Trái ngược với quy luật “Mùa tiêu dùng nóng” của thị trường cuối năm, CPI cả nước tháng 12/2008 đã tiếp tục giảm tháng thứ ba liên tiếp với mức 0.68% so với tháng 11, đưa chỉ số CPI tháng 12 ở mức 19.89% so với tháng 12/2007 và bình quân cả năm 2008 đạt 22.97%. Tính tổng cả năm, chỉ có một nhóm hàng giảm CPI so với năm trước là bưu chính- viễn thông. Các mặt hàng tăng giá mạnh nh t vẫn tập trung vào lương thực( h ơn 49%), thực phẩm(h ơn 32%), phương tiện đi lại( 16%), nhà ở và vật liệu xây dựng( 20.51%). Nhìn chung, giá tiêu dùng cả năm 2008 tăng khá cao và diễn biến phức tạp so với xu hướng giá tiêu dùng các năm trước. Giá tăng cao ngay từ quý I và liên tục tăng lên trong quý II, III, nhưng các tháng trong quý VI liên tục giảm. -2 0 2 4 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
CPI so với tháng trước
Năm 2007 Năm 2008
%
Giá vàng năm nay tăng mạnh so với năm ngoái, thêm gần 32%. Giá vàng tháng 12/2008 so với tháng trước tăng 0.78% và so với tháng 12/2007 tăng 6.83%. Giá vàng bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 31.93%.
Đồng USD trong năm 2008 gần như không có biến động mạnh. Tháng 12/2008, giá đồng USD so với tháng 11 tăng 1.14%, so với cùng kỳ năm trước tăng 6.31% và bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 2.35%
10.Vấn đề điều hành kinh tế chưa đồng bộ kịp thời
Báo cáo Chuyên đề “Dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2009” đã đưa ra những bất cập trong điều hành kinh tế như:
• điều hành tiền tệ, tín dụng. Lạm phát trong nước tăng cao một phần lý do là giá cả thế giới tăng, nhưng phần khác là do chính sách điều hành tiền tệ của chính phủ còn chưa phù hợp. Chính sách nới lỏng tiền tệ trong nhiều năm, đặc biệt là năm 2007, làm tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng tăng cao, gây áp lực trực tiếp đến lạm phát. Sang quí III/2008 khủng hoảng tài chính từ Mỹ đã bắt đầu lan rộng, giá cả trên toàn thế giới suy giảm, góp phần kiềm chế lạm phát những tháng cuối năm, nhưng Ngân hàng nhà nước vẫn duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất ngân vẫn duy trì quá cao, đến tận tháng 10/2008 lãi suất cơ bản vẫn ở mức 14%/năm và lãi suất cho vay vẫn ở khoảng 19-21%/năm. Chỉ đến khi nền kinh tế bộc lộ sự phát triển trì trệ, giá tiêu dùng giảm phát vào tháng 10 và có dấu hiệu tiếp tục giảm phát CPI, chính phủ mới mạnh dạn nới lỏng hơn chính sách tiền tệ mạnh tay giảm lãi suất cơ bản 4% xuống còn 10% trong vòng 6 tuần.
• chính sách quản lý đầu tư. Đây là vấn đề đã tồn tại nhiều năm nhưng Chính phủ vẫn chưa có những chính sách thích hợp để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư trong khu vực nhà nước. Theo Báo cáo của Kiểm toán nhà nước thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ hữu ở khối doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt 17,04% trong khi chiếm đến 50% vốn đầu tư nhà nước, 70% tổng dư nợ quốc gia và 80% tổng dư nợ tín dụng.
• vấn đề ổn định vĩ mô. Thu chi ngân sách mất cân đối, bội chi ở mức cao, đầu tư dàn trải... là những vấn đề còn tồn tại. Dự kiến tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2008 đạt 399 nghìn tỷ đồng, vượt 23,5% so với dự toán và tăng 26,3% so với kết quả thực hiện năm ngoái chủ yếu là từ chênh lệch giá dầu,các khoản thu về nhà và đất, và thu từ xuất khẩu . Cả ba yếu tố này đều rất bấp bênh, đặc biệt trong bối cảnh giá dầu thô tiếp tục giảm mạnh, xuất khẩu bị đe dọa khi thế giới đối mặt với nguy cơ
suy thoái. Sản xuất kinh doanh năm 2008 có biểu hiện chững lại, phát sinh nhiều khó khăn ở các khu vực kinh tế, khiến thu ngân sách vốn đã lệ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài, càng trở nên bấp bênh, thiếu ổn định. Theo đánh giá của Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội, thực hiện dự toán chi ngân sách chưa nghiêm, hiệu quả chưa cao, tiết kiệm chưa triệt để. Chi đầu tư phát triển ước cả năm đạt 118 nghìn tỷ đồng, tăng 18,3% so với dự toán, chiếm 24,9% tổng chi ngân sách Nhà nước. Nhưng giải ngân vẫn chậm, đầu tư dàn trải, vi phạm đầu tư xây dựng cơ bản phổ biến. Tỷ lệ giải ngân vốn xây dựng cơ bản dự tính cả năm chỉ đạt 20 nghìn tỷ đồng, bằng 54% kế hoạch ban đầu và 70% kế hoạch điều chỉnh của Chính phủ.
• Cuối cùng là vấn đề yếu kém trong công tác dự báo và thông tin thị trường. Công tác nghiên cứu dự báo và thông tin thị trường chưa được coi trọng đúng mức, năng lực tham mưu tổng hợp về kinh tế vĩ mô chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý điều hành. Ví dụ, vào cuối tháng 3/2008 giá gạo thế giới tăng cao (khoảng 1000USD/tấn), Bộ Công Thương tham mưu cho Chính phủ tạm dừng ký hợp đồng mới xuất khẩu gạo tới hết tháng 6/2008, sau đó mới cho xuất khẩu gạo lại, thì lúc đó giá gạo thế giới đã xuống thấp (còn khoảng 700USD/tấn vào tháng 7/2008 gây thiệt hại cho thu ngân sách nhà nước và người nông dân.
Tóm lại, những báo cáo trên đã cho thấy năm 2008 nền kinh tế nước ta đã gặp nhiều khó khăn lớn. Đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, lạm phát và nhập siêu tăng cao, tỉ lệ đầu tư trên GDP giảm xuống, thị trường chứng khoán, bất động sản không ổn định, sản xuất của các doanh nghiệp gặp khó khăn, thu nhập và mức sống dân cư giảm sút. Phân tích cũng chỉ ra nguyên nhân của những vấn đề khó khăn đó không chỉ do tác động của suy thoái kinh tế thế giới mà chủ yếu do những yếu kém nội tại đã tích tụ từ nhiều năm nay mà chưa được xử lý một cách phù hợp. Bên cạnh đó, các biện pháp điều tiết của Chính phủ tuy đã cải thiện được một phần tình hình nhưng quá trình thực hiện vẫn còn biểu hiện lúng túng, chưa nhất quán, thiếu đồng bộ, ảnh hưởng không lợi cho nền kinh tế như các chính sách hạn chế xuất khẩu gạo, tăng thuế xuất khẩu thép, thắt chặt tiền tệ quá mạnh làm giảm tính thanh khoản của các ngân hàng.
PHẦN II : THƯC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI LÊN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM