ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Một phần của tài liệu Du lịch.DOC (Trang 51 - 54)

DU LỊCH

3.1 Định hướng phát triển Du lịch

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010 là công trình quy hoạch đầu tiên được thực hiện do Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) tài trợ thực hiện trong năm 1990. QHTT đã được Thủ tướng Chỉnh phủ phê duyệt tại quyết định số 307/TTg ngày 24/5/1995. Đây là lần đầu tiên ngành Du lịch có quy hoạch chuyên ngành trên phạm vi toàn quốc và đây cũng là một trong những quy hoạch chuyên ngành đầu tiên cho thời kỳ phát triển 1995 - 2010 ở Việt Nam.

- Phát triển đa dạng các loại hình du lịch bao gồm: Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, du lịch văn hoá tâm linh gắn với phát triển làng nghề. Khai thác tốt lợi thế và tiềm năng du lịch của tỉnh, gắn phát triển du lịch trong tỉnh với du lịch cả nước và khu vực.

Đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, có bước đi thích hợp, kết hợp chặt chẽ việc đầu tư xây dựng mới với sử dụng có hiệu quả cơ sở sẵn có.

- Tập trung khai thác thế mạnh của du lịch nội địa, nhanh chóng tạo ra nhiều khu, tuyến, điểm du lịch trọng điểm hấp dẫn du khách, hình thành các tuyến du lịch quốc tế nhằm thu hút khách nước ngoài.

Ðặc biệt năm di sản vật thể: Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Quần thể kiến trúc Cung đình Huế, vịnh Hạ Long và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Và, hai di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế và Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây

Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Ngoài ra còn một số vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, khu danh thắng có giá trị khoa học và du lịch đã được quốc tế công nhận, một số di sản thiên nhiên và văn hóa khác đang được đánh giá lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận.

Hệ thống di sản văn hóa và di sản thiên nhiên là tiền đề cho mọi hoạt động du lịch ở nước ta, cơ sở hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa; các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch, đã và đang được bảo tồn và phát huy hiệu quả góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm hấp dẫn du lịch nhất của khu vực châu Á, thu hút lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, đem lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế quốc dân: Năm 2007 Việt Nam đón hơn 4,3 triệu lượt khách quốc tế, thu nhập từ du lịch đạt trên 3,5 tỷ USD. Ðóng góp vào những thành tựu nói trên có giá trị của bảy di sản thế giới

công nhận.

Việc khai thác giá trị di sản thế giới và gắn kết với du lịch trong nhiều năm qua đã thu được những thành quả nhất định. Chúng ta đã làm tốt việc quảng bá hình ảnh vịnh Hạ Long với bạn bè thế giới khi vận động cộng đồng tham gia bình chọn Hạ Long là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới trên trang Website: http://www.new7wonders.com. Ở mảng văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế được Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế phát huy trong đời sống đương đại có hiệu quả thông qua Dự án bảo tồn và phát huy giá trị Nhã nhạc từ Quỹ ủy thác Nhật Bản thông qua UNESCO tài trợ; từ đó góp phần làm sinh động hình ảnh văn hóa Huế với đông đảo du khách là tại bốn kỳ Festival.

Tuy nhiên việc phát triển du lịch tại khu vực di sản thế giới đang đứng trước những thách thức không nhỏ. Bên cạnh những thách thức có tính khách quan, do đặc điểm đa dạng và tính phức tạp của hệ thống di sản thế giới là

những thách thức có tính chủ quan, do năng lực quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản phục vụ phát triển du lịch của chúng ta còn nhiều bất cập. Ðó còn là nhận thức chưa đầy đủ của cộng đồng, các chủ thể quản lý, phát triển và kinh doanh về những yêu cầu, nguyên tắc phát triển du lịch tại khu vực di sản; về tình trạng phát huy giá trị di sản, khai thác tiềm năng du lịch tại khu vực di sản sai mục đích, thương mại hóa các giá trị hoặc khai thác quá mức cho phép giá trị các di sản; về đầu tư bảo tồn, phát triển tài nguyên du lịch, bảo tồn di sản phục vụ du lịch còn manh mún, dàn trải, thiếu đồng bộ; là quản lý đầu tư phát triển, kinh doanh dịch vụ du lịch còn thiếu tính chuyên nghiệp... Mặt khác, chúng ta còn thiếu cơ chế tạo điều kiện để cộng đồng dân cư khu vực di sản tham gia đầu tư phát triển du lịch, cũng như khai thác văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống phục vụ du lịch. Quản lý nhà nước trong phát triển du lịch tại khu vực di sản cũng còn nhiều mặt bất cập.

Tổ chức phát triển và quản lý du lịch tại khu vực di sản có nội dung rộng lớn: từ bảo tồn các giá trị của di sản, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch đến tổ chức quản lý quy hoạch phát triển du lịch, bao gồm lập quy hoạch, tổ chức đầu tư phát triển theo quy hoạch được duyệt; từ quản lý di sản; quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch cũng như sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch, đến quản lý trật tự, an toàn xã hội tại khu vực di sản cùng các hoạt động Nội dung đó đòi hỏi xây dựng cơ chế quản lý thích hợp và việc cấp thiết là thành lập Ban quản lý hoặc Ban điều phối phát triển du lịch, là chủ thể có chức năng, thẩm quyền quản lý phát triển du lịch theo quy định của Luật Du lịch; là ban hành các quy định quản lý phát triển du lịch khu vực di sản. Vấn đề phát triển du lịch trên cơ sở phát huy các giá trị tài nguyên du lịch trong đó có di sản thế giới là nhiệm vụ cấp bách và phức tạp. Một số giải pháp nêu trên là nhằm tìm kiếm mô hình, cơ chế phối hợp của mọi ngành, mọi cấp quản lý nhà nước, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp trong quản lý phát triển và kinh doanh du lịch với mục tiêu là bảo tồn gìn giữ các di sản cho thế hệ mai sau.

3.2 Giải pháp phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Du lịch.DOC (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w