GIAO DỊCH QUA ĐIỆN THOẠ

Một phần của tài liệu các vấn đề tiêu cực trong môi giới kinh doanh chứng khoán hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 31)

Khách hàng có nhu cầu đặt lệnh giao dịch hoặc đăng ký mua cổ phiếu phát hành thêm các chứng khoán đang sở hữu, quý khách có thể gọi vào tổng đài đăt lệnh số tại Tp.HCM hoặc tại Hà Nội để đăng ký mua.

1. Đăng ký giao dịch qua điện thoại

• Quý khách điền đầy đủ thông tin cá nhân vào 02 mẫu Giấy đăng ký sử dụng tiện ích giao dịch chứng khoán

• Giao dịch viên sẽ gửi lại quý khách Thông báo mã giao dịch, cung cấp mã tài khoản (là 06 chữ số cuối của tài khoản) và mật mã gồm 06 chữ số do HSC cấp.

• Công ty khuyến cáo quý khách nên thay đổi Mật mã giao dịch NGAY tại mục Tùy chọn /

Phone Code trên cửa sổ giao dịch trực tuyến Vi-trade sau khi nhận được thông báo từ HSC nhằm bảo mật thông tin giao dịch của quý khách. HSC sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp rủi ro phát sinh trong quá trình giao dịch từ việc quý khách để lộ mật mã cho người khác. Trường hợp phát hiện Mật mã bị lộ, quý khách vui lòng thay đổi lại Mật mã mới hoặc liên hệ với chúng tôi để được giúp đỡ.

2. Hướng dẫn đặt lệnh

• Quý khách gọi vào tổng đài đăt lệnh số (84.8) 38.233.298 tại Tp.HCM hoặc (84.4)

39.334.844 tại Hà Nội.

• Nhấn phím 1 để đặt lệnh.

• Tổng đài yêu cầu Quý khách nhập mã tài khoản gồm 6 chữ số, sau đó nhấn phím #. • Tổng đài yêu cầu Quý khách nhập mật mã gồm 6 số, sau đó nhấn phím #.

• Khi quý khách nhập đúng mã tài khoản và mật mã, cuộc gọi sẽ được chuyển đến Giao dịch viên.

• Đối với lệnh MUA / BÁN, Quý khách đọc loại lệnh MUA / BÁN, Mã chứng khoán, Số

lượng chứng khoán cần đặt lệnh, và Giá giao dịch. Giao dịch viên sẽ kiểm tra số dư tiền

(lệnh MUA) hoặc chứng khoán (lệnh BÁN) và xác nhận tính hợp lệ của lệnh đặt, sau đó sẽ nhập lệnh vào hệ thống.

• Đối với lệnh HỦY và lệnh ĐẶT LẠI (nếu có) của Quý khách, để tránh mất thời gian và đảm bảo quyền lợi của các khách hàng khác, Giao dịch viên sẽ ghi nhận lệnh HỦY và

lệnh ĐẶT LẠI (nếu có) mà không đảm bảo các lệnh thực hiện thành công cho đến khi đã

kiểm tra kết quả lệnh đặt ban đầu. Do tính khách quan của Phiên khớp lệnh liên tục, mong Quý khách thông cảm trong trường hợp lệnh cần hủy của Quý khách đã khớp lệnh thì lệnh HỦY và lệnh ĐẶT LẠI sẽ không còn giá trị.

3. Hướng dẫn đăng ký mua cổ phiếu phát hành thêm

• Quý khách gọi vào tổng đài đăt lệnh số

• Nhấn phím 2 để đăng ký quyền mua cổ phiếu phát hành thêm.

• Tổng đài yêu cầu Quý khách nhập mã tài khoản gồm 6 chữ số, sau đó nhấn phím #. • Tổng đài yêu cầu Quý khách nhập mật mã gồm 6 số, sau đó nhấn phím #.

• Khi quý khách nhập đúng mã tài khoản và mật mã, cuộc gọi sẽ được chuyển đến Giao dịch viên.

• Quý khách cung cấp đầy đủ thông tin: Họ tên khách hàng; Số tài khoản chứng khoán; Số CMND; Mã chứng khoán đăng ký quyền mua; và Số lượng cổ phiếu đăng ký mua.

4. Hướng dẫn nộp tiền mua và xác nhận đăng ký thành công

• Quý khách có thể đăng ký quyền mua qua hai hình thức:

Bằng tiền mặt: tài khoản đăng ký mua phải có đủ tiền mua

Bằng sức mua: tài khoản đăng ký mua phải đủ sức mua và trị giá đăng ký mua dưới 1 tỷ

đồng.

