Hoàn thiện và đa dạng các hình thức tín dụng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tín dụng xuất khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu.doc (Trang 77 - 81)

3.3.1.1 Thực hiện nghiệp vụ cho nhà nhập khẩu vay

Các hình thức tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng Phát triển thời gian qua chưa thực sự đa dạng. Hình thức cho nhà nhập khẩu vay vẫn chưa được triển khai hoạt động. Vì vậy một trong các giải pháp để thúc đẩy hoạt động tín dụng xuất khẩu là mở rộng các loại hình tài trợ xuất khẩu để thúc đẩy xuất khẩu

Đây là nghiệp vụ hoàn toàn mới của ngân hàng Phát triển, thực hiện cho khách hàng vay vốn là các nhà nhập khẩu ở các quốc gia khác nhau. Tại các nước phát triển, nghiệp vụ này ngày càng chiếm vai trò quan trọng và thay thế dần nghiệp vụ tín dụng dành cho bên bán.

Đặc điểm nghiệp vụ cho vay bên mua:

- Chủ yếu áp dụng trong trường hợp nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ các dự án đầu tư với thời hạn vay tương đối dài (thường là trên 5 năm).

- Quá trình thẩm định khoản vay là một quá trình phức tạp diễn ra trong một khoảng thời gian tương đối dài (thông thường từ 3 đến 6 tháng cho một dự án có quy mô trung bình) với sự tham gia của rất nhiều bên như: Chính phủ các nước, các ngân hàng thương mại của nước sở tại, các chuyên gia tư

- Để hạn chế rủi ro các ngân hàng thực hiện cho nhà nhập khẩu vay thường yêu cầu Chính phủ nước nhập khẩu hoặc các ngân hàng lớn có uy tín bảo lãnh cho khoản vay này, thực hiện cơ chế kiểm soát đặc biệt luồng tiền thu về của dự án của nhà nhập khẩu để đảm bảo khả năng trả nợ tín dụng.

Hình thức cho nhà nhập khẩu vay có thể được thực hiện thông qua hai kênh:

+ Cho nhà nhập khẩu vay trực tiếp: nghiệp vụ này đòi hỏi cán bộ tín dụng cần thu thập nhiều thông tin khách hàng của mình như: khả năng tài chính, khả năng thanh toán, uy tín và mức độ tín dụng của nhà nhập khẩu, thị trường tại nước nhà nhập khẩu...

+ Cho vay gián tiếp (hay là cho vay lại) đến nhà nhập khẩu: tức là thông qua Chính phủ của nước nhập khẩu hoặc thông qua một ngân hàng, tổ chức tài chính tại nước nhà nhập khẩu có quan hệ với ngân hàng Phát triển để cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu.

Việc giải ngân của hình thức này thông thường được trả trực tiếp cho nhà xuất khẩu tại Việt Nam. Việc giải ngân này có thể thực hiện ngay trong giai đoạn sản xuất chế biến hàng hoá hoặc khi hàng hoá đã được chuyển giao cho nhà nhập khẩu nếu có yêu cầu.

Để thực hiện hình thức cho nhà nhập khẩu vay có hiệu quả thì trong quá trình thực hiện ngân hàng Phát triển cần có những biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá (vì có thể đồng tiền cho vay và đồng tiền khi thu nợ khac nhau, tỷ giá giữa các đồng tiền ở hai thời điểm chênh lệch nhau) như: ký các hợp đồng giao dịch ngoại tệ tương lai, ký các hợp đồng bảo hiểm tỷ giá …

Trong tương lai xa hơn, để giảm bớt sự phụ thuộc vào bảo lãnh của Chính phủ hoặc Ngân hàng trung ương nước nhập khẩu, ngân hàng Phát triển có thể mở rông mạng lưới văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của mình tại các quốc gia, thiết lập hệ thống quan hệ đại lý với các ngân hàng quốc tế để thẩm định khoản vay tín dụng của nhà nhập khẩu.

