Biểu đồ 2: cơ cấu lao động theo chức năng………………………

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội.DOC (Trang 28 - 98)

1000 1500 2000 2500 3000 3500 người 2005 2006 2007 năm BIỂU ĐÒ 2: CƠ CẤU LĐ THEO CHỨC DANH

vchức qlý vchức cmnv nviên cnhân cb đt ct

Qua bảng trên ta thấy số công nhân của Công ty chiếm tỷ lệ lớn nhất và không ngừng được tăng qua các năm là do quy mô sản xuất kinh doanh lớn và không ngừng được mở rộng. Tuy chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động nhưng tỷ lệ lao động trực tiếp qua các năm không tăng lên mấy, thậm chí còn giảm ở năm 2007 là 68.6% trong khi đó năm 2006 là 69% và tỷ lệ lao động gián tiếp lại tăng, tỷ lệ viên chức quản lý năm 2005 là 9.6% đến năm 2006 là 9.6% và năm 2007 là 10.4% và viên chức chuyên môn nghiệp vụ năm 2005 là 15.6% tuy giảm ở năm 2006 là 14.9% nhưng lại tăng năm 2007 là 15.6%. Điều này cho thấy bộ máy quản lý vẫn còn cồng kềnh, do đó vẫn còn tình trạng dư thừa, lãng phí lao động.

1.3.3. Theo trình độ đào tạo

Trình độ chuyên môn của lao động có vai trò rất quan trọng trong kết quả hoạt động SXKD bởi nó là một trong những tiêu thức quan trọng đầu tiên đánh giá chất lượng lao động. Tuỳ từng vị trí công việc khác nhau thì tương ứng với một trình độ chuyên môn nhất định mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Trình độ chuyên môn của Công ty ĐLTPHN được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3. Bảng cơ cấu tổ chức theo trình độ đào tạo

TT Trình độ chuyên

môn

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) 1 Trên đại học 12 0.4 15 0.4 17 1 2 Đại học 995 29.0 1194 30.2 1298 30 3 Cao đẳng, trung cấp 401 11.7 429 10.9 411 10

4 Công nhân kỹ thuật 2017 58.9 2313 58.5 2503 59

Tổng số 3425 100 3951 100 4229

Nguồn: Phòng Tổ chức lao động

BIỂU ĐỒ 3: TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN NĂM 2007

1 30 10 59 Trên ĐH ĐH CĐ,TC CNKT

Do đặc trưng sản xuất kinh doanh điện năng là hoạt động chính nên công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động đã qua đào tạo và tăng dần qua các năm. Tỷ lệ lao động đào tạo ở bậc đại học và trên đại học qua các năm có tăng lên, điều này thể hiện công ty có quan tâm tới việc đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.

Đối với công nhân chất lượng lao động của họ được thể hiện ở bảng sau:

CBCN Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

1 251 12.4 229 9.9 203 8.2 2 285 14.1 254 11.0 236 9.5 3 242 12.0 237 10.2 211 8.5 4 280 13.9 332 14.4 358 14.4 5 576 28.6 709 30.6 802 32.1 6 256 12.7 398 17.2 476 19.1 7 127 6.3 154 6.7 217 8.2 Tổng 2017 100 2313 100 2503 100 Nguồn : Phòng tổ chức lao động

BIỂU ĐÒ 4: TRÌNH ĐỘ NGHỀ CỦA CN NĂM 2007

8.2 9.5 8.5 14.4 32.1 19.1 8.2 B1 B2 B3 B4 B5 B6 B7

Qua các năm tỷ trọng công nhân bậc 1,2,3 giảm xuống và bậc 4,5,6,7 tăng lên. Năm 2005 thợ bậc 1 là 12.4% đến năm 2007 là 8.2% và thợ bậc 7 năm 2005 là 6.3% thì năm 2006 là 6.7% và năm 2007 tăng lên 8.2%. Điều này thể hiện trình độ công nhân ngày càng được cải thiện.

Qua phân tích ta thấy nguồn lao động của Công ty rất dồi dào. Chính nguồn lao động này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiền lương. Với từng độ tuổi và giới tính người lao động sẽ được bố trí các công việc khác nhau. Ở mỗi công việc khác nhau họ sẽ được nhận các mức lương khác nhau.

