Phó phòng, phó quản đốc, trưởng ca

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty thuốc lá Bắc Sơn.DOC (Trang 43 - 47)

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ BẮC SƠN.

2 Phó phòng, phó quản đốc, trưởng ca

2.1 Ngạch Chuyên viên, Kỹ sư Tối đa KS 7, HS= 4,2

2.2 Ngach cán sự, Kỹ thuật viên Tối đa CS 12+ 5 %, HS=4,08 3 Nhân viên quản lý kinh tế,kỹ thuật

Phòng TC-KT, KH-VT,TC-HC,TT-TT, Kỹ thuật KCS, Cơ Điện

3.1 Ngạch chuyên viên, kỹ sư Tối đa KS 6, HS= 3,89 3.2 Ngạch Cán sự, Kỹ thuật viên Tối đa CS 7, HS=3,7

3.3 KH-VT định biên 1 LĐ CS 12, HS=3,89

4 Thủ Quỹ Tối đa VT 12, HS=3,33

5 Phòng KH-VT:

N/viên tiếp liệu Tối đa CS10, HS=3,51

6 Thủ kho

6.1 Vật tư và Cơ khí Tối đa CS10, HS=3,51

6.2 Thành phẩm, Nguyên liệu Tối đa CS9, HS=3,32 7 Nhân viên kiểm nghiệm các PX, Pha hương liệu,Lò

men

7.1 Nhân viên kiểm nghiệm các PX, Pha hương liệu.. Hệ số lương =2,75 7.2 Nhân viên kiểm tra NL, VT đầu vào, KT PX Hệ số lương =2,94

7.3 CN vận hành lò men Hệ số lương =2,65

Nguồn: Quy chế trả lương của công ty thuốc lá Bắc Sơn.

- Tiền lương của lao động quản lý - phục vụ được tính như sau: TLmin * H

T =

Ncd Ltg = T * Ntt Trong đó:

T: Giá trị một ngày công.

H: Hệ số cấp bậc công việc.

TLmin: Mức lương tối thiểu (560.000đồng) Ncd: Số ngày công chế độ (24 ngày)

Ntt: Số ngày công thực tế.

Đối với cán bộ giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp thì hệ số lương (H) dựa trên tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp theo mức độ phức tạp về quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành thì hệ số lương (H) tương ứng với các ngạch theo tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn.

Để có thể hiểu rõ hơn việc trả lương của công ty cho cán bộ công nhân viên trong công ty chúng ta xét một ví dụ cụ thể sau: Tháng 12 năm 2008 cô Hà Thị Tuyết Nhung là công nhân vận hành lò men có hệ số cấp bậc công việc H = 2,65, có số ngày công thực tế Ntt = 26 ngày. Vậy tiền lương của cô Hà Thị Tuyết Nhung sẽ là. 540.000 * 2,65

T = = 59.625 đồng.

24

Ttg = 59.625 * 26 = 1.550.250 đồng.

Tiền lương cơ bản của cô Hà Thị Tuyết Nhung nhận được trong tháng 12 năm 2008 là 1.550.250 đồng.

Tương tự như vậy đối với các chức danh khác của công ty ta cũng áp dụng tương tự để tính tiền lương theo thời gian mà họ nhận được.

Điều mà chúng ta nhận thấy rõ nhất điều quyết định đến tiền lương theo thời gian đó chính là số ngày công thực tế của người lao động. Công ty đã theo dõi ngày công của người lao động thông qua bảng chấm công. Số ngày thực tế của từng người được xác định dựa vào bảng chấm công. Việc chấm công do các trưởng phòng ban đảm nhiệm. Cuối tháng các bộ phận phải gửi bảng chấm công về phòng tài chính kế toán, căn cứ vào đó kế toán tiền lương tính ra số tiền phải trả cho từng người trong tháng.

Ưu điểm của hình thức trả lương theo thời gian đó là cách tính đơn giản rõ ràng, dễ hiểu chỉ căn cứ vào số ngày công và hệ số cấp bậc công việc của người lao

động. Ngoài ra với việc tính tiền lương dựa vào số ngày công cũng khuyến khích nhân viên đi làm đầy đủ vì họ nhận thấy số tiền được lĩnh liên quan trực tiếp đến số ngày họ đi làm.

