Một số đặc điểm sản phẩm Than khoáng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩuThan khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay.DOC (Trang 43 - 46)

Trong bể Than Đồng bằng Bắc bộ có trữ lượng chủ yếu là loại Than mỡ, Than bùn thì trong bể Than Quảng Ninh lại chứa chủ yếu là loại Than Antraxit, một loại Than có giá trị kinh tế và chất lượng cao khi sử dụng trong các ngành công nghiệp năng lượng. Than Antraxit của Việt Nam

được biết đến với chất lượng tốt, ít khói, nhiệt lượng tỏa ra cao, hàm lượng Nitơ và Lưu huỳnh thấp, ít gây ô nhiễm môi trường… đặc biệt là trong hơn 10 năm trở lại nay, Than Antraxit của Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới như: Anh, Pháp, Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… Than xuất khẩu của Việt Nam đã giữ một vai trò quan trọng trên thị trường quốc tế về chất lượng cũng như sản lượng tiêu thụ, lượng Than xuất khẩu của Việt Nam được sử dụng trong các ngành: Luyện kim, nhiệt điện, hóa chất… Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như nhu cầu phát triển và tiêu thụ Than trên thị trường, Than Antraxit xuất khẩu cũng được chia thành các loại khác nhau để đáp ứng các loại khách hàng và từng loại thị trường tiêu thụ, tùy theo mục đích sử dụng khác nhau để tự do lựa chọn.

Các tiêu chí để phân loại Than xuất khẩu vẫn là các chỉ tiêu về: cỡ hạt, độ ẩm, độ tro, chất bốc, hàm lượng lưu huỳnh, cacbon và nhiệt lượng, trong đó yếu tố nhiệt lượng tỏa ra là yếu tố quan trọng nhất bởi vì yếu tố nhiệt lượng tỏa ra quyết định sự vận dụng Than trong các ngành công nghiệp năng lượng, dựa vào nhiệt lượng tỏa ra mà người ta có thể sử dụng một lượng Than hợp lý và tiết kiệm.

Hiện nay, ngành Than khoáng sản Việt Nam luôn duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng. Nếu như trước đây, Antraxit Việt Nam dưới tên “Hongay Antraxit” rất nổi tiếng ở Châu Âu, Nhật Bản dùng trong sưởi ấm thì ngày nay, Antraxit Việt Nam còn được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp cuả trên 30 nước trên thế giới: luyện thép, luyện Niken, Titan, xi măng, đất đèn, điện cực, hoá chất điện lực... bao gồm Châu á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Úc và Châu Mỹ.

Trên thị trường Than thế giới, Than Việt Nam là đối thủ tương đối nhỏ. Australia, Nam Phi, Trung Quốc, Côlômbia… là một trong những nước sản xuất Than nhiều nhất thế giới hiện nay. Mặc dù vậy, phần lớn trữ lượng Than của Việt Nam là Than Antraxit có chất lượng cao và loại Than này được khai thác hết ở nhiều nước sản xuất Than khác. Việt Nam là nước đứng đầu về xuất khẩu Than Antraxit, chiếm 1/3 tổng số Than Antraxit xuất khẩu trên thế giới.

Việt Nam có cả Than nâu, Than bùn, Than mỡ, song lợi thế tuyệt đối của Than Việt Nam trên thị trường thế giới là Than Antraxit. Bể Than Antraxit của Quảng Ninh- Việt Nam được coi là chất lượng tốt nhất thế giới : nhiệt lượng cao, độ tro thấp và hàm lượng lưu huỳnh thấp. Trữ lượng Antraxit tính từ độ vỉa đến độ sâu –300m hiện nay còn khoảng 3,3 tỉ tấn, nếu khai thác mỗi năm 20 – 25 triệu tấn thì ta còn khai thác được hơn 70 năm nữa. Ngoài ra theo thăm dò của ngành địa chất, tính từ độ sâu – 300m đến –1000m trữ lượng còn khoảng 10 tỉ tấn.

Xuất khẩu Than của Việt Nam chủ yếu là Than Antraxit dưới cái tên thương phẩm Antraxit Hongay- một cái tên tương đối nổi tiếng trên thị trường Nhật Bản và Châu Âu vì chất lượng cao. Trong những năm trước, Than Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường khoảng 30 nước, lớn nhất là thị trường Nhật Bản (chiếm khoảng 40%) (Nhật Bản mỗi năm nhập khẩu khoảng 2,5 triệu tấn Than Antraxit, chiếm hơn 40% khối lượng buôn bán thế giới, Việt Nam lại có thuận lợi về địa lý đối với thị trường này, do vậy việc giữ vững và tăng cường xuất khẩu vào thị trường này là rất quan trọng), ngoài ra là Châu Âu (Tây Âu và Bungary), các nước ASEAN và gần đây là thị trường Châu Mỹ (kể cả nước Mỹ) và Nam Phi. Còn trong những năm gần đây thì thị trường của Than khoáng sản Việt Nam đang nổi lên là Trung Quốc, chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng sản lượng

xuất khẩu của cả ngành Than Việt Nam. Bên cạnh đó, giá Than xuất khẩu thường cao hơn giá bán Than trong nước. Vì vậy, có thể thấy rằng mở rộng thị trường quốc tế là một nhân tố hết sức quan trọng đối với sự phát triển của Than Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩuThan khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay.DOC (Trang 43 - 46)