• Quý khách cũng có thể nộp tiền bằng cách chuyển khoản vào các tài khoản ngân hàng chỉ định của HSC

• Sau khi đối chiếu đầy đủ thông tin Quý khách cung cấp, giao dịch viên sẽ thông báo xác nhận tính hợp lệ của đăng ký quyền mua cho quý khách.

Với 102 CTCK đang hoạt động hiện nay cùng với tình hình giao dịch ảm đạm, giá trị giao dịch thấp trong một thời gian dài, áp lực tồn tại và phát triển của các CTCK rất lớn, nhất là với các CTCK không có ngân hàng, công ty tài chính sau lưng hoặc không có nền tảng hoạt động bài bản, hiệu quả.

Nguồn thu để nuôi sống toàn bộ hoạt động của CTCK thường được dồn vào 2 mảng là Tự doanh chứng khoán và môi giới chứng khoán. Áp lực tồn tại cao dẫn đến việc CTCK không còn thời gian để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, mà thay vào đó là tranh thủ lôi kéo khách hàng mới và khách hàng của nhau bằng nhiều hình thức như cho phép khách hàng sử dụng đòn bẩy cao, các sản phẩm chưa được phép làm…

Hiện tượng vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp tại các CTCK ngày càng tăng, trong khi chất lượng tư vấn đầu tư không cao, quy chế và quy trình quản trị rủi ro tại các CTCK thiếu hoặc không được quan tâm đúng mức, quy chế và chế tài đối với người hành nghề chứng khoán còn bỏ ngỏ.

Ở các thị trường phát triển, Nhân viên môi giới chứng khoán thường là những người có năng lực, nhạy bén và là một chuyên gia phân tích, nhận định thị trường do đó áp lực công việc cũng rất cao, tuổi nghề của những người này trung bình từ 5-7 năm, sau đó chuyển vào các bộ phận phân tích hoặc back office. Thu nhập của các nhân viên môi giới thường từ 3 nguồn chính là: lương cứng, thu nhập từ ăn chia doanh số với CTCK và thu nhập lớn nhất là từ quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng do lợi nhuận từ tư vấn đầu tư mang lại. Tại các thị trường này, có cả các nhà môi giới tự do. Lý lịch và tiểu sử của những nhà môi giới này thông thường do Hiệp hội các nhà môi giới chứng khoán cung cấp và quản lý.

Còn tại Việt Nam hiện nay, do áp lực từ công việc, nhất là áp lực về doanh số giao dịch được các CTCK đưa ra, nhân viên môi giới không còn thời gian để trau dồi kiến thức và nhiều khi, họ cũng là nhà đầu tư. Khi đã là nhà đầu tư thì việc xung đột lợi ích với khách hàng là điều rất dễ xảy ra. Nhiều trường hợp, nhân viên môi giới lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của các CTCK qua các hợp đồng hợp tác đầu tư (thực chất là giao dịch Margin) hoặc các hợp đồng đảm bảo bằng tài sản thế chấp để chiếm dụng vốn như: Sử dụng tài khoản chứng khoán của khách hàng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay của chính mình, khi khách hàng đi vay ngân hàng mới vỡ lở do được ngân hàng thông báo là còn khoản nợ từ thế chấp cổ phiếu. Có trường hợp sử dụng nghiệp vụ để lấy tiền của công ty bằng cách tạm ứng tiền thông qua tài khoản 02 lần và sửa các lệnh tạm ứng ngay trên hệ thống…...Thậm chí có CTCK việc câu kết mang tính có tổ chức như nhân viên môi giới câu kết với kế toán, IT để rút tiền của khách hàng và CTCK. Đến khi CTCK hoặc khách hàng phát hiện thị mọi việc đã rồi. Hậu quả là các vụ thưa kiện ngày càng nhiều và số CTCK im lặng để xử lý nội bộ cũng không ít do sợ mất uy tín. Lỗi là do giám sát giao dịch và quản trị rủi ro tại chỗ của các CTCK.

Có thể thấy, vấn đề quản lý đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề chúng khoán tại các CTCK, công ty QLQ, QĐT nhìn chung đang bị bỏ ngỏ. Hiện nay, việc đào tạo và tổ chức thi cấp chứng chỉ chuyên môn và giấy phép hành nghề do Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo chứng khoán phụ trách, việc cấp giấy phép hành nghề và quản lý người hành nghề chứng khoán do UBCKNN quản lý.

TTCK là thị trường kinh doanh có điều kiện. CTCK muốn thành lập phải đạt những điều kiện nhất định, người làm việc tại thị trường này cũng phải đạt điều kiện về bằng cấp mới được cấp giấy phép hành nghề. Do đó, phải có quy chế quản lý và chế tài đối với người hành nghề chứng khoán.

