Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần điện máy hóa chất Thanh Hóa.DOC (Trang 58 - 64)

- Về kế toán chi phí bán hàng:

Về tài khoản chi phí bán hàng, Chi nhánh nên chi tiết thành các tiểu khoản như sau:

TK 6411 Chi phí nhân viên theo dõi toàn bộ tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng, vận chuyển bốc dỡ hàng hóa tiêu thụ.

TK 6412 Chi phí vật liệu bao bì bao gồm các chi phí vật liệu, liên quan đến bán hàng chẳng hạn vật liệu bao gói, vật liệu dùng cho lao động của nhân viên ( giẻ lau, xà phòng...) vật liệu dựng cho sửa chữa quầy hàng...

TK 6413 Chi phí dụng cụ đồ dùng là loại chi phí cho dụng cụ dùng để cân đong đo đếm ...

TK 6414 Chi phí khấu hao tài sản cố định của bộ phận bán hàng TK 6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài

TK 6418 Chi phí bằng tiền khác là các chi phí phát sinh trong khi bán hàng ngoài các chi phí trên như chi phí tiếp khách, chi phí ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm hàng hóa, quảng cáo, chào hàng giới thiệu sản phẩm...

Chuyên đề thực tập TS. Trần Quí Liên

- Về kế toán giá vốn hàng bán

Công ty nên sử dụng phương pháp giá bình quân cuối kỳ để vừa đơn giản trong việc hạch toán, vừa xác định chính xác giá vốn hàng bán. Từ đó có thể tính chính xác doanh thu của chi nhánh cũng như toàn công ty. Đem lại cái nhìn tổng thể cho các nhà quản lý để điều hành hoạt động của công ty tốt hơn.

- Về kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Trong nền kinh tế thị trường, việc bán hàng đã trở thành một nghệ thuật kinh doanh, bán hàng như thế nào để thu hút khách hàng là một nhu cầu cấp bách đối với mỗi doanh nghiệp,đặc biệt là đối với doanh nghiệp thương mại.Vì vậy, Công ty cổ phần điện máy hóa chất Thanh Hóa nói chung và tại chi nhánh cần thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác bán hàng như: có chiết khấu thanh toán đối với khách hàng thanh toán sớm, chiết khấu thương mại đối với khách hàng mua hàng hoá với số lượng lớn..

Như vấy kế toán công ty sẽ hạch toán khi phát sinh chiết khấu như sau: Nợ 635: chiết khấu thanh toán

Nợ 111.112: số tiền thực thu

Có 131: tổng giá thanh toán phải thu ở người mua

Đối với khoản chiết khấu thương mại: Đây là khoản khách hàng được hưởng khi mua hàng hoá với khối lượng lớn và đây là hình thức khuyến khích khách hàng đến với doanh nghiệp mua hàng hoá với số lượng lớn.Khi phát sinh các khoản chiết khấu thương mại kế toán hạch toán như sau:

Nợ 521 Nợ 3331

Chuyên đề thực tập TS. Trần Quí Liên

Đối với giảm giá hàng bán:cũng tương tự như là chiết khấu bán hàng công ty có thể dựa vào một lý do nào đó để thực hiện giảm giá cho khách hàng, chẳng hạn như hàng kém phẩm chất, do khách hàng mua với số lượng lớn...Khi đó kế toán sẽ hạch toán như sau:

Nợ 532: giảm giá hàng bán Nợ 3331: thuế GTGT

Có 111,112: Số tiền giảm giá trả lại cho khách hàng

Có 131: ghi giảm nợ phải thu của khách( nếu khách hàng chưa thanh toán)

Đối với trường hợp hàng bán bị trả lại: Công ty có thể chấp nhận hàng bán bị trả lại trong một số trường hợp: hàng kém phẩm chất, không dúng quy cách hợp đồng...Trong trường hợp này kế toán hạch toán như sau:

(1) Nợ 531

Có 111,112,131 Theo giá bán chưa có thuế GTGT

(2) số tiền thuế GTGT của hàng bán bị trả lại cho khách: Nợ 3331

Có 111,112,131

(3) Các khoản chi phí liên quan đến hàng bán bị trả lại( nếu có) chẳng hạn như chi phí nhận hàng về, được hạch toán vào chi phí bán hàng, kế toán ghi:

Nợ 641

Có 111,112,141

(4)Phản ánh trị giá hàng bán bị trả lại: Nợ 156 (hàng về nhập kho) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ 157( hàng chưa về nhập kho) Trị giá xuất kho

Có 632

Cuối kỳ kết chuyển để tính doanh thu thuần: Nợ 511: giảm trừ doanh thu

Chuyên đề thực tập TS. Trần Quí Liên

Có 532: giảm giá hàng bán Có 521: chiết khấu thương mại

Như vậy nếu công ty thực hiện bán hàng có tính đến các khoản giảm trừ một cách hợp lý thì sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng đồng thời tính chính xác được doanh thu thuần của doanh nghiệp trong hoạt động bán hàng

- Về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Do hình thức kinh doanh thực tế tại Công ty nhiều khi phải mua hàng về kho để chuẩn bị cho hoạt động phân phối lưu thông tiếp theo. Việc này không tránh khỏi sự giảm giá thường xuyên, liên tục của hàng hoá trong kho.

