Xử lý nợ xấu đã phát sinh

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.DOC (Trang 65 - 69)

- Giám sát xử lý nợ xấu một cách có hiệu quả thông qua hoạt động phân tích, phân loại nợ xấu theo định kỳ

Để việc xử lý nợ xấu được kịp thời, đạt được hiệu quả cao thì khâu cảnh báo, phát hiện sớm nợ xấu phát sinh là rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến quá trình xử lý nợ xấu sau này. Việc giám sát nợ xấu cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và có thể được thực hiện theo các hướng: Giám sát từng khoản vay và giám sát tổng thể danh mục tín dụng.

Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện những dấu hiệu cảnh báo sớm để có những biện pháp khắc phục kịp thời, giúp giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Thường xuyên thực hiện rà soát và phân tích báo cáo tài chính của khách hàng nhằm đánh giá được thực trạng tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn. Thường xuyên đi thăm thực tế khách hàng. Để có một bức tranh rõ nét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Giám sát tổng thể danh mục tín dụng – phân tích tổng thể danh mục tín dụng nhằm đánh giá chất lượng của danh mục tín dụng, phân loại danh mục tín dụng theo từng nhóm với các tiêu chí để có thể đánh giá mức độ rủi ro của từng nhóm cụ thể nhằm xác định các giải pháp xử lý thích hợp. Do đó, cần phải tiến hành phân tích tổng thể danh mục tín dụng một cách định kỳ, thường xuyên để có thể phát hiện sớm sự phát sinh của các khoản nợ xấu, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời, tránh cho ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong hoạt động tín dụng do nợ xấu phát sinh.

Tình hình thực hiện các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn, phân loại nợ và trích lập dự phòng, quản lý rủi ro tại các tổ chức tín dụng (TCTD) ở Việt Nam được xem là còn nhiều điểm bất cập, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong đó, riêng vấn đề phân loại nợ theo phương pháp định lượng, hay định tính vẫn chưa được triển khai áp dụng thống nhất cho tất cả các TCTD.

Cần phải có lộ trình để các TCTD triển khai thống nhất cách phân loại nợ theo phương pháp định tính, thay vì định lượng như hiện nay: Các TCTD chủ yếu phân loại nợ theo tiêu chí định lượng (theo kỳ hạn trả nợ đã được gia hạn nợ, hoặc cơ cấu lại nợ) khiến tỷ lệ nợ xấu chưa phản ánh chất lượng tín dụng thực tế. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho các TCTD chưa xác định được chính xác (ở mức độ cho phép) mức độ rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng.

Nhiều TCTD chưa xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, yếu tố cốt lõi của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng để hỗ trợ việc thẩm định, giám sát khách hàng và phân loại nợ theo thông lệ quốc tế.

Trên thực tế, NHNN đã có quy định nhằm hướng tới việc phân loại nợ, hạn chế rủi ro tiếp cận chuẩn quốc tế. Theo điều 7, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (QĐ 493) về phân loại nợ và trích lập dự phòng, các TCTD phải áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (hạn cuối là tháng 5/2008), nhưng đến nay, vẫn có rất ít ngân hàng triển khai. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được Thống đốc NHNN chấp thuận cho thực hiện chính sách trích dự phòng rủi ro theo quy định tại Điều 7, QĐ 493 từ quý IV/2006 (bằng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của từng khách hàng, kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng). Nhờ đó, hiện các tiêu chí phân loại nợ của BIDV đã tiệm cận chuẩn mực thông lệ quốc tế; hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV phản ánh khá chính xác chất lượng tín dụng theo thông lệ quốc tế, để từ đó đưa ra được các biện pháp, giải pháp xử lý nợ xấu và kiểm soát nợ xấu phát sinh.

Tuy nhiên, không phải TCTD nào cũng “dám” làm như vậy nếu nhìn vào các con số: phân loại nợ theo điều 6, QĐ 493, tỷ lệ nợ xấu của BIDV (năm 2005) là 12,47%, trong khi đó theo chuẩn mực quốc tế do kiểm toán quốc tế thực hiện (triển khai phân loại theo điều 7) thì kết quả này lên đến 31%! Cuối năm 2007, tỷ lệ nợ xấu

của BIDV (áp dụng theo điều 7) là 3,9%, nhưng nếu phân loại theo quy định tại điều 6 sẽ chỉ còn khoảng 1,57%!

Do đó, cần phải có lộ trình để các tất cả các TCTD Việt Nam áp dụng phân loại nợ theo điều 7 trong thời gian tới.

Mỗi loại đối tượng khách hàng vay có những đặc điểm, đặc thù khác nhau về lĩnh vực hoạt động, tình hình tài chính, khả năng phục hồi, tài sản đảm bảo nợ vay, nguyên nhân phát sinh nợ xấu… Vì vậy, việc phân loại nợ theo các tiêu thức trên để làm cơ sở xây dựng các phương án xử lý nợ sẽ hiệu quả hơn và thu hồi nợ cho ngân hàng một cách nhanh chóng.

- Chuyển nợ thành vốn góp cổ phần gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp

Một hướng đi mới trong việc xử lý nợ xấu là chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc DN, đây là hoạt động khá mới tại Việt Nam và cũng chỉ có Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) của Bộ Tài chính đã thực hiện thành công hoạt động này.

