Đóng gói, nhãn hiệu và ghi nhãn

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 105 - 106)

a. Đóng gói

Cần phải quan tâm đến bao bì đóng gói sản phẩm khi xuất khẩu sang EU. Cần phải nghiên cứu kỹ vấn đề bao bì để đảm bảo bảo vệ hàng hoá trong quá trình vận chuyển qua nhiều quốc gia. Các sản phẩm phải được bảo vệ chống lại thời tiết, những thay đổi nhiệt độ, sử lý không cẩn thận và ăn cắp.

Một số nhà nhập khẩu có những nhu cầu đặc biệt liên quan đến bao bì. Vì những lý do về môi trường, bao bì đóng gói từ những vật liệu như PVC… ít thông dụng đối với người tiêu dùng và trong vài trường hợp, chính phủ có thể cấm sử dụng loại vật liệu này. Các nhà xuất khẩu từ những quốc gia đang phát triển cần phải thảo luận về vấn đề này với các khách hàng tiềm năng của mình và nên dự trù trước các chi phí đóng gói đặc biệt trong giá bán sỉ nếu được yêu cầu.

- Kích cỡ mark : Các số đo cho con người được sử dụng: chiều dài, vòng ngực, vòng hông. 3 số đo cơ bản này xác định kích cỡ cho hàng may mặc.

- Ghi nhãn: Việc ghi nhãn phải đảm bảo thông tin cho người tiêu dùng về tương lai và sản phẩm thực sự mua được. Thông tin cung cấp được ghi trên nhãn từ thành phần sợi vải chính tạo nên sản phẩm cho đến thông tin an toàn tiêu dùng. Thông thường có 2 lại phương pháp:

- Các yêu cầu tự nguyện như nhãn hiệu quan tâm/hướng dẫn giặt tẩy và kích cỡ của nhãn.

Chương trình nhãn hiệu quan tâm tự nguyện được sử dụng trên nhiều quốc gia tại EU. Chương trình sử dụng 5 loại biểu tượng là mã mầu; các biểu tượng liên quan đến tính bền vững của mầu sắc, ổn định về kích cỡ, ảnh hưởng của cloren (trong chất tẩy), nhiệt độ ủi an toàn nhất và một vài đặc tính khác.

3.Thuế nhập khẩu và hạn ngạch

Tất cả các quốc gia thành viên EU đều áp dụng hệ thống thuế Hải quan thông thuờng khi hàng nhập khẩu hàng từ bên ngoài EU. Nếu không có hiệu lực của một hiệp định thương mại đặc biệt, thì hệ thống thuế nhập khẩu chung được áp dụng. Tuy nhiên một số hiệp định thương mại ưu đãi được áp dụng cho nhiều quốc gia đang phát triển, ví dụ như :

Hệ thống GSP – Generalized System of Preferences áp dụng từ 1-1-1995 được thay thế bằng RGSP – Renewed Generalized System of Preferences.

Hiệp định Lomé lần thứ 4 cho các quốc gia Châu Phi, Caribbean và Thái Bình Dương.

RGSP: hiệp định này cho phép các sản phẩm từ các quốc gia có liên quan có thể nhập khẩu theo biểu suất thuế ưu đãi hoặc sản phẩm từ các quốc gia kém phát triển được miễn thuế nhập khẩu. Nhà xuất khẩu phải điền vào ‘Chứng nhận Xuất xứ Form A’, được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hệ thống thuế tình cờ và thuế trần không tồn tại.

Hiệp định Lomé: Các sản phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia ACP có thể được nhập khẩu miễn thuế, khi nhà xuất khẩu điền vào “Chứng nhận Vận chuyển EUR.1” và do Hải quan của nước xuất khẩu cấp.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 105 - 106)