Nhược điểm: Do công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian nên nó vẫn còn tồn tại một nhược điểm là chưa gắn mức độ đóng góp của người lao động với việc hoàn thành một công việc. Người lao động chỉ đi làm để tính ngày công còn hiệu quả làm việc trong một ngày đó thì vẫn chưa đảm bảo hay nói chính xác hơn đó là thời gian của họ không giành hết cho công việc. Đây cũng là điểm yếu của hình thức trả lương theo thời gian mà mỗi công ty áp dụng đều gặp phải. Việc đề xuất các giải pháp để giải quyết được vấn đề này đang là điều mà nhà quản lý trong công ty đang suy nghĩ. Làm sao để có biện pháp giảm thiếu được tâm lý không quan tâm đến hiệu quả của công việc. Ngoài việc quan tâm đến sự chú ý của người lao động đối với hiệu quả công việc chúng ta còn thấy một nhược điểm nữa trong hình thức trả lương theo thời gian trong các công ty nhà nước đó là việc gắn tiền lương với thâm niên công tác, tăng lương theo kiểu “đến hẹn lại lên” đã làm cho tiền lương không trở thành động lực khuyến khích cán bộ, công chức nâng cao hiệu quả, chất lượng của công việc, gây nên sự bất bình đẳng giữa người làm nhiều, người làm ít. Tác dụng khuyến khích vật chất, vai trò đòn bẩy của tiền lương bị hạn chế.

* Trả lương theo sản phẩm.

Do đặc thù của công ty là sản xuất thuốc lá. Nên cần một số lượng lớn công nhân trực tiếp sản xuất trong các phân xưởng, ngoài ra còn có các nhân viên phục vụ đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty, nhân viên bán hàng, bỏ mối, quản lý tuyến của công ty. Do đó ngoài hình thức trả lương theo thời gian áp dụng cho nhân viên quản lý - phục vụ thì Công ty thuốc lá Bắc Sơn còn áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm để áp dụng cho các đối tượng khác trong công ty. Tuỳ thuộc vào đối tượng trả công mà hiện nay công ty đang áp dụng 3 hình thức trả công theo sản phẩm khác nhau. Đó là trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân, trả lương theo sản phẩm tập thể, trả lương khoán.

Công nhân sản xuất là những người lao động làm việc độc lập. Do công việc của họ có thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác, nên sản phẩm sản xuất ra có thể được kiểm tra và nghiệm thu. Vì vậy, công ty đã áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân với công nhân sản xuất. Lương sản phẩm cho công nhân sản xuất được xác định phụ thuộc vào số sản phẩm thực tế được sản xuất ra và nghiệm thu. Tại các phân xưởng sản xuất, tổ trưởng phân xưởng sản xuất theo dõi và ghi lại sản lượng thực tế cùng với đơn giá của mỗi loại, cuối tháng tập hợp số liệu. Nhân viên thống kê phân xưởng sẽ tính lương cho từng công nhân.

+ Tiền lương của công nhân sản xuất được tính như sau: TLmin * Hi Ti

Ti = và ĐGi =

N Qi Trong đó:

Ti : Tiền lương cấp bậc của công việc thứ i TLmin: Mức lương tối thiểu (560.000đ) Hi: Hệ số cấp bậc công việc thứ i.

N: Số ngày công theo quy định (24 ngày) ĐGi: Đơn giá sản phẩm công việc i Qi: Mức sản lượng của công việc i

+ Cuối cùng chúng ta tính lương cho công nhân trong công ty theo công thức sau:

1 * n i Tsp ÐGi Qtt = =∑ Trong đó:

Tsp : Tiền lương mỗi công nhân sản xuất nhận được.

ĐGi : đơn giá sản phẩm công việc i

Qtt: số lượng sản phẩm thực tế ở công việc i n: số công đoạn mà công nhân tham gia.

Biểu 2.2. Ví dụ đơn giá trả lương phân xưởng bao mềm.

STT Tên công việc HSL MSL MLĐ ĐGLSP

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty thuốc lá Bắc Sơn.DOC (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w