Điều cần thiết lập bây giờ là một kênh thông tin giữa UBCKNN và những người sử dụng nhân sự là CTCK, CTQLQ, QĐT để nắm bắt thông tin về những vi phạm của người hành nghề chứng khoán. Trên cở sở đó, lập danh sách để các tổ chức có thể truy cập thông tin trước khi sử dụng và bổ nhiệm nhân sự. UBCKNN cũng có cơ sở đánh giá và ra quyết định có chấp thuận việc bổ nhiệm nhân sự của CTCK hay không

TS. Nguyễn Quang A cho rằng, Việt Nam vẫn thiếu một khung pháp lý cho hoạt động tư vấn chứng khoán. Bản thân những người tham gia hoạt động này phải qua thị trường, cạnh tranh để xây dựng uy tín.

Không nên hốt hoảng vì thị trường lên xuống!

- Theo ông, tình hình chứng khoán bất ổn như hiện nay tác động như thế nào đối với kinh tế Việt Nam?

Trên thực tế, TTCK không có nhiều liên hệ, như người ta tưởng, đến nền kinh tế thực. Chúng ta không cần quá vội vã, hốt hoảng vì chuyện thị trường xuống lên. TTCK lên quá nóng mới đáng lo.

Trong các vấn đề về TTCK, cái sai là có thời, Việt Nam dùng đòn bẩy tài chính, cho phép thế chấp chính cổ phiếu để vay ngân hàng, lấy tiền để mua thêm cổ phiếu với suy tính có thể gấp đôi vốn trong vài tháng.

Một lượng tiền khá lớn từ ngân hàng đã dồn vào cho chứng khoán, đến lúc chứng khoán xuống, các nhà đầu tư không còn tiền để trả cho ngân hàng. Ngân hàng buộc phải bán tài sản thế chấp (cổ phiếu) đó. Lượng người bán lớn, giá cổ phiếu sụt nhanh. Giá càng sụt giảm, ngân hàng càng lo, càng muốn bán đi tiếp. Bản thân những nhà đầu tư thích ăn xổi thì sợ, bán đi. Đó là chuyện rất con người, ở đâu cũng thế.

Nếu con người học cách ứng xử khéo hơn, có hiểu biết hơn thì tình hình đỡ hơn.

Một chức năng của TTCK thường gây hiểu nhầm là chức năng huy động vốn cho DN. Thực tế, TTCK chỉ thực hiện chức năng đó khi DN phát hành cổ phiếu mới, trên thị trường sơ cấp. Việc này mang lại cho DN tiền của các nhà đầu tư, có vốn phát triển. Chấm hết.

Sau giây phút đó, trên thị trường chứng khoán thứ cấp, mua đi bán lại cổ phiếu thuần túy là một cuộc đánh bạc, người này được một đồng thì đúng có một người khác mất đi một đồng. Việc mua bán không mang lại cho nền kinh tế, DN một đồng vốn nào cả. Đó thuần túy là đầu cơ.

Mặt khác, đầu cơ đó là quan trọng vì có đầu cơ đó, cổ phiếu dễ dàng biến thành tiền mặt, (tính thanh khoản của cổ phiếu). Nếu thị trường hoạt động tốt, sự lên xuống giá cổ phiếu phản ánh một phần tài năng lãnh đạo của ban lãnh đạo công ty. Điều này gây sức ép rất mạnh lên các nhà lãnh đạo phải làm sao cho tốt.

Hai chức năng đó của thị trường thứ cấp rất quan trọng, dù thực chất, đó là một "sòng bạc" khổng lồ và chúng ta cần có "sòng bạc" đó.

Nhà đầu tư cần hiểu đó là sòng bạc, nhận thức rủi ro, cái hay, dở để có ứng xử phù hợp. Tất cả các nhà đầu tư, người dân và người làm chính sách đều phải học.

- Phản ứng trước những động thái trên thị trường, Nhà nước đã ngay lập tức đưa ra một loạt giải pháp mới. Ông có bình luận gì?

Đúng là có vấn đề tâm lý, nhà đầu tư có thể hoảng loạn. Nhà nước có thể sử dụng một số biện pháp để củng cố, ổn định về mặt tâm lý nhưng bảo Nhà nước bỏ tiền "cứu", ra chỉ thị này khác, theo tôi, là chuyện không cần thiết.

