Chính sách liên kết trong sản xuất theo mô hình

Một phần của tài liệu Lợi thế so sánh đối với mặt hàng dừa ở Việt Nam hiện nay.DOC (Trang 52 - 63)

5. Nội dung nghiên cứu

3.3.2.4. Chính sách liên kết trong sản xuất theo mô hình

Để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm dừa đồng thời phối hợp, thống nhất hành động giữa các doanh nghiệp trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối tác trong bối cảnh hội nhập và tự do hoá thương mại, các Hiệp hội ngành hàng đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết các doanh nghiệp và làm chức năng cầu nối giữa Nhà nước với các doanh nghiệp. Hiện nay, trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu dừa đã có hiệp hội trồng dừa đóng góp một phần to lớn trong quá trình kinh doanh và xuất khẩu ra nước ngoài

Trong thời gian tới, ngoài Hiệp hội trồng dừa, cần xem xét thành lập các Hiệp hội chuyên về nghiên cứu chế biến và bảo quản các sản phẩm dừa. Giữa các Hiệp hội này cần xây dựng quy chế liên kết, phối hợp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất và tiêu sản phẩm chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chính như: Xác định phương hướng phát triển sản xuất, kinh doanh, phổ biến và khuyến khích các thành viên áp dụng tiến bộ khoa kỹ thuật vào sản xuất; Nhận định tình hình sản xuất, giá cả thị trường, đề ra phương thức liên kết và hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tự nguyện của các thành viên; Cung cấp thông tin về thị trường giá cả, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, đóng gói,... của các nước cho các thành viên thông qua các tạp chí định kỳ, website của Hiệp hội; Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức cho các thành viên tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, hội chợ triển lãm, tham quan, khảo sát thị trường trong và ngoài nước; Bảo vệ quyền lợi hội viên; Phản ánh nguyện vọng của các thành viên đến các cơ quan Nhà nước, đề xuất với Chính phủ phương hướng phát triển, cơ chế quản lý ngành hàng, các chính sách, giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hoá...

Để tạo điều kiện cho hoạt động của các Hiệp hội, cần có văn bản pháp quy của Nhà nước quy định cơ chế phối hợp hoạt động giữa các Bộ ngành

liên quan với các Hiệp hội, giữa các Hiệp hội với nhau và giữa các thành viên trong Hiệp hội. Tăng cường năng lực cho các Hiệp hội ngành hàng để làm vai trò thống nhất hành động giữa các thành viên trong sản xuất, kinh doanh, xúc tiến thương mại...

Mô hình liên kết Hợp tác:

Trong bối cảnh sản xuất hàng hoá phát triển, sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường gay gắt, việc liên doanh, liên kết sẽ tạo điều kiện cho các hợp tác xã nâng cao năng lực, sản xuất theo quy hoạch và có kế hoạch; tiết kiệm được mức chi phí sản xuất dẫn đến giảm giá thành sản phẩm; tạo khả năng cạnh tranh để thúc đẩy sản xuất phát triển; ổn định giá cả ngay từ đầu vụ thông qua việc thực hiện các hợp đồng kinh tế chính thức...

Để đạt hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh nông sản nói chung, sản phẩm dừa nói riêng, cần chú trọng đến vấn đề nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn cho cán bộ HTX, các hộ gia đình sản xuất dừa tổ chức liên kết tạo nên các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng, phù hợp với nhu cầu phát triển của từng địa bàn. Liên doanh, liên kết giữa các hợp tác xã để giải quyết các vấn đề: cung ứng vật tư hỗ trợ sản xuất nuôi trồng dừa; tổ chức các hoạt động khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ vào sản xuất; dịch vụ tín dụng nội bộ; góp vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo quản, chế biến, tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm, tạo nguồn hàng lớn cho thị trường... góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trong quá trình hội nhập kinh tế, hàng hoá và dịch vụ xuất, nhập khẩu có khả năng cạnh tranh cao về giá cả và chất lượng, sức mua của khu vực nông thôn ngày càng tăng, các HTX sẽ là đầu mối quan trọng liên kết nhiều công đoạn của quá trình sản xuất, tiêu thụ. Do đó, các hợp tác xã cần chủ động tiếp

cận các đối tác thương mại và đầu tư theo hướng vừa liên kết, vừa cạnh tranh. Chú trọng đẩy mạnh việc liên kết không chỉ giữa các hợp tác xã với nhau mà còn giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cả về vốn, tổ chức và sản xuất, kinh doanh, thị trường; từng bước phát triển các liên hiệp hợp tác xã với quy mô và hình thức đa dạng như liên kết tổ chức sản xuất, bảo quản giống cây trồng; liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm...