3.3.1.2 Nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu là cam kết giữa một bên là ngân hàng Phát triển (bên bảo lãnh) với một bên là các tổ chức cho vay vốn thực hiện hợp đồng xuất khẩu (bên nhận bảo lãnh) về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) nếu khách hàng không trả được nợ hoặc trả không đủ cho bên ngân hàng Phát triểnận bảo lãnh. Thời hạn bảo lãnh tín dụng xuất khẩu chỉ giới hạn trong thời gian tối đa 2 năm. Hạn chế này làm cho nó kém hấp dẫn hơn so với bảo lãnh tín dụng đầu tư vốn đã không được các chủ doanh nghiệp quan tâm nhiều trong thời gian vừa qua. Nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng không được nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu quan tâm. Nguyên nhân là do đặc trưng xuất khẩu các loại hàng hoá nông sản đó là thời gian sản xuất và chế biến ngắn, công nghệ chế biến còn lạc hậu nên các nhà nhập khẩu thường không yêu cầu cung cấp các loại bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Cái thứ hai là do nếu các doanh nghiệp sử dụng nghiệp vụ này lại phải bỏ ra một mức phí , điều này sẽ làm cho lợi nhuận của phương án kinh doanh giảm đi. Do vậy mức phí bảo lãnh có thể coi là rào cản để nhà xuất nhập khẩu thực hiện hình thức này.

Từ những phân tích trên cho thấy nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đối với các loại hình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ không nhiều. Để đẩy mạnh các hoạt động này ngân hàng Phát triển cần tập trung vào một số điểm như:

+ Đề ra quy trình thẩm định, ra quyết định bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cần đảm bảo ở mức đơn giản nhất cho đơn vị vay vốn, hạn chế những quá trình trùng lắp với thẩm định khoản vay của ngân hàng thương mại khác.

+ Các doanh nghiệp xuất khẩu có thể thực hiện bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện tại các ngân hàng thương mại, ngân hàng Phát triển sẽ thực hiện bảo lãnh

đối ứng cho các ngân hàng thương mại. Đơn vị vay vốn chỉ phải trả mức phí bảo lãnh theo đúng quy định của Nghị định 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu.

+Đối với nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng xuất khẩu có thể cung cấp cho các ngân hàng thương mại khi cho vay nhà nhập khẩu hoặc cho vay nhà xuất khẩu. Mô hình:

3.3.1.3 Triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đa dạng hóa cho vay nhà xuất khẩu

 Triển khai hoạt động thanh toán quốc tế:

Thanh toán quốc tế là cần thiết để phục vụ tối đa nhà xuất khẩu, giúp đa dạng hoá các hình thức tín dụng xuất khẩu, nâng dần vị thế về tài trợ xuất khẩu của ngân hàng Phát triển Việt nam trong thị trường tài chính quốc tế, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt nam. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại hoạt động này vẫn chưa được triển khai tại ngân hàng Phát triển. Để có thể thiết lập hệ thống thanh toán quốc tế, trước hết hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước của ngân hàng Phát triển phải hoàn chỉnh, ngân hàng Phát triển phải thiết lập được mạng lưới ngân hàng đại lý với các ngân hàng trên thế giới.

Hệ thống thanh toán quốc tế ban đầu phải đảm bảo thực hiện được các giao dịch:

5. Trả nợ

Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Nhà nhập khẩu Ngân hàng

Thương mại

1. Xuất khẩu

2. Bảo lãnh 4. Thanh toán

3. Vay vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thanh toán, chuyển trả tiền ra nước ngoài cho các hợp đồng xuất khẩu.

+ Thực hiện giao dịch mở và thanh toán L/C cho nhà xuất nhập khẩu. + Chiết khấu bộ chứng từ, nhờ thu chứng từ.

Đa dạng hoá các hình thức cho nhà xuất khẩu vay

Đối với nghiệp vụ cho nhà xuất khẩu vay, cùng với việc triển khai hoạt

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tín dụng xuất khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu.doc (Trang 77 - 81)