Đo lường và hiệu chỉnh kế hoạch truyền thông

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.doc (Trang 55 - 57)

Trong quá trình triển khai kế hoạch, NH cần phải theo dõi để biết liệu mọi thứ có đi đúng theo hướng mà bạn muốn về mặt kết quả lẫn tiến độ thời gian. Các biện pháp theo dõi và đo lường cần phải áp dụng cho cả tiêu chí nội bộ lẫn tiêu chí thị trường. Đối với marketing hiện đại, đo lường giá trị tạo ra cho khách hàng là biện pháp cơ bản để đo lường sự thành công.

Đo lường hiệu quả công tác nội bộ là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả việc tạo ra và chuyển giao giá trị cho khách hàng (nguyên nhân và kết quả). Các biện pháp đo lường cần áp dụng cho tất cả các chỉ tiêu quan trọng trong vịêc đánh giá hiệu quả công việc.

Đo lường phải bao gồm các cột mốc đánh dấu mức độ hoàn thành công việc và mục tiêu sau cùng. Quản lý hiệu quả công việc bao giờ cũng phải đi kèm với biện pháp đo lường hiệu quả cụ thể.

Xác định các biện pháp đo lường hiệu quả từ việc thực hiện kế hoạch thông qua các chỉ tiêu tài chính lẫn phi tài chính:

• Doanh thu bán hàng • Lợi nhuận • Sản phẩm • Định vị • Kênh • Dựa trên khách hàng • Xúc tiến bán hàng • Giá • Nhân sự • Qui trình

Đối với kế hoạch truyền thông, sau mỗi giai đoạn truyền thông, cần có sự đo lường hiệu quả của chiến dịch truyền thông để có sự hiệu chỉnh kịp thời.

Các thông tin thường phải được thu thập bao gồm:

Có bao nhiêu % người biết thương hiệu (brand awareness)? Họ nhớ được những yếu tố nào của thương hiệu đó?

Họ có mối liên hệ/nhận xét về thương hiệu đó thế nào? Có bao nhiêu % người dùng thử thương hiệu đó? Có bao nhiêu % người tiếp tục dùng sau lần dùng thử?

Có bao nhiêu % người giới thiệu cho người khác về thương hiệu? Công cụ để xây dựng thương hiệu

Để có được một thương hiệu mạnh, ngoài việc xây dựng và thực hiện một chiến lược quảng bá hiệu quả, 5 công cụ nên được sử dụng tối đa là: logo, hình tượng, khẩu hiệu, nhạc hiệu, bao bì. Đây là những yếu tố quan trọng có thể quyết định sự thành bại trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.doc (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w