Mô hình liên kết vệ tinh với vai trò lãnh đạo là các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu:

Để phát triển sản xuất dừa quy mô lớn, đa dạng, có năng suất và chất lượng cao, định hướng thị trường, cần đẩy mạnh sản xuất - tiêu thụ thông qua hợp đồng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và người sản xuất (hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại hoặc đại diện hộ nông dân), trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Do đó, cần khuyến khích các doanh nghiệp chủ động, tích cực triển khai ký kết hợp đồng với người sản xuất, tạo nên sự tin cậy giữa hai bên, gắn kết chặt chẽ trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên trong việc thực hiện hợp đồng; gắn sản xuất với bảo quản, sơ chế, chế biến hàng hoá, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Dựa trên điều kiện sinh thái của từng vùng, các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương quy hoạch lại vùng sản xuất, xác định để phát triển các giống dừa có tiềm năng, đem lại giá trị cao và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp ký kết hợp đồng với người sản xuất ngay từ đầu vụ với nhiều hình thức như: ứng trước vốn, vật tư nông nghiệp (giống, phân bón), hỗ trợ về kỹ thuật canh tác, công nghệ bảo quản, sơ chế và mua lại sản phẩm

Doanh nghiệp và nông dân cần nhận thức rõ được tầm quan trọng của sự liên kết để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ là con đường duy

nhất để tồn tại trong nền kinh tế hội nhập, trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt về chất lượng và giá cả của thị trường khu vực và thế giới.

Để phát triển hình thức liên kết sản xuất - tiêu thụ giữa doanh nghiệp và người nông dân, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách tạo điều kiện cho cả hai phía đồng thời khuyến khích các hộ nông dân hình thành các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện làm vệ tinh cho doanh nghiệp.

Mô hình liên doanh với doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài:

Tiến trình hội nhập kinh tế tạo điều kiện cho hàng nông sản nói chung và mặt hàng dừa nói riêng của Việt Nam hướng mạnh ra xuất khẩu đồng thời đem lại cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Cơ chế chính sách ngày càng đổi mới theo hướng phù hợp với các thông lệ quốc tế sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài tăng thêm đầu tư vào ngành nông nghiệp. Mặt khác, việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao giá trị hàng hoá, tăng cường đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn cũng mở ra những cơ hội để thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.

Để xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá mạnh, đa dạng và bền vững; áp dụng khoa học kỹ thuật làm ra các sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, cải thiện đời sống của người nông dân, đòi hỏi phải huy động mọi nguồn lực kể cả nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Cần hướng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào việc phát triển công nghệ sinh học để tạo ra giống mới có năng suất, chất lượng cao; đổi mới công nghệ bảo quản, chế biến để tăng giá trị sản phẩm.

Các mô hình sản xuất có thể với các hình thức: huy động 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.

Để có thể đầu tư theo hướng trên, cần phải tiến hành rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất dừa của từng địa phương và xác định rõ mục tiêu phát triển. Trên cơ sở đó, các ngành, các cấp xây dựng Danh mục dự án ưu tiên gọi vốn đầu tư nước ngoài và xây dựng phương án huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để làm cơ sở đề xuất chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Các địa phương cần chủ động xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn để tạo địa bàn tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài một cách thuận lợi. Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước để đẩy mạnh chuyển giao công nghệ nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành dừa Viẹt Nam, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tích cực dùng nguyên liệu hoặc máy móc thiết bị, sản phẩm phụ trợ do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất .

KẾT LUẬN

Việc xác định và đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế so sánh là vấn đề bức thiết đối với tất cả các quốc gia trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay. Tận dụng nguồn tài nguyên đất đai và khí hậu thuận lợi ở nước ta, xuất khẩu hoa quả nói chung là một chiến lược đúng đắn và có nhiều tiềm năng. Cây dừa là một loại cây có khả năng tạo ra công ăn việc làm lớn nhất mà không có một loại cây nào có được. Đó là lợi thế lớn nhất mà Việt Nam cần khai thác ở loại cây này. Nó đóng vai trò to lớn trong xã hội cũng như giá trị kinh tế và đối với vấn đề môi trường của cộng đồng như đã phân tích ở trên. Chính vì thế, trong những năm tới việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dừa của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội được mở rộng vươn xa trên thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “Kinh tế quốc tế”, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân – 2/2008 2. Viện nghiên cứu phát triển TP HCM,

website: http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn

bài viết “Xác định lợi thế so sánh của các ngành kinh tế trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Hệ số lợi thế so sánh trông thấy”, 3/2004

3. Paul R. Krugman – Maurice Obstfeld “ Kinh tế học quốc tế - Lý thuyết và chính sách” – NXB Chính trị Quốc gia

4. Nguyễn Phương Nam “ Thị trường xuất khẩu rau quả”- NXB Thống kê 2005

5. Trang web Rau hoa quả Việt Nam: www.rauhoaquavn.vn

6. GS.TS. Nguyễn Thường Lạng – Đại học Kinh tê quôc dân “Đánh giá lợi thế so sánh mặt hàng cà phê và những vấn đề đặt ra”

7. Website sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre: www.dost-bentre.gov.vn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ... 1

2. Mục đích của đề tài ... 2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ... 2

4. Phương pháp nghiên cứu ... 3

5. Nội dung nghiên cứu ... 3

Chương 1: Tổng quan về lợi thế so sánh và vận dụng đối với mặt hàng dừa ở Việt Nam hiện nay ... 5

