Những vấn đề tồn tại trong công tác thẩm định dự án đầutư tạ

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại Ngân hàng Phát triển chi nhánh tỉnh Thái Bình.DOC (Trang 73 - 78)

đều được tư vấn lập hồ sơ đúng theo trình tự đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi chủ đầu tư không phải sửa đổi nhiều lần mà vẫn đảm bảo đầy đủ thông tin cho công tác thẩm định.

1.4.2.2. Những vấn đề tồn tại trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh chi nhánh

Bên cạnh những thành tích đã đạt được thì việc chỉ rõ những hạn chế của công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh là việc làm hết sức qun trọng nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định cũng chính là hạn chế những rủi ro của ngân hàng trong việc kí kết các hợp đồng tín dụng. Một số những hạn chế đó là:

a. Quy trình thẩm định chưa hợp lý

Quy trình thẩm định chưa hợp lý: Nghiệp vụ thẩm định chủ yếu do phòng tổng hợp đảm nhiệm, khối lượng công việc lớn mà lượng cán bộ năng lực cao lại thiếu do đó gây nên tình trạng kéo dài thời gian thẩm định.

Các văn bản quy định về đầu tư, xây dựng cơ bản, hệ thống quản lý tài chính – kế toán của nhà nước còn chông chéo, chưa rõ ràng đầy đủ và thay đổi thường xuyên gây khó khăn cho cán bộ khi đối chiếu các điều luật vào dự án. Việc định hướng phát triển của địa phương chưa công khai minh bạch và ổn định làm cho việc so sánh dự án với quy hoạch, kế hoạch hỗ trợ phát triển chưa được cập nhật đầy đủ.

b. Nội dung thẩm định còn một số thiếu sót

Các khía cạnh thẩm định đã đầy đủ tuy nhiên việc thẩm định chi tiết tại các khía cạnh cụ thể chưa phản ánh điều kiện thực tế của dự án:

- Việc thẩm định tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn cũng như tiến độ sử dụng vốn chủ yếu dựa vào các số liệu mà khách hàng cung cấp chưa thể biết chính xác tình hình thực tế của dự án do đó dẫn đến tình trạng chủ đầu tư không trung thực trong việc chi tiết cơ cấu nguồn vốn để thực hiện dự án của mình. Một số trường hợp là dự án Xây dựng trại lợn giống Ngọc Hoa tại huyện Kiến Xương – Thái Bình, chủ đầu tư công bố không trung thực số vốn tự có của mình khi thực hiện dự án đã gây nên tình trạng mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng.

- Một số nội dung thẩm định tài chính của dự án như thẩm định doanh thu, chi phí thường ít khi tính đến biến động của các rủi ro liên quan. Chi phí đối với các dự án đầu tư xây dựng trong dài hạn được chấp nhận như trong báo cáo nghiên cứu khả thi, do quá trình thực hiện dự án diễn ra trong thời gian dài cán bộ thẩm định khó có thể theo dõi thường xuyên và theo từng giai đoạn cụ thể của dự án. Việc thẩm định doanh thu còn ít tính đến những biến động của yếu tố thị trường như nhu cầu sản phẩm trong và ngoài nước mà chỉ dựa vào các hợp đồng đã ký của chủ đầu tư.

- Việc tính toán lãi suất chiết khấu r chưa có quy định cụ thể, chưa được thống nhất giữa Ngân hàng phát triển với các ngân hàng thương mại khác do đó làm ảnh hưởng đến việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả về sau. Lãi suất chiết khầu này thường được tính bằng bình quân gia quyền của các lãi suất tham gia tài trợ cho dự án, tuy nhiên các lãi suất này thay đổi theo thời gian đặc biệt là với các dự án đầu tư dài hạn thì công tác thẩm định lại áp dụng một lãi suất duy nhất để tính toán cho cả đời dự án nên không phản ánh đúng hiệu quả thực tế của dự án.

c. Phương pháp thẩm định chưa thục sự linh hoạt và phù hợp với đặc điểm của từng dự án

Trong thẩm định việc cho vay, cán bộ thẩm định chưa đưa ra được các nhận định về việc so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác cùng ngành, cùng lĩnh vực ở trong và ngoài nước.Việc sử dụng các chỉ tiêu cũng chưa được tiêu chuẩn hóa. Các chỉ tiêu , tiêu chuẩn, hiệu quả kinh tế cho từng ngàng nghề chưa có để so sánh.

Đánh giá rủi ro của dự án là việc làm không thể thiếu trong thẩm định dự án. Thế mà việc xác định các rủi ro trong công tác thẩm định dự án chưa được chú trọng và xác định một cách đầy đủ.

Trong ba năm qua 2007-2008 công tác thẩm định mới được chú trọng, tuy nhiên do mới hình thành nên việc sử dụng các phương pháp thẩm định chưa thực sự chính xác. Các dự án gần đây mà chi nhánh tiếp nhận chủ yếu là các dự án đầu tư đóng mới tàu biển và xây dựng nhà máy công nghiệp dệt may, các dự án này mới chỉ thực hiện theo trình tự phân tích hồ sơ dự án mà chưa đánh giá, so sánh với các dự án tương tự đã thực hiện có hiệu quả tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn.