Ngoài ra chức danh công việc, trình độ lao động, cấp bậc công việc của người lao động sẽ ảnh hưởng đến tiền lương mà họ nhận được. Lực lượng lao động lớn sẽ làm cho quỹ lương chi trả lớn và ngược lại.

1.4. Đặc điểm sản phẩm và công nghệ kỹ thuật

Sản phẩm của Công ty là điện năng, đây là một dạng hàng hoá đặc biệt nên quá trình sản xuất ra nó rất phức tạp và có những điểm khác so với hàng hoá thông thường. Điện năng không có bán thành phẩm, sản phẩm dỡ dang và không có sản phẩm tồn kho. Quá trình sản xuất và tiêu thụ điện năng diễn ra đồng thời và liên tục.

Điện năng có những đặc điểm đó là:

- Điện năng không tích trữ được trừ một số được tích trữ dưới dạng pin, ăcqui,...

- Việc đo lường điện năng được thực hiện thông qua một thiết bị đó là công tơ đo điện. Mỗi khách hàng có một công tơ điện nên việc quản lý và đảm bảo chất lượng, độ chính xác của công tơ là rất khó khăn.

- Nhà nước quyết định giá điện vì điện năng là loại hàng hoá mang tính chất chiến lược, nó vừa là tư liệu sản xuất vừa là tư liệu tiêu dùng. Đối với mỗi khách hàng mục đích sử dụng điện khác nhau thì giá bán điện khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quá trình sản xuất và phân phối điện năng phải trải qua một quá trình vận hành nghiêm ngặt, thực hiện thống nhất trong khuôn khổ hệ thống điện

Quá trình đó được minh họa đơn giản qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3: Quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng

Nhà máy phát

điện Máy biến áp tăng áp

Đường dây cao, trung áp Máy biến áp giảm áp Đường dây hạ áp Khách hàng dùng điện

Điện được sản xuất ở nhà máy được dưa lên lưới cao, trung áp và từ lưới trung áp toả xuống hệ thống lưới điện hạ áp, đi vào công tơ đo điện của khách hàng dùng điện. Chính sự khác biệt của sản phẩm cũng như quá trình sản xuất và phân phối điện năng nên việc định mức lao động và tính lương là rất khó và do đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến CTTL.

1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh

Trong những năm qua Công ty đã cố gắng phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cho. Công ty vừa thực hiện các mục tiêu kinh tế thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh vừa thực hiện các mục tiêu xã hội thông qua các chương trình của Chính phủ đưa điện về nông thôn, điện phục vụ thuỷ lợi…Các kết quả đã đạt được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 5: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1 Tổng doanh thu Tỷ 3235 3610 4180

2 Vốn kinh doanh Tỷ 1830.25 1981.215 2107.287

3 Lợi nhuận Tỷ 1404.75 1628.785 2072.713

4 Giá trị Tổng SL Triệu KWh 3993.072 3844.599 4832.785

5 Tổng quỹ lương Triệu đồng 7570.46 8286.55 10150.36

6 Tổng lao động Người 3648 3826 3971

7 NSLĐ bình quân KWh/người/năm 930.12 1004.86 1217.02

8 TLBQ Đồng/ng/tháng 2075236 2165852 2556122

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 Tr.đồng 2005 2006 2007 Năm

BIỂU ĐÒ 5: TÔNGT QUỸ LƯƠNG NĂM 2005-2007

Qua bảng trên ta thấy tất cả các chỉ tiêu đều tăng qua các năm. Điều này cho thấy Công ty ĐLTPHN đang kinh doanh đúng hướng và đem lại hiệu quả cao. Tốc độ tăng doanh thu năm 2006 so với năm 2005 là 11.6% và năm 2007 so với năm 2006 là 15.8%, như vậy tốc độ tăng doanh thu tăng tương đối chậm trong khi đó tốc độ tăng lợi nhuận lại nhanh, tốc độ tăng lợi nhuận năm 2006 so với 2005 là 15.9% và năm 2007 so với năm 2006 là 27.3%, điều này chứng tỏ công ty làm ăn có lãi trong những năm gần đây.

Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân năm 2006 so với 2005 là 8.1% và năm 2007 so với 2006 là 26.5% và tốc độ tăng tiền lương bình quân năm 2006 so với 2005 là 4.4% và năm 2007 so với năm 2006 là 18.1%, như vậy tốc độ tăng TLBQ thấp hơn tốc độ tăng NSLĐ điều này theo lý thuyết là đúng với nguyên tắc trả lương. Đây chính là điều kiện cần để công ty tổ chức tốt công tác tiền lương.

