NGƯỜI TIÊU DÙNG 95%
4.3. Những khó khăn trong việc bán nấm rơm 1 Thuận lợ
4.3.1 Thuận lợi
- Xã Phú Lương là xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nấm Rơm, là một xã độc canh cây lúa, nguồn rơm rạ hàng năm rất dồi dào. Đây là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất nấm mà các hộ tận dụng sản xuất và làm giảm phần nào kinh phí trong sản xuất.
- Đặc biệt, ở xã Phú Lương, phần lớn người dân làm nông nghiệp. Lao động mang tính thời vụ, giải quyết được công ăn việc cho số lao động nhàn rỗi trong xã lại đảm bảo được tăng thu nhập đáng kể cho gia đình, cuộc sống được nâng cao.
- Trồng nấm không đặt nặng vấn đề kĩ thuật nên mọi người đều có thể tham gia sản xuất. Những năm gần đây, số hộ trồng nấm Rơm tăng lên, các hộ này nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương về vốn để thực hiện mở rộng quy mô nhằm nâng cao sản lượng nấm rơm của toàn xã.
- Vốn đầu tư cho hoạt động trồng nấm Rơm rất ít so với mức đầu tư cho các hoạt động, các ngành nghề khác, phù hợp với quy mô nông hộ. Do đó các hộ có thể dễ dàng tham gia và mở rộng quy mô sản xuất.
- Chu kì sản xuất nấm Rơm ngắn, khoảng 22 ngày/ lứa, thời gian quay vòng vốn nhanh, giúp hộ có nguồn thu nhập thường xuyên phục vụ cho cuộc sống thường ngày của gia đình.
- Đối với đầu ra sản phẩm, có thể xem sản phẩm nấm Rơm là loại được người tiêu dùng hiện nay ưa chuộng, bởi lẻ vì chất lượng của nó khá cao. Sản phẩm nấm Rơm cũng dễ vận chuyển, cũng ít bị hao hụt, sử dụng tốt trong ngày, do đó mà việc tiêu thụ nấm cũng được dễ dàng. Trên thị trường hầu như không có sản phẩm nấm Rơm của các tỉnh khác cạnh tranh, mà ngược lại sản phẩm nấm Rơm lại được xuất bán đi đến các tỉnh vùng lân cận, do đó mà đầu ra sản phẩm nấm hiện nay cũng được cải thiện nhiều hơn so với những năm trước.
- Hộ sản xuất được tập huấn kĩ thuật trồng nấm , tham gia xây dựng các mô hình sản xuất nấm, hiện tại HTX Phú Lương 1 đã sản xuất thành công nấm Linh Chi, Mộc Nhĩ, Sò, nấm Đùi Gà và đang từng bước chuyển giao công nghệ đến người dân.
- Hiện nay, chủ trương xây dựng làng nghề truyền thống trồng nấm Rơm ở xã Phú Lương đã tạo phấn khởi cho người dân. Những năm qua, cùng với kinh nghiệm, kết hợp với kĩ thuật, hiệu quả sản xuất của mỗi một gia đình cũng dần được cải thiện, góp phần vào chủ trương, chính sách mở rộng quy mô, phát triển ngành nghề, mang lại giá trị kinh tế, cũng như văn hóa xã hội cho người dân xã Phú Lương nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
4.3.2 Khó khăn:
- Kiến thức của người dân còn hạn chế, việc áp dụng kĩ thuật trồng nấm Rơm cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với những hộ mới bắt đầu vào nghề, còn thiếu nhiều kinh nghiệm.
- Sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu nên thường dẫn đến mất mùa vào những lúc trời lạnh, nhiệt độ có sự chênh lệch, hiện tượng gió lào… sẽ làm nấm hư hỏng, rủi ro cao.
- Việc đầu tư các yếu tố đầu vào, mở rộng quy mô của người dân vẫn còn thấp, chưa hợp lý. Mặc dù sản xuất nấm Rơm đầu tư không nhiều song với người dân thường hạn chế nguồn vốn nên gặp khó khăn nhất định trong sản xuất.
- Vấn đề về chất lượng meo giống cũng chưa hoàn toàn được đảm bảo, chưa có giống mới thật sự phù hợp với điều kiện, thời tiết địa phương, để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Người dân trồng nấm còn tự phát, mang tính thủ công, tư liệu sản xuất đơn giản. Chưa có sự liên kết với HTX trong việc nắm bắt thị trường, tìm hiểu thông tin về giá cả đầu ra để tránh bị ép giá của các nhà buôn.