Đó không chỉ là sự thiếu chuyên nghiệp mà một yếu điểm lớn của người Việt. Chúng ta đã quen, đã bị tập cho "nghiện" chuyện mình không chủ động, không tự chủ, không độc lập mà luôn nhờ cấp trên giúp, cứu. Đó là căn bệnh trầm kha thời bao cấp còn tồn đọng lại trong đầu của từng người dân, từng cán bộ lãnh đạo. Chúng ta cần sớm thay đổi và thay đổi quyết liệt.

Thiếu cơ sở pháp lý cung cấp và quản lý thông tin

- Cơ chế thông tin hiện nay có phải là một trong những nguyên nhân của xu hướng phản ứng bầy

đàn và những bất ổn thị trường?

Phải khẳng định chuyện phản ứng bầy đàn là bình thường, ngay cả ở Mỹ. Trước năm 2000, tại Mỹ, hàng chục triệu người đổ xô vào mua cổ phiếu của các công ty dot-com khiến cho chỉ số Nasdaq trong ba năm đã tăng gấp năm lần. Nhiều công ty chưa hề tạo ra một xu lợi nhuận mà cổ phiếu vẫn được mọi người lùng mua.

TIN LIÊN QUAN

• Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các biện pháp ổn định TTCK • "Nhà đầu tư chứng khoán cần có cái nhìn trung hạn" • Cấp bách cứu thị trường chứng khoán

• Giảm biên độ dao động chứng khoán trên cả hai sàn • Quyền lực ngầm trên sàn chứng khoán

Bong bóng dot-com vỡ vào tháng 3/2000, hơn 600 công ty dot-com ở Mỹ sụp đổ và hàng loạt công ty dot-com khác trên thế giới lâm vào cảnh tương tự, nhiều nhà đầu tư trở nên trắng tay. Nếu nghĩ nhà đầu tư Việt Nam "bầy đàn" còn ở nơi khác không như vậy chỉ là ngộ nhận.

Về thông tin, hiện nay Việt Nam có tất cả các kênh thông tin: từ công ty phát hành, công ty kinh doanh chứng khoán, ủy ban chứng khoán, sở giao dịch, báo chí, diễn đàn... Kênh thông tin đã đủ nhưng thông tin như thế nào lại là chuyện khác.

Nhà nước phải có quy định rất rõ ràng về việc phải công bố những thông tin gì, kiểm toán đến đâu... trách nhiệm thông tin như thế nào. Việc này đòi hỏi thời gian dài, không thể chỉ trong vài năm mà vào khuôn phép được.

- Làm thế nào để có một cơ chế thông tin tốt hơn, thưa ông?

Phải có luật, thực hiện nghiêm túc, và buộc người ta thực thi cam kết về cung cấp thông tin đó. - Hiện thiếu minh bạch về thông tin vẫn đang là căn bệnh chung của nền kinh tế?

Thay đổi để phát triển hoặc chấp nhận số phận đi "ăn mày" liên tục. Đó là quyết định lớn Nhà nước phải đưa ra.

Hơn nữa, chúng ta cũng không nên hi vọng những quyết định như vậy một lần đưa ra là ổn. Bản thân cơ quan nhà nước cũng đang đi học xem phải quản lý như thế nào, nhà đầu tư phải học xem đầu tư như thế nào, làm sao mong làm tốt ngay được.

Đây là điều bình thường với một thị trường mới như Việt Nam. Chúng ta không nên kỳ vọng quá cao, không thể mong TTCK Việt Nam phát triển như Hong Kong, Singapore...

"Anh nông dân ra phố không thể giống nhà đầu tư ở Wall Street"

- Gần đây, những nhóm, tổ chức tư vấn về chứng khoán mạnh nha xuất hiện nhưng vẫn chưa có được những nhóm tư vấn uy tín. Theo ông, nguyên nhân là gì?

Chúng ta phải dần từng bước. Trước hết cần có cơ sở pháp lý để lập ra các nhóm, công ty như vậy. Các nhóm, công ty tư vấn hay từng chuyên gia tư vấn thông qua thị trường, cạnh tranh nhau để biết ai tốt, ai dở.

- Việt Nam hiện còn thiếu những điều kiện gì cho sự phát triển của các nhóm tư vấn này?

Chúng ta đã có nhiều điều kiện để làm. Thiếu nhất vẫn là khung pháp lý cho nó hoạt động. Bản thân cuộc sống phải quen dần và công ty tư vấn phải học dần. Một anh nông dân võ vẽ ra thành phố, ngay lập tức làm thế nào để trở thành một nhà đầu tư như ở Wall Street được là quá khó.

Một phần của tài liệu các vấn đề tiêu cực trong môi giới kinh doanh chứng khoán hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w