Vì vậy, công ty nên dự tính khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trước vào giá vốn hàng bán phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn so gía ghi sổ của kế toán hàng tồn kho.Cuối kỳ Nếu kế toán nhận thấy có bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá thường xuyên cụ thể xảy ra trong kỳ kế toán tiến hành trích lập dự phòng.

Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm giúp Công ty bù đắp các thiệt hại thực tế xảy ra do hàng hoá tồn kho giảm giá, đông thời cũng để phản ánh giá trị thực tế thuần tuý hàng tồn kho của Công ty nhằm đưa ra một hình ảnh trung thực về tài sản của công ty khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán.

Công thức tính trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Mức lập

DFGGHTK ==

Số vtư, hàng hoá bị giảm giá tại tđiểm

lập

* Giá đơn vị ghi sổ

kế toán -

Giá đơn vị trên thị

trường

Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được phản ánh trên tài khoản 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Chuyên đề thực tập TS. Trần Quí Liên

- Căn cứ vào bảng tổng hợp về mức lập dự phòng giảm giỏ của các loại vật tư hàng hoá đã được duyệt, thẩm định của người có thẩm quyền doanh nghiệp, kế toán ghi:

Nợ TK 632 Có TK 159

- Theo quy định của bộ tài chính Nếu số trích lập cho năm kế hoạch bằng số dư của dự phòng năm trước thì không phải lập nữa.

- Nếu số lập DFGGHTK cho năm kế hoạch lớn hơn số dư trên TK 159 thì số lớn hơn đó sẽ trích lập tiếp tục.

Nợ TK 632 Có TK 159

Nếu số trích lập cho năm kế hoạch nhỏ hơn số dư trên TK 159 thì số chênh lệch giảm phải được hoàn nhập

Nợ TK 159 Có TK 632

Ví dụ: Trong tháng 10, kế toán tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:

Nợ TK 632: 10 000 000 Có TK 159 : 10 000 000

- Về lập dự phòng phải thu khó đòi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do phương thức bán hàng thực tế tại công ty cổ phần điện máy hóa chất Thanh Hóa có nhiều trường hợp khách hàng chịu tiền hàng. Bên cạnh đó việc thu tiền hàng gặp khó khăn và tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảm doanh thu của doanh nghiệp.

Vì vậy, Công ty nên tính toán khoản nợ có khả năng khó đòi, tính toán lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ.

Chuyên đề thực tập TS. Trần Quí Liên

Để tính toán mức dự phòng khó đòi, Công ty đánh giá khả năng thanh toán của mỗi khách hàng là bao nhiêu phần trăm trên cơ sở số nợ thực và tỷ lệ có khă năng khó đòi tính ra dự phòng nợ thất thu .

Đối với khoản nợ thất thu, sau khi xoá khỏi bảng cân đối kế toán, kế toán công ty một mặt tiến hành đòi nợ, mặt khác theo dõi ở TK004- Nợ khó đòi đã xử lý.

Khi lập dự phòng phải thu khó đòi phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của đơn vị nợ hoặc người nợ trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi.

Phải có đầy đủ chứng từ gốc, giấy xác nhận của đơn vị nợ, người nợ về số tiền nợ chưa thanh toán như là các hợp đồng kinh tế, các kế ước về vay nợ, các bản thanh lý về hợp đồng, các giấy cam kết nợ để có căn cứ lập các bảng kê phải thu khó đòi

Phương pháp tính dự phòng nợ phải thu khó đòi: Số DPPTKĐ cho

tháng kế hoạch của khách hàng đáng ngờ i

= Số nợ phải thu của

khách hàng i *

Tỷ lệ ước tính không thu được của

khách hàng i Ta có thể tính dự phòng nợ PT khó đòi theo phương pháp ước tính trên doanh thu bán chịu.

Số DFPTKĐ lập cho tháng kế hoạch = Tổng doanh thu bán chịu * Tỷ lệ phải thu khó đòi ước tính Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được theo dõi ở TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi.

Cách lập được tiến hành như sau: Căn cứ vào bảng kê chi tiết nợ phải thu khó đòi, kế toán lập dự phòng:

Chuyên đề thực tập TS. Trần Quí Liên

Có TK 139: Mức dự phòng phải thu khó đòi

Thực tế tại công ty cổ phần điện máy hóa chất Thanh Hóa, khách hàng của công ty rất nhiều không thể đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng vì mỗi một nhân viên bán hàng thì có hàng chục khách hàng.

Ở đây, ta có thể lập dự phòng phải thu khó đòi dựa trên sự đánh giá về khă năng thu tiền hàng của nhân viên bán hàng.

- Về việc hạch toán khấu hao TSCĐ

Trong tháng 10 công ty không trích lập khấu hao TSCĐ để tính vào chi phí kinh doanh. Điều này hơi bất thường. Hoặc công ty không tính chi phí khấu hao này hoặc do kế toán có sai sót trong việc hạch toán. Công ty nên xem xét lại vấn đề này để có thể tính chính xác chi phí bán hàng. Từ đó có thể xác định kết quả kinh doanh một cách chính xác nhất để đưa ra những quyết định quản lý đúng đắn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần điện máy hóa chất Thanh Hóa.DOC (Trang 58 - 64)