Sau khi mua nợ từ các chủ nợ, DATC đàm phán với chủ sở hữu, cổ đông khác của DN để chuyển nợ thành vốn góp. Sau khi trở thành cổ đông, DATC thực hiện các giải pháp tái cấu trúc DN như xoá một phần nợ và lãi, hoãn trả nợ, thay đổi thời gian trả nợ, hỗ trợ về thị trường, quản trị, hỗ trợ về tài chính như cho vay, bảo lãnh… nhằm phục hồi từ DN kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán thành DN hoạt động kinh doanh có lãi, chính hiệu quả hoạt động của DN sẽ tạo nguồn trả nợ cho DATC. Các DN đã được DATC tái cấu trúc thành công đến nay đều hoạt động kinh doanh có lãi, đã trả hết nợ ngân sách, nợ bảo hiểm xã hội, trả gần hết nợ cho DATC, đặc biệt một số đơn vị đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn khoảng 30%.

Xử lý nợ xấu thông qua mua - bán nợ hoặc mua - bán nợ gắn với tái cấu trúc DN khách nợ là hoạt động kinh doanh rủi ro, nhưng thực tế cho thấy có thể xây dựng các tiêu chí để kiểm soát, quản trị các rủi ro này. Cần có những quy định, văn bản pháp luật cụ thể và thống nhất về việc chuyển đổi nợ thành vốn cổ phần để giải quyết nợ xấu cho ngân hàng đồng thời cũng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, làm thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển hơn.

Tuy nhiên, điều quan trọng là hiệu quả kinh tế phải được đặt lên hàng đầu, mọi phương án kinh doanh mua - bán nợ và tái cấu trúc DN phải được nghiên cứu kỹ

để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất, không để xảy ra tình trạng DN tiếp tục hoạt động không hiệu quả sau khi được cơ cấu lại.

Có thể thấy, việc chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc DN là một hướng đi mới trong việc xử lý triệt để nợ xấu và góp phần làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của nền kinh tế nói chung và của chủ nợ nói riêng.

Với hình thức này, ngân hàng có thể chuyển số tiền từ hình thức cho vay sang hình thức góp vốn và tham gia vào công tác điều hành, quản lý doanh nghiệp vừa có lợi cho con nợ vừa có lợi cho chủ nợ là ngân hàng.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (BAMC)

Cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế trong hội nhập, các thể chế của nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng sẽ hình thành và phát triển ngày càng đa dạng. Do đó, cần phải có hệ thống pháp lý chuẩn mực để điều chỉnh hoạt động của các thể chế mới được hình thành. BAMC nói riêng và AMC nói chung là một trong những thể chế quan trọng đó.

Trong thời gian tới, Việt Nam đang hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao liên tục, đòi hỏi một lượng vốn lớn cần được huy động cho đầu tư phát triển. Các khoản nợ sẽ tăng nhanh và thị trường mua bán nợ hình thành là một tất yếu khách quan. Điều này đòi hỏi môi trường pháp lý cần được hoàn thiện theo hướng xây dựng hoàn chỉnh hệ thống văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ trên thị trường mua bán nợ, mà AMC là một trong các đối tượng chịu sự điều chỉnh của hệ thống văn bản qui phạm pháp luật này.

Các bước đi cụ thể là phải rà soát lại và xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ mua bán nợ giữa AMC với các tổ chức tín dụng, giữa AMC với các tổ chức kinh tế và cá nhân. Các quan hệ nào thiếu sẽ được bổ sung, quan hệ nào mâu thuẫn, chồng chéo sẽ được chỉnh sửa cho thống nhất. Đồng thời, nâng cao quyền tự chủ hơn nữa trong kinh doanh cho BAMC.

Về xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường mua bán nợ, trước mắt, khi thị trường đang trong giai đoạn hình thành, chỉ nên xây dựng, ban hành nghị định về mua bán nợ. Nghị định mới xây dựng cần làm rõ các nội dung như: đảm bảo lợi ích

công ty môi giới, kinh doanh nợ; xác định rõ địa vị pháp lý và các quyền đặc biệt của chủ nợ; các ưu đãi của Nhà nước đối với hoạt động mua bán nợ, ví dụ như truy cập hệ thống dữ liệu tài chính doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng...

AMC cũng cần tăng vốn điều lệ và có được những chế tài đặc biệt để làm công cụ xử lý nợ - những cơ chế này phải được các Bộ Tư pháp, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tòa án... cùng bàn bạc thống nhất với nhau để trao cho DATC quyền lực mạnh hơn. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng nên sớm có những định chế tài chính để thành lập các công ty dịch vụ thu hồi nợ.

Về phía mình,AMC cần chủ động chuẩn hóa quy trình thu thập thông tin sâu hơn về các khoản nợ, khách nợ. Chuẩn hóa tiêu chí phân loại, xây dựng cơ sở dữ liệu về nợ tồn đọng... áp dụng thống nhất trong DATC để có thể xây dựng được phương án xử lý có hiệu quả và khả thi.

Bên cạnh đó, BAMC nên tạo điều kiện tối đa cho các con nợ có thiện chí trả nợ được chủ động huy động các nguồn vốn để trả nợ vay. Điều này sẽ giúp giảm các chi phí phát sinh cũng như tiết kiệm được thời gian mà hiệu quả đạt được là khá cao. Còn đối với các con nợ không có thiện chí trả nợ thì cần phải xử lý kiên quyết, triệt để, kể cả việc đưa ra cơ quan pháp luật xử lý theo quy định hiện hành.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.DOC (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w