫn đạt 316800 (đồng/ tháng) tơng ứng với hệ số điều chỉnh tăng tiền lơng tối thiểu là Kđc= 0,76.

Tóm lại để tiền lơng tối thiểu thực hiện đợc các mục tiêu đã đặt ra chúng ta cần phải xem xét một số nội dung sau.

- Mức lơng tối thiểu chung hiện nay do Chính phủ quy định khi không đợc áp dụng hệ số điều chỉnh là thấp nên trong thực tế không có tính khả thi. Vì vậy để phù hợp với mục tiêu của tiền lơng tối thiểu, trong thời gian tới Chính phủ cần phải nâng cao mức tiền lơng tối thiểu nên khoảng từ 300.000 (đồng/ tháng) đến 400.000 (đồng/ tháng) và có sự điều chỉnh kịp thời khi chỉ số giá cả sinh hoạt thay đổi qua các năm.

- Để phát huy tốt hơn hiệu quả của hệ số điều chỉnh tăng tiền lơng tối thiểu nhằm bảo đảm công bằng trong các doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng Nhà n- ớc nói chung và đặc biệt đối với Tổng công ty Giấy nói riêng phải quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu tài chính và thực thi triệt để điều kiện áp dụng hệ số điều chỉnh tăng tiền lơng tối thiểu.

- Việc quy định áp dụng hệ số điều chỉnh tiền lơng tối thiểu căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính là đúng nhng cha đủ vì các chỉ tiêu tài chính phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan nh sự điều chỉnh chính sách giá cả, chính sách thuế của Nhà nớc Vì vậy, để đảm bảo công bằng trong việc áp dụng hệ số điều chỉnh và… yếu tố tốc độ tăng tiền lơng tối thiểu, cần phải kết hợp giữa chỉ tiêu tài chính và yếu tố tốc độ tăng tiền lơng bình quân đầu ngời phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đầu ngời.

- Qua phân tích ở phần mối quan hệ tiền lơng giữa các đơn vị thành viên sản xuất giấy Tổng công ty Giấy Việt Nam ta thấy có một vấn đề đó là có sự chênh lệch về tiền lơng, thu nhập giữa các vùng- miền của đất nớc. Đây có thể là do có sự chênh lệch về mức sống giữa các khu vực trong nớc, vì vậy Chính phủ

cần xây dựng tiền lơng tối thiểu theo khu vực nhằm phù hợp với mức sống của ng- ời lao động.

1.2. Hoàn thiện định mức lao động.

Với quy định tất cả các sản phẩm trong doanh nghiệp nhà nớc đều phải có định mức lao động. Điều này cho ta thấy định mức lao động là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hởng đến tình hình xây dựng và quản lý đơn giá tiền l- ơng có chính xác hay không.

Mặc dù hiện nay đã có Thông t số 14 của Bộ lao động –Thơng binh và xã hội hớng dẫn xây dựng định mức lao động trong các doanh nghiệp nhà nớc. Nhng trên thực tế Thông t này không đợc thi hành một cách nghiêm chỉnh, khi xây dựng đơn giá tiền lơng, nhiều doanh nghiệp đã nâng cao định mức lao động tổng hợp để nâng cao đơn giá tiền lơng (qúa trình thẩm định đơn giá tiền lơng ở Tổng công ty Giấy đã cho ta thấy rõ điều này).

Ngoài việc nâng cao định mức lao động hơn so với sản phẩm chính các doanh nghiệp còn lợi dụng cơ cấu sản phẩm có mức hao phí lao động khác nhau để tăng hệ số quy đổi. Nhiều sản phẩm chỉ thêm vài công đoạn sản xuất nhng mức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và quản lý đơn giá tiền lương các đơn vị sản xuất giấy Tổng công ty Giấy Việt Nam.DOC (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w