Thông thường khi làm các dự án về các khu đô thị mới thì thường có diện tích rộng, công việc nhiều nên thường có nhiều nhà thầu phụ, phải đi thuê các đơn vị thi công khác ngoài công ty mình để đảm nhiệm một số hạng mục công trình. Dù cách nào thì TCT cũng phải có biện pháp quản lý chất lượng công trìh để vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả cao nhất.
Do sản phẩm xây dựng – công trình xây dựng – là một loại sản phẩm đặc biệt, trong quá trình hình thành thì có nhiều bên tham gia, nên nguyên nhân xảy ra chất lượng kém rất nhiều và có thể do các ban có liên qua khác nhau. Chất lượng sản phẩm kém phụ thuộc vào công tác khảo sát, thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công xây lắp và phụ thuộc cả vào quá trình khai thác và sử dụng nên để đảm bảo cho chất lượng công trình thì tổng công ty phải đảm bảo tất cả các khâu trên và có sự giám sát kiểm tra chặt chẽ tránh sự sai sót không đáng có và có sai sót thì kịp thời khắc phục.
Có thể nói khâu xung yếu nhất đó là quá trình thi công xây lắp. Đây chính là quá trình công trình được chuyển từ ý tưởng trên giấy sang dạng vật chất hiện hữu vì thế khâu này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm xây dựng. Nếu quá trình được quan tâm đúng mức, thì không những dảm bảo được chất lướng ản phẩm xây dựng trong khâu đó, mà còn có thể hạn chết được những ảnh hưởng của các giai trước và đến sản phẩm xây dựng. Thông thường muốn nâng cao chất lượng sản phẩm thì người ta thường nghĩ đầu tư vào chiều sâu. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Trong hoàn cảnh VIệt nam
suy nghĩ này không sai nhưng hoàn toàn đúng. Bởi vì chất lượng sản phẩm không chỉ gắn với máy móc thiết bị mà quan trọng hơn nhiều là cách thức tổ chức, hướng dẫn sử dụng và vận hành thi công công trình, ý thức của công nhân viên trách nhiệm của họ gắn với công trình… theo nhiều chuyên gia thì những yếu tố đó ảnh hưởng đến 70% - 80% sự hình thành chất lượng sản phẩm.
Thực tế các công trình dự án của các công ty xây dựng vừa qua ở Việt Nam phần khá lớn là sau khi hoàn thành đi vào sử dụng là phải có sự sửa chữa ở Vinaconex hiện tượng này chỉ trong giai đoạn đầu nhưng hiện nay chưa xuất hiện nữa nhưng cũng là một điều đáng lưu tâm để công ty phải nghiên cứu và sửa chữa những yếu khuyết của mình, để đảm bảo cho công trình có chất lượng hơn tránh sự lãng phí chi phí vốn sau khi đã hoàn thành công trình lại bỏ tiền ra khắc phục.
Nâng cao chất lượng sản phẩm xây dựng mà cụ thể là chất lượng của các khu đô thị sẽ đem lại cho các TCT các lợi ích sau:
•Tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
•Lấy được lòng tin của khách hàng, dễ dàng bán được sản phẩm.
•Tạo được chỗ đứng trên thị trường.