0
Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng kế hoạch

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC(NSNN) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC MÊ TỈNH HÀ GIANG.DOC (Trang 33 -40 )

Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng kế hoạch của phòng tài chính – kế hoạch

* Những thuận lợi.

Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của huyện Uỷ, HĐND và UBND huyện cùng sự chỉ đạo hướng dẫn của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch – Đầu tư Tỉnh Hà Giang . Sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp Đảng Uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức và các hội đoàn thể, sự ủng hộ của ngưới lao động và nhân dân toàn huyện.

Đặc biệt là những thành tựu quan trọng và bài học kinh nghiệm của những năm đổi mới tiếp tục được khẳng định và phát huy, cùng với sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của Tỉnh về mọi mặt nhằm xây dựng Bắc Mê trở thành huyện kinh tế trọng điểm của Tỉnh. Nhờ vậy trong những năm qua kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao và toàn diện, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, các vùng đều có bước phát triển. Tổng sản phẩm trong huyện (GDP) trong 5 năm ( 2001 – 2005 ) tốc độ tăng trưởng bình quân ước đạt 17,32% / năm, vượt 2,32% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI đề ra. Huy động nội lực thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, tạo điều kiện quan trọng cho sự phát triển giai đoạn tiếp theo. Với những kết quả thành tựu đạt được của những năm trước đã tạo thêm sức mạnh và niềm tin cho toàn Đảng và toàn dân thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra.

Bên cạnh đó hệ thống chính trị của Đảng bộ không ngừng được củng cố vững chắc, năng động, sáng tạo, phát huy sức mạnh đoàn kết có ý chí quyết tâm vượt qua mọi thách thức hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng

thời đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở ngày càng được nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm qua nhiều năm công tác am hiểu sâu chính sách của Đảng và Nhà nước.

* Những khó khăn.

Bắc mê vẫn còn là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, hạ tầng cơ sở còn nhiều yếu kém, chưa đồng bộ, trình độ nhận thức giữa các dân tộc, giữa các vùng không đồng đều, các vấn đề xã hội còn nhiều bất cập cần phải quan tâm giải quyết. Sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá còn thấp, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động của thị trường, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn đặc biệt là các đồng bào dân tộc vùng cao.

Tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý có hướng gia tăng. Đặc biệt thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, dịch cúm gia cầm, sự biến động phức tạp của giá cả thị trường, sự tăng giá của các mặt hàng…gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ đầu tư, xây dựng, sản xuất và đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực điều hành quản lý của cán bộ vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, sự chuyển biến nhận thức chưa thực sự đều ở một số địa phương, cơ sở kể cả một số ngành ở huyện.

Chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp để thúc đẩy chương trình phát triển. Công tác quản lý quy hoạch, quản lý địa bàn của một số cơ sở còn yếu, công tác cải cách thủ tục hành chính chất lượng, hiệu quả chưa cao, tiến độ triển khai tại các xã, thị trấn còn chậm, điều kiện cho việc thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính còn thiếu thốn, giải quyết đơn thư còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân.

Mặc dù vậy, với trách nhiệm của mình cán bộ viên chức của ngành từ huyện đến xã đã có nhiều nỗ lực tranh thủ sự chỉ đạo của cấp lãnh đạo, khai thác thuận lợi, khắc phục khó khăn thực hiện nhiệm vụ.

* Quá trình xây dựng kế hoạch trong những năm gần đây - Quy trình xây dựng kế hoạch 5 năm.

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bắc Mê tiến hành xây dựng qui trình kế hoạch của đơn vị theo từng bước như sau:

*Bước một: Thu thập và sửt lý thông tin của kế hoạch 5 năm trước, sau đó đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của 5 năm trước về các mặt như: Kết quả đạt được, những mặt tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

Để thực hiện phòng cùng phối hợp với các ban ngành đoàn thể trên địa bàn huyện và kết hợp với UBND các xã tiến hành khảo sát, thu thập số liệu thông qua các cuộc điều tra, thống kê theo yều cầu khi xây dựng kế hoạch cho từng lĩnh vực, trên cơ sở các báo cáo thực hiện của các ban ngành và cơ sở. Từ đó xây dựng thành một bản hệ thông số liệu đầy đủ phục vụ cho quá trình lập kế hoạch .

Trên cơ sở các số liệu và thông tin đã thu thập được tiến hành sử lý và đánh giá từng thông tin và số liệu phù hợp với những thông tin cần thu thập, từ đó hoàn chỉnh một bản số liệu và thông tin phục vụ cho xây dựng kế hoạch 5 năm tiếp theo.

*Bước hai: Dự báo các phương án phát triển trong 5 năm tới và lập kế hoạch cụ thể.

Từ những số liệu và thông tin thu thập được. Đặc biệt là qua xử lý phân tích đánh giá thông tin như ở bước một, mỗi lĩnh vực tiến hành xây dựng kế hoạch cho giai đoạn sau cụ thể:

- Rút ra những thuận lợi và khó khăn của địa phương, cũng như lợi thế và tiềm năng của huyện nhà.

