Tình hình nhân khẩu và lao động của các nông hộ trồng rau.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất rau trên địa bàn xã hương chữ-huyện hương trà-tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 28)

Lao động được xem là một trong những yếu đầu vào hết sức quan trọng trong sản xuất kinh doanh nói riêng và trong sản xuất nông nghiệp nói chung. Lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm phục vụ cho con người, tuy nhiên chất lượng lao động còn phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, trình độ và sự hiểu biết của người lao động. Vì vậy, để tìm hiểu đánh giá tình hình nhân khâu và lao động của nhóm hộ trồng Rau chúng tôi phân tích bảng sau:

Bảng 11: Tình hình nhân khẩu và lao động của các nông hộ trồng rau.

CHỈ TIÊU ĐVT Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ Khá

1. Bình quân nhân khẩu/hộ Khẩu 4,9 5,9 5,3

2. Bình quân lao động/hộ LĐ 1,6 3,0 2,9

- Bình quân lao động chính/hộ LĐ 1,5 2,9 2,3 - Bình quân lao động trồng

rau/hộ 1,5 2,9 2,2

3. Bình quân nhân khẩu/lao

động LĐ 3,2 4,5 4,1

- Bình quân nhân khẩu/lao

động chính LĐ 3,2 4,5 4,1

4. Trình độ văn hóa của chủ hộ

- Không biết chữ 11,1 2,1 1,1 - Cấp I (%) 38,2 37,2 11,2 - Cấp II (%) 39,3 45,3 29,5 - Cấp III (%) 11,4 15,4 58,

(Nguồn: Điều tra thực tế năm 2008)

Qua bảng trên ta thấy bình quân nhân khẩu trên các nhóm hộ như sau: Nhóm hộ trung bình, bình quân nhân khẩu trên lao đông cao nhất là 5,9 khẩu/hộ, nhóm hộ khá là 5,3 khẩu/hộ, còn nhóm hộ nghèo thấp nhất là 4,9

khẩu/hộ. Với chỉ tiêu này các nhóm hộ có số nhân khẩu/hộ là khá cao. Nếu đem so sánh với chỉ tiêu bình quân lao động chính/hộ. Ta thấy tỉ lệ chênh lệch khá lớn.

Trong khi đó lao động trồng Rau bình quân trên hộ đối với nhóm hộ nghèo là 1,5 lao động/hộ, nhóm hộ khá là 2,2 lao động/hộ, nhóm hộ trung bình cao nhất là 2,9 lao động/hộ, bình quân chung cho cả ba nhóm hộ thì mỗi hộ có 2,2 lao động trồng Rau/hộ. Như vậy, ta thấy lao động tham gia trồng rau là tương đối thấp, trong khi đó trồng rau đồi hỏi nhiều công chăm sóc. Do vậy, sẻ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của sản xuất rau của các nhóm hộ. Trong đó đặc biệt là nhóm hộ nghèo, chỉ có 1,5 lao động trồng rau/hộ.

Tuy nhiên để đánh giá một cách chính xác và toàn diện hơn về trình độ năng lực sản xuất của các nhóm hộ, chúng ta căn cứ thêm một chỉ tiêu nữa đó là chỉ tiêu về trình độ văn hóa của chủ hộ. Nhóm hộ nghèo là nhóm hộ có trình độ văn hóa thấp nhất, tỷ lệ không biết chữ cao nhất chiếm tỷ lệ 11,1%, trong khi đó nhóm hộ trung bình chỉ chiếm 2,1% và nhóm hộ khá là 1,1%. Đối với trình độ văn hóa cấp III, nhóm hộ nghèo chỉ chiếm tỷ lệ là 11,4%, trong khi đó nhóm hộ trung bình 15,4% và nhóm hộ khá là 58,2%. Như vậy, nhóm hộ nghèo là nhóm hộ có trình độ văn hóa là thấp nhất.

Trình độ văn hóa nó cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu kiến thức khoa học kỷ thuật, ảnh hưởng lớn đến khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất, việc sử dụng các yếu tố đầu vào, bố trí phân công lao động sao cho có hiệu quả nhất, đồng thời nó còn ảnh hưởng đến sự hiểu biết của chủ hộ, đến vấn đề an toàn thực phẩm và nhất là đối với người trồng Rau.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất rau trên địa bàn xã hương chữ-huyện hương trà-tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 28)