- Công nghệ bảo quản nấm Rơm sau khi thu hoạch gặp nhiều khó khăn, bởi lẻ nấm Rơm là sản phẩm khó bảo quản lâu. Đồng thời, việc thiếu trang thiết bị bảo quản, công nghệ chế biến sau thu hoạch không có, các nhà máy, xưởng chế biến nấm Rơm đóng hộp trong địa bàn vẫn chưa có, nên lượng nấm thường được sử dụng bán cho người tiêu dùng trong ngày, tránh tình trạng hao hụt lớn trong khi bảo quản.
- Giá cả nấm thất thường nhất là vào các dịp lễ tết, đây là khó khăn lớn nhất của hộ vì khó có thể xác định được nhu cầu của thị trường để cung cấp sản phẩm. Nguyên nhân là do người sản xuất không có quyền quyết định giá mà hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường, quá trình sản xuất từ khâu cung ứng đầu vào cho tới đầu ra đều do tư thương điều hành, tình trạng ép giá thường xuyên xảy ra, giá cả thay đổi mạnh giữa các thời điểm trong năm.
Phần 5. Kết luận và kiến nghị
5.1. Kết luận
- Kết quả:
Trong quá trình tiếp xúc thực tế và lượng hoá kết quả nghiên cứu về hoạt động trồng nấm rơm tại xã Phú Lương huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên huế, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Phú Lương là một xã hội tụ rất nhiều yếu tố thuận lợi cho hoạt động trồng nấm rơm. Nếu tận dụng hợp lý điều kiện sẵn có của địa phương, người dân trồng nấm có thể tăng năng suất, tăng giá bán nấm.
- Hiệu quả
Tại xã Phương nghề trồng nấm đã đem lại cho người dân ở đây một cuộc sống ổn định, tăng thu nhập ngoài hoạt động trồng lúa và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Tác Động
Bên cạnh các thuận lợi thì hoạt động trồng nấm tại xã vẫn còn gặp một số tồn tại sau:
+Mỗi khi gặp thời tiết lạnh thì người dân trồng nấm không thể trồng nấm được, nếu trồng được thì năng suất không cao hoặc nấm không ra.
Giá bán nấm không ổn định khi cao khi thấp, vào những tháng nắng thì năng suất nấm cao nhưng giá bán nấm lại không cao.
+ Nguồn meo giống của người dân không ổn định, chất lượng meo giống không ổn định không đảm bảo năng suất trong hoạt động trồng nấm.
5.2. Kiến nghị
Từ thực tiễn nghiên cứu chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau: • Đối với địa phương
- Tiến hành quy hoạch tổng thể về chi tiết các hộ trồng nấm từng khu vực tại xã.
- Hỗ trợ, đẩy mạnh công tác khuyến nông đến tận thôn, xóm và hộ gia đình. - Thường xuyên tiến hành tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn, khuyến cáo người dân tham gia.
- Tăng cường liên hệ, liên kết giữa người dân và các cơ quan chuyên trách về phát triển nông thôn và phát triển trồng nấm tại xã, huyện nhằm xây dựng định hướng phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân.
- Có thể chủ động nguồn meo giống cho người dân và đảm bảo chất lượng meo giống.
- Tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng nấm để nâng cao chất năng suất nấm rơm.
- Thực hiện đúng kỹ thuật trồng nấm để nấm đạt được năng suất cao.
- Mạnh dạng đầu tư để phát triển thêm các vòm nấm nâng cao năng suất và thu nhập.
Tóm lại trồng nấm rơm mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững, là bước đệm phát triển kinh tế địa phương. Vì vậy mọi thành phần liên quan đều cần thực hiện tốt các đề xuất nêu trên để giải quyết triệt để những mặt tồn tại trong hoạt động trồng nấm tại xã.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo kinh tế xã hội năm 2009, 2010 của xã Phú Lương- Phú Vang- Thừa Thiên Huế.
[2]. Báo cáo thống kê xã Phú Lương- Phú Vang- Thừa Thiên Huế.
[3]. PGS.TS Nguyễn Hữu Đống, Nấm ăn-cơ sở khoa học và công nghệ môi trường.
[4]. Trần Thị Giang,Báo cáo phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm trên địa bàn xã Phú Lương– Phú Vang Tỉnh Thừa Thiên Huế,Trường Đại học Kinh Tế Huế,2007.