- Đưa ra những mục tiêu tổng quát từ đó triển khai thành những chỉ tiêu cụ thể cho kế hoạch tới, chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu mang tính định hướng và mang tính định lượng tuỳ thuộc từng lĩnh vực công việc.

- Đề ra các giải pháp, biện pháp để thực hiện, mỗi giải pháp phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, từng lĩnh vực cụ thể và những quy định của nhà nước, dự kiến kinh phí để thực hiện.

- Trên cơ sở bản dự thảo kế hoạch đã xây dựng được trình ban lãnh đạo phòng, lãnh đạo phòng tiến hành tổ chức cuộc họp cơ quan lấy ý kiến thảo luận trong cán bộ công chức để thống nhất thực hiện.

- Hoàn thiện bản kế hoạch theo từng lĩnh vực gửi các ngành, lãnh đạo huyện tham gia ý kiến trở thành văn bản chính thức.

*Bước ba: Giao kế hoạch.

Dựa trên văn bản kế hoạch cho toàn huyện được xây dựng cho mỗi bộ phận trên cơ sở của bản kế hoạch đã được hoàn chỉnh ở bước hai, cụ thể hoá từng chỉ tiêu tổng quát, và một số giải pháp theo từng vùng chi tiết cho từng đơn vị.

*Bước bốn: Tổ chức thực hiện và quy định thời gian báo cáo:

Sau khi thực hiện ba bước trên, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bắc Mê tiến hành họp và cùng chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể, các ban ngành có liên quan cùng thực hiện hoàn thành kế hoạch đề ra.

Phân công trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên chức trong cơ quan thực hiện, đôn đốc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện công tác theo mức độ hoàn thành của từng cán bộ trong dịp phân loại công chức cuối năm.

Quy định chế độ báo cáo đối với cơ sở, tuỳ quy mô của từng báo cáo, chế độ báo cáo là 6 tháng, năm và quá trình 5 năm.

Mặt khác ngoài bốn bước như đã nêu, khi xây dựng kế hoạch về lĩnh vực sắp xếp của mỗi cán bộ phải xây dựng kế hoạch công tác trong tháng, quý, năm cần làm những gì để báo cáo lãnh đạo có chế độ phân bố hợp lý trong công việc nhằm thực hiện kế hoạch một cách song suốt. Ngoài ra còn căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và biến động chung về tình hình kinh tế chung của cả nước để điều chỉnh kế hoạch và lãnh đạo phòng điều phối công việc cho phù hợp với thực tế.

- Quy trình xây dựng kế hoạch hàng năm.

Kế hoạch hàng năm là bước cụ thể hoá của kế hoạch 5 năm và được tiến hành theo các bước như sau:

- Bước một: xác định các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp gửi các ban, ngành, các xã, thị trấn.

Xây dựng kế hoạch năm trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của năm trước(năm báo cáo): 6 tháng, 9 tháng, dự ước thực hiện cả năm.

Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm tiếp theo(năm kế hoạch). Căn cứ vào kế hoạch của tỉnh, tình hình thực hiện kế hoạch của mình(năm báo cáo) để xây dựng kế hoạch năm.

- Bước hai: Tổ chức hội nghị kế hoạch toàn ngành để hướng dẫn kế hoạch và cung cấp các thông tin cần thiết để các đơn vị khác, các xã, thị trấn tiếp tục hoàn thiện xây dựng kế hoạch năm.

- Bước ba: Các đơn vị, xã, thị trấn báo cáo kế hoạch năm trình Uỷ Ban Nhân Dân huyện, tổng hợp kế hoạch toàn huyện gửi Sở Kế hoạch - Đầu tư.

- Bước bốn: Giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.

- Bước năm: Triển khai tổ chức thực hiện, theo dõi, thực hiện chế độ báo cáo kế hoạch hàng tháng, quý, năm. Đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch tháng, quý tiếp theo.

- Phương pháp xây dựng kế hoạch từ thông bản có sự tham gia của người dân(VDP).

Lập kế hoạch từ cơ sở có người dân tham gia tức là người dân thảo luận, đánh giá những khó khăn trở ngại các nguồn lực cần thiết có thể huy động. Từ đó đề ra mục tiêu phát triển lâu dài, xác định những hoạt động hàng năm nhằm đạt được những mục tiêu và phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các bước xây dựng kế hoạch theo phương pháp này như sau:

- Bước một: Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội thôn, bản. Gồm các nội dung:

+ Thu thập thông tin

+ Phân tích và xử lý thông tin

Gồm các nội dung:

+ Xác định các mục tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. + Lựa chọn thứ tự ưu tiên

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động cho kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm ( có sự tham gia của người dân) tại thôn, bản.

- Bước ba: Tổng hợp kế hoạch ở các cấp.

+ Tổng hợp kế hoạch từ các thôn bản đến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã.

+ Tổng hợp kế hoạch các xã đến xây dựng kế hoạch của huyện. - Bước bốn: Thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch .

+ Trình tự thẩm định và phê duyệt được thực hiện theo phân cấp của các đơn vị hành chính Nhà nước theo nguyên tắc : Thẩm định kế hoạch từ “ dưới” lên “trên”.

+ Phê duyệt và giao kế hoạch thực hiện từ “trên” xuống “dưới”.