- Đối với các dự án đóng mới tàu biển thông qua trong hai năm gần đây: thông tin chủ yếu để đánh giá về thị trường vận tải biển chủ yếu được lấy từ internet, không có dự tham khảo của các chuyên gia về vận tải biển do đó một loạt các dự án đầu tư đóng mới tàu biển trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận như Nam Định được ngân hàng thẩm định và thông qua quyết định cho vay vốn đã gặp khó khăn trong thu hồi vốn, do thị trường tiềm năng về vận tải quốc tế đã bị thu hẹp, các tàu vận hành thấp hơn công suất dự kiến dẫn đến việc giảm các chỉ tiêu hiệu quả của dự án đồng thời làm giảm khả năng thanh toán nợ của các chủ đầu tư.

- Một số dự án đầu tư xây dựng nhà máy dệt xuất khẩu tại các khu công nghiệp Phú Khánh và Nam Tiền Hải cũng hoạt động kém hiệu quả do việc thẩm định thị trường tiềm năng của sản phẩm dệt may không chính xác, chưa đề cập đến các rủi ro biến động của thị trường dệt may quốc tế trong hai năm gần đây do suy thoái kinh tế dẫn đến sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được.

- Mặt khác một số dự án như: đầu tư xây dựng xí nghiệp xử lý và nhuộm sợi công nghiệp CBA cũng vấp phải một số khó khăn khi tiến hành đầu tư xây dựng sau khi đã được ngân hàng chấp nhận cho vay vốn năm 2006, do trong thời gian thẩm định các cán bộ thẩm định mới chỉ chú trọng đến khía cạnh tài chính của dự án và văn bản chứng nhận về các ảnh hường môi trường mà xí nghiệp đã trình trong hồ sơ dự án mà chưa so sánh, đánh giá các chỉ tiêu về môi trường của dự án như: tỷ lệ nước thải hàng tháng, nồng độ các chất độc hại trong nước thải... dẫn đến trong quá trình vận hành đã bị chính quyền địa phương gây khó khăn do ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân và bị đình chỉ hoạt động để cải tạo hệ thống xử lý thải.

- Phương pháp dự báo chưa được dùng trong việc thẩm định khía cạnh thị trường của dự án.

d. Chất lượng cán bộ thẩm định không đông đều

Trong tình hình thực tế hiện nay năng lực công tác của cán bộ thẩm định chưa được nâng cao đúng tầm, chưa được đào tạo bồi dưỡng một cách bài bản. Hiện nay tại chi nhánh hàng tháng có khoảng 30-40dự án/năm trong đó mới chỉ có 6 cán bộ thẩm định. Tuy nhiên cán bộ thẩm định có trình độ và chuyên môn cao thì mới chỉ có 2 người còn lại là những cán bộ trẻ, nghiệp vụ chưa thực sự vững vàng và mức độ hiểu biết về xã hội chưa sâu sắc, cán bộ trẻ có khả năng nhạy bén nhưng lại chưa đủ kinh nghiệm nghiệp vụ để thẩm định các dự án lớn, đa dạng, có ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế xã hội tại địa phương. Mặt khác cán bộ

thẩm định chỉ có thể đi sâu vào phân tích một vài khía cạnh liên quan đến dự án nên nhiều khi chưa thể đánh giá dự án một cách toàn diện.

e. Ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ thẩm định còn hạn chế

Mặc dù cán bộ thẩm định thường xuyên cập nhật và xử lý thông tin về khách hàng không chỉ qua thực tế mà còn thông qua báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên để lấy được những thông tin nhanh chóng về khách hàng để phục vụ cho việc thẩm định đúng thời hạn còn gặp nhiều khó khăn do chi nhánh chưa xây dựng được một hệ thống thông tin nội bộ phong phú mới chỉ dừng lại ở mức lưu trữ dữ liệu.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thẩm định dự án còn kém: các phần mềm quản lý dự án, các chương trình tính toán tự động chưa được đưa vào sử dụng, do đó các chỉ tiêu tính toán phức tạp như dự báo, phân tích độ nhạy chưa thực sự chính xác khi tính bằng các phương pháp thông thường. Cán bộ thẩm định tại chi nhánh chưa thành thạo với thao tác sử dụng các phần mềm chuyên dụng dẫn đến việc tốn kém thời gian và nhầm lẫn trong tính toán.

f. Việc trao đổi thông tin giữa ngân hàng với các khách hàng và với các tổ chức tài chính khác chưa thực sự được quan tâm đúng mức

Việc trao đổi thông tin giữa khách hàng và cán bộ chi nhánh cũng còn hạn chế do đó cán bộ thẩm đinh chưa đi sâu vào thực tế hoạt động kinh doanh của các chủ đầu tư, chưa có hẳn một bộ phận chuyên trách tư vấn cho khách hàng về quy trình, thủ tục trình nộp dự án tại ngân hàng cũng như nội dung hồ sơ dự án để giảm bớt khối lượng công việc của cán bộ thẩm định cũng như nâng cao chât lượng hồ sơ dự án.

Việc trao đổi kinh nghiệm, thông tin giữa các ngân hàng chưa được chú trọng ngoài hoạt động hợp tác thẩm định với một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh khi cùng tài trợ cho một chủ đầu tư.

CHƯƠNG II:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN

HÀNG PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại Ngân hàng Phát triển chi nhánh tỉnh Thái Bình.DOC (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w