Khôi phục và phát triển các làng nghề trong huyện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân huyện Thanh Liêm.doc (Trang 57 - 59)

3. Một số giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân huyện Thanh Liêm

3.3Khôi phục và phát triển các làng nghề trong huyện

Phát triển làng nghề chính là khai thác tiềm năng lao động, kỹ thuật, tiền vốn, vật tư nguyên liệu sẵn có tại địa phương nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Không những thế, phát triển làng nghề còn góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, giải quyết lao động dư thừa, từng bước xoá đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống của đại đa số nông dân bởi vì ở nước ta hiện nay noi chung thu nhập

của người lao động hưởng lương ở các làng nghề hiện phổ biến khoảng 600.000-1.500.000 đồng, cao hơn nhiều so với lợi nhuận từ làm ruộng lúa, đặc biệt là vùng đất hẹp người đông như đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, khu vực kinh tế làng nghề, đặc biệt là các nghề truyền thống, còn có một ý nghĩa khác là sử dụng được lao động già cả, khuyết tật, trẻ em mà khác khu vực kinh tế khác không nhận..

Huyện Thanh Liêm là huyện có nhiều làng nghề truyền thống đã từng tồn tại và đang phát triển như: làm nón, đóng thuyền, thêu ren... Làng nghề nổi tiếng nhất của huyện Thanh Liêm là làng nghề thêu ren ở xã Thanh Hà, nằm cạnh quốc lộ 1A, có 2.626 hộ với 10.730 người ở 7 thôn. Trong số 2.626 hộ thì có 2.002 hộ làm nghề thêu ren chiếm 76,2%, với 5.740 lao động tham gia, trong số này lao động chính có 2.684 người, lao động phụ là 2.896 người và lao động thuê là 160 người. Những con số trên chứng tỏ Thanh Hà là xã mà số hộ và số lao động làm nghề thêu ren nhiều nhất tỉnh. Tuy nhiên tại làng nghề này nói riêng và các làng nghề khác nói chung việc các hộ sản xuất tiếp cận với nguồn vốn để sản xuất lớn và sản xuất trong dài hạn chon gặp nhiều khó khăn chưa dẽ dàng và thông thoáng. Những người thợ ở Thanh Hà nói riêng và các làng nghề nói chung đều mong muốn Nhà nước có chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với làng nghề, hỗ trợ đầu tư chi phí cho đào tạo thợ ; mong muốn các cơ quan chức năng như: Sở Công nghiệp, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Sở kế hoạch - Đầu tư… giúp đỡ trong việc Thương mại - Du lịch tích cực tìm kiếm thị trường ở trong nước và dặc biệt là thị trường nước ngoài và có biện pháp hạn chế sự ép giá của các đơn vị trung gian xuất khẩu.

Vậy để hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân trong các làng nghề thì huyện cần quan tâm và thực hiện các giải pháp sau :

Có chính sách khuyến khích người dân phát triển các ngành nghề truyền thống, tạo cơ chế hỗ trợ phát triển ngành nghề về đất đai, thuế, vốn đầu tư..

Tạo điều kiện giúp đỡ các làng nghề tìm kiếm, mở thị trường mới bằng cách tổ chức các hội nghị, xúc tiến thương mại, hỗ trợ kinh phí trong việc quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước. Đồng thời hỗ trợ việc đào tạo nghề cho người lao động ở các làng nghề để họ có điều kiện tăng năng suất lao động và làm ra các sản phẩm chất lượng cao có tính cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân huyện Thanh Liêm.doc (Trang 57 - 59)