nhất định và được phân biệt với các cá thể khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó.
- Quan hệ giữa cá nhân và xã hội
Cá nhân và xã hội có mối quan hệ khắng khít tác động lẫn nhau. Quan hệ về lợi ích (trước hết là lợi ích kinh tế) là nền tảng của quan hệ cá nhân và xã hội.
+ Xã hội giữ vai trò quyết định đối với cá nhân, bởi vì:
Sự hình thành nhân cách của cá nhân chỉ có thể diễn ra trong những điều kiện xã hội nhất định và phụ thuộc vào những điều kiện đó.
Nhu cầu và lợi ích cá nhân chỉ hình thành và được thực hiện trong những điều kiện xã hội nhất định.
+ Sự phát triển của cá nhân có tác động trở lại sự phát triển của xã hội:
Cá nhân tích cực có vai trò thúc đẩy sự phát triển xã hội. nhất là những cá nhân kiệt xuất (vĩ nhân) có vai trò rất to lớn trong sự phát triển xã hội. Nhân cách và hoạt động của họ để lại dấu ấn rất sâu sắc trong lịch sử. Đó là những lãnh tụ cách mạng, những tướng tài, những nhà triết học, khoa học, những tài năng nghệ thuật.
Cá nhân tiêu cực có tác dụng kìm hãm sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, tác dụng kìm hảm của họ chỉ có tính chất tạm thời, vì xã hội phát triển theo quy luật khách quan không phụ thục ý chí cá nhân nào.
Trong các xã hội có giai cấp bóc lột, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội có mâu thuẫn gay gắt. Chủ nghĩa cá nhân, nhất là chủ nghĩa cá nhân cực đoan là một trở ngại lớn cho sự phát triển xã hội. Chúng ta đang phấn đấu xây dựng một xã hội, trong đó lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội được kết hợp hài hòa, tác động, thúc đẩy lẫn nhau cùg phát triển.
* Ý nghĩa phương pháp luận.
- Hiểu được vai trò quyết định của quần chúng nhân dân, tư đó xây dựng quan điểm quần chúng: tôn trọng và tin tưởng vào sức mạnh và khả năng to lớn của quần chúng, dựa vào quần chúng, phát huy nguồn sức mạnh tiềm tàng của quần chúng. Hiểu được quan điểm của Hồ Chủ tịch và Đảng ta: coi sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, người cán bộ là đầy tờ trung thành của nhân dân.
- Hiểu được vai trò to lớn của lãnh tụ, lựa chọn lãnh tụ có đủ tài đức để lãnh đạo phong trào. Tôn kính lãnh tụ, nhưng không được sùng bái cá nhân lãnh tụ. Tôn kính lãnh tụ là tình cảm đạo đức đúng đắn, xuất phát từ chỗ hiểu biết tài năng, phẩm chất và cống hiến của lãnh tụ. Trái lại, sùng bái cá nhân lãnh tụ xuất phát từ sự ngu dốt và mê tín, coi lãnh tụ là thần thánh, làm cho lãnh tụ xa rời quần chúng, phạm sai lầm sai lầm không khắc phục được.