Câu 47: Cho 18 gam bột Mg vào 600 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 x mol/l và Cu(NO3)2 0,75x mol/l thu được dung dịch X và 48,24 gam hỗn hợp rắn Y gồm 3 kim loại. Hòa tan hết hỗn hợp Y vào dung dịch HNO3 loãng vừa
đủ thu được 8,4 lít NO (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 171,24 B. 121,74 C. 117,99 D. 144,99
Câu 48: Hỗn hợp X có C2H5OH, C2H3COOH, CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 50% theo số mol. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 5,4 gam H2O và 5,824 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho 14,9 gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư Na thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là:
A. 1,68. B. 2,24. C. 1,12. D. 2,688.
Câu 49: Cho 500 gam benzen phản ứng với HNO3 (đặc) có mặt H2SO4 đặc, sản phẩm thu được đem khử thành anilin. Nếu hiệu suất chung của quá trình là 78% thì khối lượng anilin thu được là:
A. 456 gam. B. 564 gam. C. 465 gam. D. 546 gam
Câu 50: Cho hỗn hợp tất cả các đồng phân mạch hở của C4H8 tác dụng với H2O (H+, to) thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng?
A. 2. B. 4. C. 6. D. 5
B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60)
Câu 51: Biết rằng dung dịch HCl tác dụng với Fe cho ra Fe2+, nhưng không tác dụng với Cu. HNO3 tác dụng với Cu tạo ra Cu2+ nhưng không tác dụng Au cho ra Au3+. Dãy sắp xếp các ion Fe2+, H+, Cu2+, NO3-, Au3+ theo thứ tựđộ
mạnh tính oxi hoá tăng dần là:
A. H+ < Fe2+ < Cu2+ < NO3- < Au3+ B. NO3- < H+ < Fe2+ < Cu2+ < Au3+
C. H+ < Fe2+ < Cu2+ < Au3+ < NO3- D. Fe2+ < H+ < Cu2+ < NO3- < Au3+
Câu 52: A và B là 2 axit cacboxylic đơn chức. Trộn 1,2 gam A với 5,18 gam B được hỗn hợp X. Để trung hòa hết X cần 90 ml dung dịch NaOH 1M. A, B lần lượt là:
A. Axit propionic, axit axetic. B. axit axetic, axit propionic.