1.1. Cơ sở lý luận ... 5

1.1.1. Tổng quan về thương mại quốc tế và lợi thế so sánh ... 5

1.1.2. Căn cứ để tính lợi thế so sánh ... 6

1.1.2.1. Quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo ... 6

1.1.2.2. Lý thuyết của Heckscher – Ohlin về lợi thế tương đối ... 9

1.1.2.3. Lý thuyết của Haberler về lợi thế tương đối ... 11

1.1.2.4. Balassa với công thức tính hệ số của lợi thế so sánh RCA .... 15

1.2. Lợi thế so sánh của mặt hàng hoa quả nói chung và mặt hàng dừa nói riêng. ... 16

1.2.1. Lợi thế về điều kiện tự nhiên ... 16

1.2.2. Lợi thế về nguồn lao động, chi phí sản xuất và chế biến ... 17

1.2.3. Lợi thế về mức độ cung cấp sản phẩm dừa ... 17

1.3. Sơ lược ngành sản xuất và xuất khẩu dừa ở Việt Nam ... 19

1.3.1. Vai trò của ngành sản xuất và xuất khẩu dừa ... 19

1.3.1.1 Vai trò xã hội: ... 19

1.3.1.3 Vai trò kinh tế của cây dừa đối với đời sống cộng đồng: ... 20

1.3.2. Đặc điểm ngành sản xuất dừa ở nước ta ... 21

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất và xuất khẩu dừa ở nước ta .... 22

1.3.3.1. Năng lực sản xuất ... 22

1.3.3.2 Chi phí và giá cả ... 23

1.3.3.3 Chất lượng ... 23

1.3.3.4 Tổ chức tiêu thụ và xuất khẩu ... 24

Chương 2. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu dừa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ... 26

2.1. Kết quả tình hình xuất khẩu ... 26

2.1.1. Về thị trường xuất khẩu ... 26

2.1.2. Về cơ cấu chủng loại và chất lượng sản phẩm ... 29

2.1.3. Về giá cả sản phẩm ... 33

2.1.4. Về đội ngũ tham gia xuất khẩu dừa của Việt Nam ... 35

2.2. Đánh giá chung ... 41

2.2.1. Ưu điểm và triển vọng của ngành sản xuất và xuất khẩu dừa trong những năm tới ... 41

2.2.1.1. Ưu điểm ... 41

2.2.1.2. Triển vọng trong thời gian tới ... 42

2.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân ... 43

2.2.2.1. Những tồn tại ... 43

2.2.2.2. Nguyên nhân ... 44

Chương 3. Kinh nghiệm xuất khẩu dừa của Philippines và Indonesia và giải pháp cho Việt Nam ... 45

3.1. Kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu dừa của Indonesia ... 45

3.2. Kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu dừa của Philippines ... 46

3.3.1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp ... 48

3.3.1.1. Nâng cao chất lượng dừa và đa dạng các sản phẩm chế biến từ dừa nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh ... 48

3.3.1.2. Tăng cường tìm hiểu, cập nhật thông tin về thị trường ... 49

3.3.1.3. Đẩy mạnh xây dựng và quảng bá thương hiệu ra thị trường 49

3.3.2. Giải pháp từ phía Nhà nước ... 50

3.3.2.1. Hoàn thiện việc quy hoạch nguồn lực, mạng lưới chế biến, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu sản phẩm dừa ... 50

3.3.2.2. Nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ đối với doanh nghiệp xuất khẩu ... 51

3.3.2.3. Đẩy mạnh chiến lược tổng thể về hội nhập, đàm phán tham gia các hoạt động thương mại song phương ... 52

3.3.2.4. Chính sách liên kết trong sản xuất theo mô hình ... 52

KẾT LUẬN ... 58

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1: Chi phí sản xuất...7 Bảng 1.2: Chi phí so sánh...7 Hình 1.3 : Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động của 2 quốc gia...9 Hình 1.4 Quá trình hình thành giá cả sản phẩm của H-O...10 Bảng 1.5: Các phương án cắt giảm thép để sản xuất cả vải của Anh và Mỹ...13 Hình 1.6: Đường giới hạn khả năng sản xuất của Mỹ và Anh...13 Hình 1.7 Lợi ích từ trao đổi mậu dịch quốc tế...15 Bảng 1.8 Thị trường xuất khẩu dừa và chế phẩm từ dừa 5 tháng đầu năm 2009...27 Bảng 1.9 Thị trường xuất khẩu dừa và chế phẩm từ dừa 10 tháng/2009...27 Hình 1.10 Tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm dừa năm 2009...29 Bảng 1.11 Tthị trường xuất khẩu dừa trong tháng 11/2006...36 Bảng 1.12 Các doanh nghiệp xuất khẩu dừa khô trong tháng 11/2006 ...36 Bảng 1.13 Các doanh nghiệp xuất khẩu cơm dừa trong tháng 11/2006 ...37 Bảng 1.14 Doanh nghiệp xuất khẩu dừa tháng 11/2007...38 Bảng 1.15 Các quốc gia xuất khẩu dừa chủ yếu trên thế giới...45

Một phần của tài liệu Lợi thế so sánh đối với mặt hàng dừa ở Việt Nam hiện nay.DOC (Trang 52 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w