Phương pháp tiến hành chuyển đổi ruộng đất ở xã Cẩm Lạc

Một phần của tài liệu đánh giá công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp của xã cẩm lạc, huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 29)

b. Với công tác quản lý và sử dụng đất

4.3.2.2 Phương pháp tiến hành chuyển đổi ruộng đất ở xã Cẩm Lạc

Được sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg ngày 22/02/2006 và Chỉ thị số 02/CT-BTNMT ngày 19/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường, Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 20/3/2008 của UBND Tỉnh về việc tiếp tục chuyển đổi ruộng đất lần 2. UBND xã kiện toàn ban chỉ đạo chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp giai đoạn 2 vào đầu năm 2008 và phấn đấu hoàn thành vào giai đoạn cuối năm 2008 (lần 1 là năm 2002). Việc thực hiện công tác dồn điền đổi thửa được triển khai thực hiện như sau:

Bước 1: Công tác chuẩn bị

- Quán triệt chủ trương, thành lập ban chỉ đạo chuyển đổi ruộng đất ở xã, tổ chức tuyên truyền thành lập tổ công tác thôn, xây dựng kế hoạch thực hiện.

- Ban chỉ đạo xã xây dựng kế hoạch chuyển đổi, đồng thời phân công chỉ đạo các thôn xóm để thực hiện tốt công tác chuyển đổi.

Bước2: Phương án chuyển đổi

Qua chuyển đổi hiện nay kết quả chưa đạt yêu cầu. Vì vậy tiến hành quy hoạch hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng, bờ vùng, bờ thửa, cải tạo đồng ruộng, đồng thời thôn kiểm kê lại quỹ đất theo Nghị định 64/CP, tiến hành lên phương án xoá bằng chia lại, ghép nhóm phân hộ sau đó tiến hành giao đất trên thực địa.

- Ban địa chính cung cấp số nhân khẩu được chia đất các hộ có mặt tại địa phương từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 (số khẩu dự chia giữ nguyên như lần 1).

- Đất 10% bình quân 1 nhân khẩu chia 3 thước theo nguyên số khẩu được chia trước đây.

- Đất vườn cũ trước khi có hợp tác xã nếu thừa thì được trừ đất 10%, số còn lại cho mượn sử dụng.

phương án:

+ Phương án 1: Chủ hộ phải dời dọn công trình, cây cối, trả lại đất theo quy định của pháp luật.

+ Phương án 2: Nếu chủ hộ có nhu cầu mua đất ở nộp tiền theo đơn giá hiện hành của UBND tỉnh, đất đó được sử dụng như vườn ở trước ngày 15/10/1993.

+ Phương án 3: Nếu chủ hộ không trả lại đất, trừ đất tiêu chuẩn được chia, số diện tích đất tương ứng ngoài đồng đã trừ của chủ hộ quy hoạch tập trung 1 vùng để đấu thầu.

Bước 3: Tiến hành khảo sát ruộng, lên bản đồ quy hoạch gắn với cơ cấu cây trồng, quy hoạch vùng đất công ích tập trung

* Một số chỉ tiêu quy hoạch đất tập trung.

- Quy hoạch giao thông thuỷ lợi, bờ vùng bờ thửa trước khi giao đất cho các chủ hộ nông dân.

- Quy hoạch vùng sản xuất màu tập trung. - Quy hoạch đất công ích.

- Quy hoạch dân cư.

* Cách chia:

- Dựa trên cơ sở khoán 10 và cách chia lần 1, cân đối sản lượng để điều phối khẩu phần được chia theo nguyên tắc nhận ruộng tốt diện tích ít và ngược lại.

- Đối với những vùng ruộng bậc thang không thể cắt ô thửa theo một mặt bằng nhất định thì có thể cắt ở thửa lớn với độ chênh lệch của các thửa nhỏ khác nhau nhưng phải giao cho một hộ sử dụng.

- Những hộ không có nhu cầu nhận ruộng, tự nguyện làm đơn trả trước khi nhận ruộng, số diện tích các hộ trả cân đối chia cho nhân khẩu của thôn.

- Đối với những hộ được nhà nước giao đất mà không sản xuất, đi làm ăn lâu ngày không hoạt động trong địa phương, không thực hiện các nghĩa vụ địa phương, hoặc ruộng của các cụ đã mất nay con cháu không sử dụng hoặc sử dụng nhưng không đóng đậu các nghĩa vụ của thôn thì tổ công tác của thôn xem xét lập thành văn bản gửi lên ban chỉ đạo xã thu hồi để tổ chức khoán thầu.

