Tình hình sử dụng vốn NSNN cho phát triển giao thông đường bộ.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn 2003-2008.Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 36 - 40)

1. 4.3.Các nhân tố về chính trị,pháp luật

2.2. Tình hình sử dụng vốn NSNN cho phát triển giao thông đường bộ.

2.2.1.Cơ chế quản lý và sử dụng vốn NSNN cho giao thông đường bộ.

*Cơ chế quản lý:

Tham gia quản lý và sử dụng vốn NSNN cho đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB bao gồm các cơ quan từ trung ương tới địa phương và các ban quản lý của từng dự án.Ở trung ương có các cơ quan là chính phủ, bộ tài chính, bộ kế hoạch và đầu tư, bộ giao thông vận tải, kho bạc nhà nước trung ương. Ở các địa phương là Sở kế hoạch và đầu tư, sở tài chính của các tỉnh (thành phố) và các cơ quan kho bạc của mỗi địa phương.Trong đó quy định theo nguồn vốn sẽ là cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm về dự án, các dự án trọng điểm quốc gia sẽ do chính phủ trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm, các dự án nhóm A sẽ do bộ giao thông vận tải kết hợp với bộ tài chính và bộ kế hoạch quản lý, các dự án còn lại sẽ do các tỉnh trực tiếp quản lý.

Chu trình quản lý và cấp vốn sẽ được thực hiện tuần tự thông qua các bước sau:

-Lập kế hoạch vốn: Các đơn vị trực thuộc cục đường bộ sẽ có kế hoạch về vốn cho riêng mình dựa trên các kế hoạch của quốc gia, của ngành và của từng địa phương đảm bảo không chồng chéo giữa các cấp đặc biệt mâu thuẫn với các kế hoạch đầu tư của các địa phương. Đây là công việc rất quan trọng vì dựa vào đó để phân bổ vốn một cách hợp lý nhất.

-Cục đường bộ tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư xây dựng của các đơn vị trực thuộc gửi bộ giao thông vận tải

-Bộ giao thông vận tải sẽ tổng hợp rồi gửi cho Bộ tài chính và Bộ kế hoạch và đầu tư, rồi sau đó sẽ trình chính phủ phê duyệt.

- Sau khi được chính phủ chấp nhận kế hoạch, bộ giao thông vận tải sẽ phân chia vốn chi tiết cho từng dự án dưới sự kiểm tra phân bổ vốn của Bộ tài chính và thông báo về kế hoạch chuyển vốn cho Kho bạc nhà nước để có thể kiểm soát thanh toán vốn cho chủ đầu tư, mỗi một dự án sẽ được lập một tài khoản tại kho bạc để có thể tiện cho việc kiểm tra cũng như thanh toán vốn cho dự án được dễ dàng.

*Sử dụng vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB:

Giao thông đường bộ là ngành có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.Chính vì vậy, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước thì tỷ lệ vốn cho đầu tư phát triển GTĐB chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư của toàn nganh giao thông vận tải(GTVT) cũng như so với tổng vốn đầu tư hàng năm từ nguồn vốn NSNN.

Trước hết là sử dụng vốn đầu tư phát triển cho hạ tầng GTĐB so với toàn ngành GTVT.Trong tổng số NSNN chi cho lĩnh vực GTVT hàng năm thì số chi cho GTĐB luôn chiếm một tỷ trọng lớn và chiếm vị trí ưu tiên hơn so với các lĩnh vực khác trong ngành như đường sắt, hàng không, đường thuỷ…Điều này cho thấy tầm quan trọng của đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB là quan trọng như thế nào đối với ngành GTVT và với nền kinh tế.Điều này được thể hiện rõ qua bảng sau:

Bảng 2.6: Chi NSNN cho GTĐB 2003-2008 Đơn vị: Tỷ đồng STT 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1 Chi NSNN cho GTVT 13518 14380 15118 15375 17087 12815 2 Chi XDCB đường bộ 4289.3 4940.2 6153.7 6688.2 4552.7 5651.7 3 Chi XDCB đường bộ/Chi GTVT 32 34.3 43.1 43.5 44.2 44.1

Nguồn: Vụ đầu tư-Bộ tài chính.

Trong giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam tương đối ổn định và chỉ đến năm 2008 là chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên có thể nhận thấy rõ điều đó ảnh hưởng như thế nào đến đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB nói riêng và đầu tư vào ngành GTVT nói chung. Chi NSNN nhà nước cho ngành GTVT vẫn tăng đều qua hàng năm,năm 2003 là 13518 tỷ đồng thì đến năm 2007 đã là 17087 tỷ đồng(tức là tăng 26.4% so với năm 2003). Đầu tư vào ngành GTVT tăng cũng có nghĩa là đầu tư vào XDCB GTĐB cũng tăng theo đó: năm 2003 là 4289.3 tỷ đồng, đến năm 2007 là 7552.7 tỷ đồng (tăng 3263.4 tỷ đồng tương đương 76.08%).Có thể dễ dàng nhận thấy tốc độ tăng đầu tư phát triển vào hạ tầng GTĐB nhanh hơn so với tốc độ tăng vốn đầu tư vào ngành GTVT.Dựa vào kết quả trên có thể nhận thấy rằng giao thông đường bộ đã và đang là huyết mạch giao thông chính của nền kinh tế và của đất nước nên luôn được khuyến khích phát triển.Vốn đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB tăng tương đối nhanh như vậy một phần xuất phát từ chính sách hội nhập giao lưu kinh tế của Việt Nam,giai đoạn 2003-2008 là giai đoạn Việt Nam thúc đẩy quá trình gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO và Việt Nam được coi là một trong những môi trường đầu tư hấp dẫn nhất thế giới nhờ một nền chính trị ổn định.

Vốn đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB cũng chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong tổng số vốn đầu tư từ NSNN của toàn xã hội và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng GDP hàng năm của Việt Nam.

Bảng 2.7: Chi NSNN cho GTĐB trong nền kinh tế quốc dân

Nguồn: Vụ đầu tư- Bộ tài chính Đơn vị: Tỷ đồng

Nhìn vào bảng tổng hợp có thế thấy rõ tổng vốn đầu tư từ NSNN nhà nước ngày càng tăng chứng tỏ nhà nước đang đầu tư rất có hiệu quả.Năm 2003 là 59629 tỷ đồng và tăng đều qua các năm đến năm 2007 là 96829 tỷ đồng (bằng 37200 tỷ đồng tương đương 62.3%- tốc độ tăng này là tương đối nhanh).GDP cũng tăng đèu qua các năm, từ năm 2003 đến năm 2008 thì GDP đã tăng được 417360 tỷ đồng tương đương với 74%.Nhìn vào hiệu quả của nền kinh tế và của đầu tư từ NSNN chúng ta cũng có thể nhận thấy những đóng góp của ngành GTĐB,vốn NSNN đầu tư vào hạ tầng GTĐB chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi NSNN hàng năm cho đầu tư phát triển hàng năm, để có thể đầu tư như vậy thì nhà nước cũng đã nhận ra được hiệu quả từ các nguồn vốn này là rất lớn nên đã duy trì đều đặn hàng năm cho đầu tư phát triển vào hạ tầng GTĐB.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn 2003-2008.Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w