1.6. Các nhân tố khác ảnh hưởng đến công tác tiền lương của Công ty

Công ty ĐLTPHN là một doanh nghiệp Nhà nước nên công tác tiền lương phải tuân theo những quy định, điều chỉnh của pháp luật đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật Doanh nghiệp Nhà nước. Đối với loại hình doanh nghiệp khác nhau Nhà nước có các cơ chế, chính sách về tiền lương khác nhau. Riêng đối với Công ty ĐLTPHN các quy định có ảnh hưởng đến CTTL đó là:

- Qui định về tiền lương tối thiểu

- Qui định về chế độ tiền lương mới trong doanh nghiệp theo Nghị định 26/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ.

- Qui đinh về hệ số điều chỉnh tăng thêm và các điều kiện áp dụng. - Quy định về mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐBQ và tốc độ tăng TLBQ.

- Các quy định khác có liên quan đến hoạt động SXKD của Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Các nhân tố thuộc về thị trường.

Hà Nội là địa bàn có nhiều đơn vị kinh tế mạnh đặc biệt là các công ty liên doanh, công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài…Để thu hút những lao động giỏi các công ty này thường có chế độ đãi ngộ rất cao đối với nhân viên của mình. Do ngành Điện là ngành có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của đất nước nên đầu tư vào ngành Điện là rất cần thiết. Để ngành Điện có thể phát triển cần phải có đội ngũ lao động có trình độ cao. Do đó, trong CTTL của Công ty cần phải có những chính sách về tiền lương thể hiện tính cạnh tranh để có thể thu hút lao động có chất lượng đồng thời giữ chân được người tài và khuyến khích họ lao động sáng tạo.

 Tổ chức công đoàn Công ty.

Tổ chức công đoàn phối hợp với chính quyền xây dựng quy chế về tiền lương, tiền thưởng, các quy định khác có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Ở Công ty ĐLTPHN 100% người lao động tham gia vào

tổ chức công đoàn. Tuy nhiên tổ chức công đoàn ở đây lại chỉ là hình thức, các thành viên trong công đoàn không có đủ năng lực chuyên môn về tiền lương nên không thể có các đánh giá đúng về CTTL có ảnh hưởng như thế nào đến người lao động, do đó sẽ không thể phát hiện ra được ưu điểm hay hạn chế trong CTTL. Điều này cũng có nghĩa là Công ty mất đi một ý kiến đóng góp giúp hoàn thiện hơn CTTL.

 Các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động.

Người lao động là người trực tiếp thực hiện các hoạt động lao động trong Công ty. Kết quả lao động của họ chính là nguồn tạo ra doanh thu, từ đó góp phần hình thành quỹ tiền lương. Mức lương của người lao động nhận được phụ thuộc vào các yếu tố đó là: Sự hoàn thành công việc, thâm niên công tác, trách nhiệm, kinh nghiệm làm việc…CTTL phải thực hiện tốt để tiền lương tương xứng với sự đóng góp của người lao động. Mức độ hài lòng của người lao động thể hiện rằng CTTL trong Công ty đã thực hiện tốt hay chưa để từ đó Công ty có các biện pháp hoàn thiện CTTL.

2. Phân tích thực trạng công tác tiền lương tại Công ty Điện lực thành phố Hà Nội

Trong quá trình thu thập thông tin về CTTL tại Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, do nhiều vấn đề còn vướng mắc, để hiểu rõ hơn về CTTL tại Công ty em đã sử dụng bảng phỏng vấn. Đối tượng được hỏi là các cán bộ từ quản lý đến nhân viên trong phòng Tổ chức lao động, là những người am hiểu về công việc. Các cuộc phóng vấn trực tiếp đã được thực hiện ngay tại nơi làm việc. Câu hỏi xoay quanh vấn đề CTTL trong 3 năm trở lại đây. Bảng hướng dẫn phỏng vấn và danh sách những người được hỏi được nêu trong phụ lục 1, phụ lục 2.