Bước 4: Kiểm kê quỹ đất chuyển đổi, ghép nhóm, phân lô và giao đất thực địa

1) Kiểm kê quỹ đất chuyển đổi

- Tiến hành khảo sát thực địa để khoanh vẽ lên bản đồ các thửa có cùng độ cao, hạng đất, cùng loại đất.

ruộng.

- Vẽ lên sơ đồ phục vụ cho việc chuyển đổi, đánh số thứ tự cho các khoảnh đất theo từng xứ đồng.

- Để đảm bảo tính công bằng, Ban chỉ đạo xã và tổ công tác chuyển đổi của thôn tổ chức họp nông dân để thảo luận, bàn bạc và thống nhất nội dung theo lịch công tác.

2) Ghép nhóm

- Hộ già cả neo đơn, hộ có 1-2 khẩu ghép ở vùng 2, đất trung bình chủ động nước, các hộ khác ghép theo nhóm; những hộ già cả nên ghép theo hộ gia đình của con.

- Việc ghép nhóm căn cứ vào diện tích của các hộ theo kết quả giao đất theo Nghị định 64/CP và kết quả giao đất theo chuyển đổi lần 1 để phân lô ghép nhóm cho phù hợp.

3) Tổ chức bốc thăm

Trước khi bốc thăm cần ưu tiên và khuyến khích các đối tượng sau:

- Tổ công tác thôn phải có chính sách cụ thể trên địa bàn thôn, ưu tiên đối với những hộ độc thân, già cả, neo đơn đặc biệt khó khăn, hộ có 1-2 khẩu quy hoạch về một vùng.

- Đối với hộ có khả năng về vốn, điều kiện lao động, kinh nghiệm về sản xuất thì phải có chính sách khuyến khích để các hộ nhận ruộng tập trung ở những nơi xa khó canh tác, có đủ điều kiện thâm canh đưa năng suất thu nhập cao.

- Tổ chuyển đổi tiến hành lập phiếu ghép nhóm, hộ theo kết quả ghép nhóm, trên mỗi nhóm cử ra một đại diện bốc thăm, sau đó mỗi nhóm đứng ra phân chia đất cho các hộ trong nhóm, hộ nào bốc trúng thăm nào thì nhận số ô trong thăm đó. Kết quả bốc thăm được lập thành danh sách để làm cơ sở cho việc giao đất trên thực địa.

4) Giao đất thực địa

- Căn cứ vào kết quả bốc thăm nhận ruộng trên bản đồ, sơ đồ, tổ chuyển đổi tiến hành tổ chức đo và giao đất tại thực địa cho các thôn.

- Phương pháp thực hiện: dùng thước dây để đo ranh giới các lô đất sau đó cắm mốc rõ ràng trên thực địa cho các hộ trong thôn.

- Lập biểu bảng giao đất thực địa cho từng hộ, có chữ ký chủ hộ, tổ trưởng tổ chuyển đổi của thôn và các chủ hộ liền kề theo mẫu.

5) Vào sổ tổng hợp kết quả chuyển đổi giai đoạn 2 và lập hồ sơ giao đất chính thức dựa vào phiếu nhận ruộng và biên bản nhận ruộng của từng hộ, tổng hợp kết quả vào biểu.

thôn nộp cho ban chỉ đạo và phô tô lưu lại thôn.

Bước 5: Xây dựng hồ sơ địa chính chính quy, tổ chức kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau chuyển đổi lần 2

- Sau chuyển đổi tổ công tác vào sổ tổng hợp kết quả chuyển đổi ruộng đất giai đoạn 2 gồm các biên bản như sau:

+ Biên bản họp chi bộ và nhân dân và các biên bản hình thành trong quá trình chuyển đổi.

+ Biên bản giao đất thực địa cho các hộ.

+ Các loại biểu mẫu (có mẫu biểu quy định chung).

+ Bản đồ, sơ đồ giao đất thực địa và các mẫu biểu liên quan. + Đơn xin cấp, đổi cấp giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

+ Các bước tiếp theo đo đạc lập mới bản đồ địa chính, hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và tổ chức kê khai đăng ký cấp giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau chuyển đổi ruộng đất lần 2.

* Kinh phí thực hiện:

- Kinh phí thực hiện chuyển đổi mỗi ha là 200.000đ, ngân sách xã hỗ trợ 70% (kể cả mọi chi phí).

- Ngân sách xã hỗ trợ 70% kinh phí/ha đưa vào diện tích chia lại trích từ nguồn dữ lại đất đấu thầu.

Một phần của tài liệu đánh giá công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp của xã cẩm lạc, huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w