5. Kết cấu của chuyên đề:
2.3.3. Đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo:
* Hiệu quả về kinh tế :
Sau hơn 6 năm hoạt động PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã tập trung được các chương trình tín dụng chính sách có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước theo mục tiêu xoá đói giảm nghèo về một đầu mối và quản lý thống nhất theo chủ trương chính sách của Chính phủ. Sáu năm qua kênh tín dụng chính sách dư nợ tăng 1,33 lần so với năm 2004 là thời điểm bàn giao khi thành lập NHCSXH. Hoạt động cho vay hộ nghèo đã dựa vào
các tổ chức chính trị - xã hội theo phương thức uỷ thác từng phần. Một mặt các tổ chức chính trị - xã hội có màng lưới rộng lớn đến tận địa bàn thôn, xóm, xã các cán bộ tổ chức hội sống gần dân, hiểu dân, có kinh nghịêm trong công tác quần chúng. Việc thực hiện uỷ thác qua các tổ chức hội đã tận dụng được bộ máy cán bộ, tiết kiệm đáng kể chi phí quản lý xã hội, tạo điều kiện cho ngân hàng và các tổ chức chính trị - xã hội lồng ghép có hiệu quả chương trình tín dụng và các chương trình văn hoá - xã hội đạt kết quả cao hơn.
Qua thanh tra, kiểm tra của nhiều đoàn thuộc các ngành, các cấp và của nội bộ NHCSXH đã cho thấy vốn của NHCSXH đã trực tiếp đến tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, vốn vay được sử dụng đúng theo mục đích xin vay, đã và đang phát huy hiệu quả kinh tế. Một số xã đã lồng ghép với các chương trình kinh tế xã hội khác như : khuyến nông, khuyến diêm, khuyến ngư...nên vốn vay đã phát huy hiệu quả thiết thực.
* Hiệu quả về mặt xã hội:
Hoạt động của PGD NHCSXH Giao Thuỷ đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, phát huy tiềm lực đất đai, ngành nghề, tạo điều kiện sản xuất, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi và tình trạng bán lúa non, bán cầm cố ruộng đất ở nông thôn, đời sống dân nghèo được cải thiện góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội đất nước.
Sau hơn 6 năm hoạt động vốn của NHCSXH đã góp phần giúp cho nhiều hộ vay vốn thoát khỏi ngưỡng đói nghèo theo chuẩn mực của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và nhiều hộ nghèo khác đang trên đà vươn lên thoát khỏi đói nghèo trong vài chu kỳ sản xuất tới.
Thực hiện kênh tín dụng đối với hộ nghèo đã thể hiện tính nhân văn, nhân ái và lương tâm trách nhiệm của cộng đồng đối với người nghèo, góp phần củng cố khối liên minh công nông và thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, nâng cao vị thế của NHCSXH, giúp Hội đồng quản trị NHCSXH và các nhà hoạch định chính sách có cơ sở nghiên cứu chính sách tín dụng hộ nghèo nói riêng và chính sách phát triển kinh tế nói chung.
Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát thông qua việc điều hành của Hội đồng quản trị ở trung ương và Ban đại diện hội đồng quản trị các cấp ở địa phương, qua bình xét đối tượng được vay vốn của các tổ chức chính trị xã hội, từng bước mở rộng tính công khai, dân chủ trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
Việc thành lập NHCSXH là một chủ trương sáng suốt, phù hợp với ý Đảng lòng dân. Do đó nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp. Kết quả hoạt động trong thời gian qua tuy chưa dài song đã gây được lòng tin và ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân, đặc biệt là nông dân nghèo rất phấn khởi và ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
*Những hạn chế
Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế mà PGD NHCSXH cần khắc phục trong những năm sau để PGD NHCSXH huyện Giao Thủy có thể phát triển mạnh hơn nữa.
- Việc tuyên truyền về hoạt động chưa được sâu rộng, cán bộ thiếu kinh nghiệm, các tổ trưởng tổ TK&VV trình độ còn hạn chế. Họ quen với phương pháp quản lý tiền tệ còn đơn giản tùy tiện.
- Sự phối hợp với phòng tổ chức xã hội trong việc thẩm định dự án còn chậm đọng vốn lâu, thủ tục phê duyệt cồng kềnh.
- Nhiều tổ chức tham gia cho vay hộ nghèo trên 1 địa phương , không tránh khỏi cho vay chồng chéo 1 hộ vay ở nhiều tổ chứ, nể nang thiên vị.
- Các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn thường là trưởng, phó thôn, bí thư chi hộ, các ủy viên ban chấp hành các hội nông dân, PN, CCB thôn nên được thay đổi theo nhiệm kỳ công tác.
Từ những kết quả đạt được và những khó khăn thách thức trước sự phát triển của nền kinh tế vì vậy để NHCSXH nói chung và chi nhánh huyện Giao Thủy nói riêng có thể phát triển thì trước mắt cần giải quyết những vấn đề sau
- Việc huy động nguồn vốn trong cộng đồng người nghèo và các hình thức động viên sự đóng góp của cá nhân, các doanh nghiệp trên tinh thần nhân ái vì người nghèo rất hạn chế
Trong nền kinh tế thị trường động cơ làm giàu không ngừng luôn hối thúc mỗi cá nhân và từng doanh nghiệp, vì thế sự đóng góp vốn cho người nghèo với tinh thần tương ái không vì lợi nhuận chỉ mang tính tượng trưng.
Bản thân người nghèo, hộ nghèo không có những khoản thu nhập dôi dư, tiền gửi tiết kiệm đối với họ là điều quá xa lạ, bởi vì bản thân họ kiếm được đồng tiền, tạo ra nguồn thu nhập mới tăng lên là cả một quá trình vật lộn, bươn trải cả về vật chất lẫn tinh thần. Hơn nữa, nếu tạo được một chút thu nhập dôi dư thì có quá nhiều nhu cầu bức thiết đòi hỏi họ phải chi phí chính vì thế sự đóng góp của họ mang tính bắt buộc để có đủ điều kiện vay vốn là rất nhỏ nhoi.
- Về mặt tổ chức do mới thành lập nên chưa có được sự tín nhiệm từ phía khách hàng như các NHTM khác thựch iện nghiệp vụ huy động vốn từ lâu, có uy tín với khách hàng nên người gửi tiền tín nhiệm.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN
GIAO THUỶ