- Bước năm: Tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát các hoạt động thực hiện chế độ báo cáo.

- Bước sáu: Đánh giá kế hoạch năm, xây dựng kế hoạch năm tiếp theo. - Những kết quả đạt được.

Qúa trình tự xây dựng kế hoạch như trên, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bắc Mê nhận thấy rằng quá trình xây dựng kế hoạch như trên nó theo một trình tự lôgic đảm bảo được thông tin hai chiều trong quá trình xây dựng kế hoạch, phát huy được tính chủ động trong công việc cho mỗi cán bộ trong cơ quan. Đặc biệt vai trò lãnh đạo được đề cao tạo thành một hệ thống quy trình đồng bộ. Do vậy những năm qua nhờ trình tự xây dựng kế hoạch như đã nêu đã đạt được một số kết quả đáng kể như:

*Về chương trình phát triển: Quan tâm đầu tư thực hiện quy hoạch và đầu tư bằng các chương trình, dự án huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, khai thác triệt để thế mạnh, lợi thế của địa phương đến nay bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất tinh

thần của nhân dân được nâng lên. Mạng lưới dịch vụ thương mại nông thôn đã được hình thành góp phần đẩy nhanh quá trình đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở nông thôn, ổn định định canh, định cư, đời sống đaị bộ phận nông dân được cải thiện rõ rệt.

Các thành phần kính tế hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, được phát huy, trong đó kinh tế Nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo, kinh tế dân doanh, hợp tác xã đóng vai trò quan trọng là hạt nhân thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá góp phần củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất Xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp nông thôn.

*Công tác thu chi ngân sách: Phòng đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung thu ngân sách bằng các biện pháp, tăng cường quản lý chi ngân sách, thực hiện chi tiết kiệm, cơ cấu lại các khoản chi, đáp ứng nhu cầu chi, tăng chi cho đầu tư phát triển nhất là chi các chương trình kinh tế trọng điểm, vùng đặc biệt khó khăn, chi thực hiện các chính sách xã hội… Năm 2005 thu ngân sách từ các sắc thuế trên địa bàn ước đạt 12 tỷ đồng(đạt 100% kế hoạch giao) chi ngân sách địa phương đạt 97,063 tỷ đồng đạt 98% kế hoạch. Thu ngân sách tăng bình quân 22,7%/năm, năm 2006 đạt 12,5 tỷ đồng, tăng 2,78 lần so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI. Tổng chi ngân sách Nhà nước 23,8%/năm, quản lý và khác tốt các nguồn thu từ đất, nguồn thu ngân sách từ kinh doanh công thương nghiệp - dịch vụ.

*Về chương trình thu hút đầu tư: Đồng thời với việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, khai thác nội lực và thu hút đầu tư từng bước được điều chỉnh và phát huy hiệu quả. Đến hết năm 2004 đã có 10 chương trình đầu tư trên dịa bàn huyện, có 7 chương trình đã triển khai thực hiện trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp với tổng giá trị ước đạt 76,5 tỷ đồng. Trong 5 năm 2001 – 2005 đã huy động được 2987 tỷ đồng cho đầu tư phát triển đã đầu tư xây dựng được 635 công trình, giá trị năng lực mới tăng thêm đạt trên 180 tỷ đồng.

*Công tác quy hoạch và giải phóng mặt bằng: Đã lập xong dự án quy hoạch chung điều chỉnh thị trấn huyện. Triển khai xây dựng công trình theo phương thức đổi đất lấy cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là đã làm tốt công tác quy hoạch cho các công trình phúc lợi như nhà Văn hoá, trường học…Giải phóng mặt bằng . Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư triển khai dự án đúng tiến độ.

* Các chương trình mục tiêu:

- Các dự án giảm nghèo: Đẩy nhanh tiến độ thi công các công triình xây dựng cơ bản, mô hình nông nghiệp và hợp phần ngân sách phát triển xã. Trong năm 2005đã tiến hành mở và xét 17 gói thầu với 24 công trình( nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng 21 công trình) với tổng giá trị hợp đồng 6,1 tỷ đồng. bàn giao gần 600 bộ bàn ghế học sinh, giáo viên tiểu học, mẫu giáo cho các xã vùng dự án được đâud tư lớp học, dự toán các doanh mục công trình năm 2006 đã được Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh duyệt; bàn giao 81 túi thuốc y tế 24 con bò giống, 152 con dê, 60 con lợn, 1400 con gà và bốn tủ sách khuyến nông với trên 9000 đầu sách các loại về trồng trọt, chăn nuôi cho các xã vùng dự án.

- Chương trình 24 bản đặc biệt khó khăn: Xây dựng nương định canh và khai hoang ruộng ở các xã vùng III với tổng vốn đầu tư 138 triệu đồng, đầu tư xây dựng công trình cấp nước thuộc các xã con nhiều khó khăn ( hiện nay đã nghiệm thu, bàn giao sử dụng). Hỗ trợ xoá nhà tạm cho 50 hộ với tổng vốn

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC(NSNN) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC MÊ TỈNH HÀ GIANG.DOC (Trang 33 -40 )

×