2.1. Bộ máy làm công tác tiền lương.

Công tác tiền lương là một trong những hoạt động tại phòng Tổ chức lao động. Mặc dầu phòng có 12 người nhưng chỉ có 4 người đảm nhận công việc này. Chức năng, nhiệm vụ chung của CTTL đó là:

 Công tác kế hoạch:

+ Lập kế hoạch với Tổng Công ty: Kế hoạch SXKD, kế hoạch hao phí lao động, kế hoạch đơn giá tiền lương.

+ Kế hoạch nội bộ:

 Kế hoạch lao động tiền lương cho các Đơn vị, Xí nghiệp, Trung tâm, Ban quản lý dự án.

 Thanh quyết toán quỹ lương cho các Đơn vị, Xí nghiệp, Trung tâm, Ban quản lý dự án theo mức độ hoàn thành công việc được giao.

 Công tác định mức lao động, định biên.

+ Theo dõi sử dụng định mức lao động của các Đơn vị, Xí nghiệp, Trung tâm, Ban quản lý dự án. Xây dựng định mức nội bộ trên cơ sở định mức của Công ty.

+ Theo dõi các mức lao động tiền lương trong sửa chữa xây dựng + Xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc công việc cho khối trực tiếp sản xuất. + Định biên lao động cho các Đơn vị.

 Công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chế độ tiền lương. + Nghiên cứu vận dụng chế độ, văn bản của Nhà nước, Tổng Công ty, tham mưư áp dụng trong Công ty.

+ Kiểm tra các Đơn vị trong việc sử dụng lao động, quỹ lương và các chế độ đối với người lao động.

Trách nhiệm của mỗi cá nhân có liên quan trong việc thực hiện CTTL của Công ty được quy định cụ thể như sau:

Sơ đồ 4: Bộ máy làm Công tác tiền lương

 Trưởng phòng Tổ chức lao động + Chức năng, nhiệm vụ:

 Trực tiếp nhận nhiệm vụ của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty toàn bộ hoạt động của phòng .

 Tổ chức thực hiện tham mưu giúp việc ban Giám đốc về công tác cán bộ, công tác tổ chức sản xuất, công tác lao động tiền lương, công tác tiếp nhận, công tác điều động, công tác đào tạo.

 Thay mặt Giám đốc tiếp nhận và giải quyết những kiến nghị của CBCNV về mặt chế độ, chính sách trong phạm vi uỷ nhiệm.

 Phó phòng Tổ chức lao động (bộ phận lao động tiền lương) + Chức năng, nhiệm vụ:

 Giúp trưởng phòng điều hành các công việc lĩnh vực lao động tiền lương khi trưởng phòng đi vắng.

 Giúp trưởng phòng điều hành trực tiếp CTTL và công tác chế độ.  Thực hiện các nhiệm vụ trưởng phòng yêu cầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Chuyên viên 1 Trưởng phòng Phó phòng Chuyên viên 2 Chuyên viên 1

+ Theo dõi về lao động tiền lương của 14 Đơn vị, Xí nghiệp, Xưởng, Đội, Trung tâm, Ban quản lý dự án.

+ Chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch, định mức, định biên lao động, tiền lương, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chế độ tiền lương của các Đơn vị được phân công.

+ kiểm tra theo dõi các chế độ tiền thù lao thuộc sản xuất khác tại các Đơn vị trong Công ty.

 Chuyên viên 2

+ Thực hiện công tác tổng hợp thống kê, báo cáo, phân phối tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền ăn ca, công tác phí, tiền ca 3,…

+ Tổng hợp chứng từ liên quan đến tài khoản 334.

+ Lập bảng tổng hợp trình lãnh đạo chi phúc lợi, khen thưởng,…

+ Tham gia tổng hợp, xét, đánh giá, trình duyệt thưởng vận hành an toàn và năng suất V2.

+ Chịu trách nhiệm chính trong công tác thống kê.

+ Theo dõi trực tiếp khối phòng ban Công ty về Công tác tiền lương. + Tổng hợp các báo cáo theo yêu cầu của Tổng Công ty.

 Báo cáo lao động, thu nhập theo ngành kinh tế.  Báo cáo lao động, thu nhập theo đơn vị quản lý.

 Báo cáo sử dụng thời gian lao động của CBCNV trực tiếp sản xuất kinh doanh.

 Báo cáo chất lượng công nhân kỹ thuật.

Như vậy, từng thành viên trong phòng Tổ chức lao động phải làm việc trên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội.DOC (Trang 28 - 98)